Nhiệm vụ 1: Chia sẻ đặc điểm đáng tự hào của bản thân
Câu 1. Đánh dấu X vào những đặc điểm mà em tự hào về bản thân mình và viết thêm những đặc điểm đáng tự hào khác của em
Đặc điểm mà em tự hào:
Mái tóc | |
Khuôn mặt | |
Mắt | |
Miệng | |
Vui vẻ, hài hước | |
Hát hay |
Câu 2. Viết cảm nghĩ của em khi nghe và quan sát những đặc điểm đáng tự hào của các bạn
Hướng dẫn trả lời:
Câu 1.
Mái tóc | x |
Khuôn mặt | |
Mắt | x |
Miệng | x |
Vui vẻ, hài hước | x |
Hát hay |
Những đặc điểm đáng tự hào khác của em:
Dáng người cao ráo
Tính cách hòa đồng, hướng ngoại, thân thiên
Khả năng thích ứng tốt với những thay đổi và tình huống mới.
Lạc quan và đương đầu với khó khăn
Câu 2.
Khi nghe và quan sát những đặc điểm đáng tự hào của các bạn em thấy rất hào hứng và thú vị, mỗi người đều có những điều đặc trưng nét đẹp duyên khác nhau. Mỗi một đặc điểm đều có nét đẹp và mang lại ý nghĩa khác nhau dành cho từng bạn. Khi được lắng nghe em thấy mỗi mảnh ghép tươi đẹp đều giúp chúng ta tự hào, hoàn thiện bản thân hơn, lan tỏa đến niềm tự tin của mỗi người.
Nhiệm vụ 2. Phát huy những đặc điểm đáng tự hào của em
Câu 1. Viết dự kiến các việc làm của em để phát huy những đặc điểm đáng tự hào của bản thân
Hướng dẫn trả lời:
Em có vóc dáng đẹp nên muốn tham gia câu lạc bộ sự kiện hoặc câu lạc bộ múa
Em là người có tính cách hướng ngoại và thân thiện muốn tham gia các sự kiện tuyên truyền
Em luôn dễ dàng tiếp xúc và tạo gắn kết với mọi người xung quanh muốn tham gia vào CLB gắn kết yêu thương được tham gia nhiều sự kiện hỗ trợ người già và trẻ em
Câu 2. Viết kết quả phát huy đặc điểm đáng tự hào của bản thân
Hướng dẫn trả lời:
Tham gia CLB múa giúp thân hình mình dẻo dai và khoẻ mạnh hơn
Tham gia CLB tuyên truyền giúp mình làm quen với nhiều bạn bè và hiểu hơn về luật pháp, con người hơn, mở mang được nhiều kiến thức
tham gia vào CLB gắn kết yêu thương được tham gia nhiều sự kiện hỗ trợ người già và trẻ em giúp em lan toả được tình yêu thương và giúp đỡ được nhiều người hơn
Nhiệm vụ 3: Giới thiệu những việc làm đáng nhớ của bản thân
Câu 1. Đánh dấu X vào những đặc điểm mà em tự hào về bản thân mình và viết thêm những đặc điểm đáng tự hào khác của em
Việc làm đáng tự hào của em:
Tự nấu được một số món ăn | |
Quản lí và chăm sóc được góc thiên nhiên xanh, sạch, đẹp | |
Hát hay | |
Múa, nhảy đẹp | |
Kể chuyện hay |
Hướng dẫn trả lời:
Tự nấu được một số món ăn | x |
Quản lí và chăm sóc được góc thiên nhiên xanh, sạch, đẹp | x |
Hát hay | x |
Múa, nhảy đẹp | x |
Kể chuyện hay | x |
Những việc làm khác mà em tự hào:
Tự vẽ được một bức tranh hoàn chỉnh.
Tự tay vun trồng cây xanh trước vườn nhà.
Tự giác dậy đúng 5h30 sáng.
Câu 2. Tô màu vào ô cảm xúc tự hào của em sau khi tham gia trình diễn những việc làm đáng tự hào trước lớp:
Hướng dẫn trả lời:
Hát hay - tự hào
Kể chuyện hay - rất tự hào
Múa, nhảy đẹp - tự hào
Nhiệm vụ 4: Chia sẻ kinh nghiệm điều chỉnh cảm xúc của bản thân
Đánh dấu X vào những đặc điểm mà em tự hào về bản thân mình và viết thêm những đặc điểm đáng tự hào khác của em
Cách điều chỉnh cảm xúc của em:
Hít thở chậm, đều | |
Đến chậm từ 1 đến 10 | |
Uống từng ngụm nước |
Hướng dẫn trả lời:
Hít thở chậm, đều | x |
Đến chậm từ 1 đến 10 | |
Uống từng ngụm nước | x |
Cách khác để điều chỉnh cảm xúc:
Không nói chuyện hay bàn tán vấn đề khi đang tức giận và không giữ bình tĩnh
Đi ra ngoài hít thở không khí bình tĩnh mới giải quyết hay trò chuyện tiếp vấn đề
Nhiệm vụ 5: Điều chỉnh cảm xúc trong các tình huống
Câu 1. Viết các phương án điều chỉnh cảm xúc nếu em là Hoa, Khánh trong các tình huống ở SGK (trang 11)
Hướng dẫn trả lời:
Tình huống 1: Nếu em là Hoa thì em sẽ đi ra ngoài một chút để giải toả cảm xúc tức giận, khi bình tĩnh rồi mới quay về lớp mĩ thuật để giải quyết hộp mực đổ và thu dọn sạch sẽ
Tình huống 2: Nếu em là Khánh em sẽ rất vui mừng nhưng khi ở thu viện nơi yên tĩnh dành cho các bạn đọc sách nên em sẽ kìm nén cảm xúc lại hoặc đi ra ngoài ăn mừng cùng bạn của mình để không làm phiền tới các bạn bè.
Câu 2. Viết bài học rút ra cho bản thân từ phần thực hành điều chỉnh cảm xúc của mình
Hướng dẫn trả lời:
Rút ra bài học cho bản thân từ phần thực hành điều chỉnh cảm xúc của các bạn: Khi tự mình điều chỉnh được cảm xúc của bản thân thì mọi sự việc xảy đến với mình sẽ nhẹ nhàng hơn.
Nhiệm vụ 6: Điều chỉnh suy nghĩ của bản thân
Câu 1. Viết những tác hại của suy nghĩ tiêu cực đối với nhân vật Kiên trong trường hợp ở SGK ( trang 12)
Hướng dẫn trả lời:
- gây mất tình đoàn kết giữa Kiên với các bạn.
- Tạo nên cho Kiên có những suy nghĩ tiêu cực không tốt dành cho các bạn
Câu 2. Viết những kết quả tích cực nếu Kiên thay đổi suy nghĩ trong trường hợp ở SGK (trang 12)
Hướng dẫn trả lời:
- Kiên có thể nghĩ tích cực rằng có thể các bạn không cố ý hoặc nghĩ các bạn đã không biết hôm nay Kiên ở nhà nên không qua rủ mình đi chơi
Câu 3. Viết những cách điều chỉnh suy nghĩ cho nhân vật trong hai tình huống ở SGK ( trang 13)
Hướng dẫn trả lời:
Tình huống 1: Trung nên điều chỉnh lại cách suy nghĩ của mình. Vì em còn nhỏ hơn mình nên cần được bố mẹ quan tâm hơn là điều đương nhiên. Và mình không nên đi so bì với em.
Tình huống 2: Trang nên điều chỉnh lại cách suy nghĩ của mình. Vì Lan chơi thân với bạn khác không có nghĩa là sẽ bỏ rơi mình. Mỗi người cần kết giao với nhiều người bạn.
Nhiệm vụ 7: Đánh giá kết quả trải nghiệm
Câu 1. Đánh dấu X vào mức độ hoàn thành phù hợp với em
Những việc em làm | Mức độ | ||
Hoàn thành tốt | Hoàn thành | Chưa hoàn thành | |
1. Giới thiệu một số đặc điểm đáng tự hào của bản thân | |||
2. Giới thiệu những việc làm đáng tự hào của bản thân | |||
3. Tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực | |||
4. Tự điều chỉnh suy nghĩ của bản thân theo hướng tích cực |
Hướng dẫn trả lời:
Những việc em làm | Mức độ | ||
Hoàn thành tốt | Hoàn thành | Chưa hoàn thành | |
1. Giới thiệu một số đặc điểm đáng tự hào của bản thân | X | ||
2. Giới thiệu những việc làm đáng tự hào của bản thân | X | ||
3. Tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực | X | ||
4. Tự điều chỉnh suy nghĩ của bản thân theo hướng tích cực | X |
Câu 2. Viết những điểm các bạn ghi nhận ở em và những điểm các bạn mong em cố gắng.
Hướng dẫn trả lời:
Rút ra bài học cho bản thân từ việc xử lí tình huống để điều chỉnh suy nghĩ tích cực: Chúng ta cần phải có phương án xử lí thích hợp trong mỗi tình huống gặp phải. Ta cần tập trung vào những điều tích cực thay cho những điều tiêu cực.
Câu 3. Viết nhận xét của giáo viên dành cho em, cho tổ hoặc cho cả lớp
Hướng dẫn trả lời:
Nhận xét giáo viên: Mong em có thể phát huy tốt những điểm tốt, tích cực của bản thân và cố gắng hoàn thiện những điều chưa hoàn thành tốt để bản thân phát triển toàn diện hơn.