Giải SBT CTST vật lí 10 bài 22 Biến dạng của vật rắn. Đặc tính của lò xo

Giải chi tiết, cụ thể SBT Vật lí 10 bộ sách chân trời sáng tạo bài 22 Biến dạng của vật rắn. Đặc tính của lò xo. Đây là bộ sách mới được phê duyệt trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn trong chương trình học mới này.

A. TRẮC NGHIỆM

Giải bài tập 22.1 trang 74 sbt vật lí 10 chân trời sáng tạo

Câu 22.1 Chọn các nhận xét đúng về biến dạng của lò xo trong Hình 22.1, biết Hình 22.1a thể hiện lò xo đang có chiều dài tự nhiên.

A. Hình 22.1b cho thấy lò xo có biến dạng dãn.

B. Hình 22.1b cho thấy lò xo có biến dạng nén.

C. Hình 22.1c cho thấy lò xo có biến dạng dãn.

D. Hình 22.1c cho thấy lò xo có biến dạng nén.

Trả lời:

  • Đáp án B và C

Biến dạng nén: chiều dài của vật ngắn hơn chiều dài tự nhiên.

Biến dạng dãn: chiều dài của vật lớn hơn chiều dài tự nhiên.

Dựa vào hình vẽ ta thấy hình b đang có biến dạng nén, hình c đang có biến dạng dãn.

Trả lời: Đáp án DTrong giới hạn đàn hồi của vật, lực đàn hồi và độ biến dạng tỉ lệ thuận với nhau nên đồ thị biểu diễn mối quan hệ của chúng có dạng một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
Trả lời: Đáp án BGiới hạn đàn hồi là điểm mà tại đó, nếu tăng lực tác dụng lên vật thì sau khi thôi lực tác dụng thì vật không thể trở về hình dạng ban đầu, điều đó đồng nghĩa với việc lực tác dụng và độ biến dạng không còn tỉ lệ thuận với nhau nữa.Từ đồ thị ta thấy điểm B chính là điểm giới hạn đàn hồi.
Trả lời: Vì hai lò xo có độ dãn bằng nhau dưới tác dụng của hai lực khác nhau nên có độ cứng khác nhau, trong đó lò xo B có độ cứng lớn hơn do chịu tác dụng của lực lớn hơn.
Trả lời: a) Đoạn OA có dạng là đường thẳng đi qua gốc tọa độ. Đoạn OA biểu diễn tính đàn hồi của lò xo.b) Do đồ thị biểu diễn tính đàn hồi của lò xo là đoạn thẳng đi qua gốc tọa độ nên ta có: $F=k.\Delta l$Trong đó:F: lực tác dụng$\Delta l$: độ biến dạngk: hệ số tỉ lệ (độ cứng của lò xo)
Trả lời: Kẻ một đường thẳng song song với trục tung (trục lực tác dụng), ta thấy cùng một lực tác dụng, lò xo A biến dạng nhiều hơn lò xo B nên lò xo B có độ cứng lớn hơn lò xo A.
Trả lời: Lúc đầu lò xo bị nén so với chiều dài tự nhiên nên ngay sau khi thả, lò xo tác dụng lên vật một lực có chiều hướng lên, do đó vật sẽ chuyển động hướng lên nhanh dần (không đều).
Trả lời: Dựa vào hình vẽ ta thấy hai lò xo ban đầu có cùng chiều dài tự nhiên, treo hai vật nặng có cùng khối lượng (tức là chịu lực tác dụng như nhau). Kết quả lò xo A bị dãn nhiều hơn nên chứng tỏ lò xo A có độ cứng nhỏ hơn lò xo B.
Tìm kiếm google: Giải SBT vật lí 10 chân trời sáng tạo, giải vở bài tập vật lí 10 chân trời sáng tạo, giải BT vật lí 10 chân trời sáng tạo bài 22 Biến dạng của vật rắn. Đặc tính của lò xo

Xem thêm các môn học

Giải SBT vật lí 10 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com