Giải SBT KNTT ngữ văn 7 bài 8: Trải nghiệm để trưởng thành ( Đọc hiểu và thực hành tiếng việt)

Giải chi tiết, cụ thể SBT ngữ văn 7 tập 2 bộ sách kết nối tri thức bài 8: Trải nghiệm để trưởng thành ( Đọc hiểu và thực hành tiếng việt). Đây là bộ sách mới được phê duyệt trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn trong chương trình học mới này.

Bài tập 1. Đọc từ câu “Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn về cuộc đời này, bao gồm cả cách nhìn về con người.” đến câu "Nó cũng mang ý nghĩa quyết định đối với những thành bại của chúng ta trong cuộc sống.” trong văn bản Bản đồ dẫn đường của Đa-ni-en Gốt-li-ép, SGK (tr. 56 – 57) và trả lời các câu hỏi:

1. Nêu nội dung của các đoạn văn ở phần trích trên.

2. Ở đoạn trích, những quan điểm đối lập nhau được tác giả nêu lên nhằm mục đích gì? Câu nào trong đoạn trích giúp em nhận biết điều đó?

3. Ý nghĩa của hình ảnh “tấm bản đồ” đã được tác giả giải thích ở hai câu văn. Đó là những câu nào? Nêu sự khác nhau về ý nghĩa “tấm bản đồ” ở hai câu văn đó.

4. Trong cuộc sống của con người, tấm bản đồ (theo nghĩa mà tác giả muốn nói ở đoạn trích) có vai trò gì?

5. Chỉ ra biện pháp liên kết và từ ngữ liên kết ở các trường hợp sau:

a. (1) Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn về cuộc đời này, bao gồm cả cách nhìn về con người. (2) Thường thì cách nhìn này được truyền từ bố mẹ cho chúng ta, rôi qua năm tháng, được điều chỉnh theo từng hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay từ những kinh nghiệm của chính bản thân chúng ta. ub nλ 8

b. (1) Hãy thử so sánh tấm bản đồ định hướng:“Cuộc sống chỉ toàn những chuỗi lo âu, đau khổ, còn niềm vui thì hiếm hoi và dễ dàng vụt mất như cánh chim trời!” với tấm bản đồ chỉ dẫn: “Cuộc sống là một món quà quý mà chúng ta phải trân trọng” (2) Với hai quan điểm khác nhau này, thì dù điều kiện sống của hai người ấy có giống nhau như thế nào đi nữa, cảm nhận của họ về cuộc sống lại rất khác biệt.

Trả lời:

1. Đoạn trích gồm 4 đoạn văn. Mỗi đoạn văn đều có câu chủ đề. Dựa vào câu chủ đề, ta có thể xác định được nội dung của từng đoạn.

– Đoạn 1 giải thích khía cạnh thứ nhất của hình ảnh “tấm bản đồ”: cách nhìn

của ta về cuộc đời.

– Đoạn 2 khẳng định: những tấm bản đồ khác nhau sẽ dẫn người ta đi theo

những con đường khác nhau.

– Đoạn 3 giải thích khía cạnh thứ hai của hình ảnh “tấm bản đồ”: tấm bản đồ còn bao gồm cả cách nhìn nhận của con người về bản thân.

– Đoạn 4 nêu ý nghĩa của “tấm bản đồ” đối với cuộc sống của mỗi người.

2. Ở đoạn trích, những quan điểm đối lập nhau được tác giả nêu lên nhằm khẳng định rằng: Những tấm bản đồ được xác định bởi những con người khác nhau sẽ không hề giống nhau. Điều này được thể hiện rõ ở câu: “Cháu thấy đấy, những tấm bản đồ này chỉ dẫn người ta đi theo những con đường khác nhau như thế nào.".

3. Ở đoạn thứ nhất, ý nghĩa của hình ảnh “tấm bản đồ” được xác định qua câu: “Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn về cuộc đời này, bao gồm cả cách nhìn về con người.”. Ở đoạn thứ ba, việc xác định ý nghĩa của “tấm bản đồ” ở trong câu: “Sam à, tấm bản đồ này còn bao hàm cả cách nhìn nhận về bản thân chúng ta nữa.”. Hai ý nghĩa vừa nêu khác nhau ở chỗ: một bên thể hiện cái nhìn ra ngoài (cuộc đời và con người); một bên thể hiện cái nhìn vào chính bản thân.

4. Tấm bản đồ (theo nghĩa mà tác giả muốn nói ở đoạn trích) có vai trò rất quan trọng. Nó quyết định những thành bại của con người trong cuộc sống.

5. Ở trường hợp a, cụm từ cách nhìn ở câu (1) được lặp lại ở câu (2) cho thấy hai câu này dùng phép lặp để liên kết. Ở trường hợp b, cụm từ hai quan điểm khác nhau này ở câu (2) được dùng để nói về hai tấm bản đồ có nội dung ngược nhau ở câu (1) chứng tỏ hai câu liên kết với nhau bởi phép thế trái

Trả lời: Phương án đúng cho từng câu là:1. Đáp án B2. Đáp án C3. Đáp án D4. Đáp án B5. Đáp án B.
Trả lời:  Theo tác giả, “Hãy cầm lấy và đọc” là hãy tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách trải nghiệm mà không bước qua một trung gian nào. Nói rõ hơn, với một cuốn sách, mỗi người phải tự đọc, tìm hiểu, khám phá thay vì nghe người khác đọc rồi nói về nó.2. Em có thể tỏ thái độ đồng tình hay phản đối...
Trả lời: 1. Hạnh phúc và an toàn – điều ai cũng muốn có được trong cuộc sống, đó chính là vấn đề được tác giả nêu lên để bàn luận trong đoạn trích.2. Tác giả cho rằng, “hạnh phúc thật sự” của con người không phải ở việc mua được căn nhà to hay xe hơi đắt tiền; không phải ở sự giỏi giang hay được trọng vọng...
Trả lời: 1. Quyết định và lựa chọn - đó là hai từ quan trọng thể hiện chủ đề của đoạn trích. 2. Có thể tóm lược nội dung đoạn trích bằng câu." Tầm quan trọng của hành động lựa chọn trong cuộc sống của mỗi người. 3. " Tương lai là do sự lựa chọn của chúng ta từ bây giờ" - câu này có nghĩa hành động...
Trả lời: 1. Cần có cách ứng xử phù hợp khi biết được người khác nhìn nhận như thế nào về bản thân ta – đó là vấn đề được bàn luận trong đoạn văn này. Để thể hiện rõ vấn đề, người viết đã sử dụng các từ ngữ: rất cần soi mình trong mắt người khác, người khác nhìn nhận như thế nào về ta, người khác... thường...
Trả lời: 1. Trong đoạn trích, con đường, đường đời, đường đi là những từ ngữ được lặp lại nhiều lần ở các câu văn. Những từ ngữ đó cho ta biết rằng, đường đời của mỗi người là vấn đề được tác giả tập trung bàn luận trong đoạn trích.2. Con đường mà mọi người đi lại hằng ngày là con đường được hình thành, tạo...
Tìm kiếm google: Giải SBT ngữ văn 7 kết nối tri thức, giải vở bài tập ngữ văn 7 KNTT, giải BT ngữ văn 7 kết nối tri thức bài 8: Trải nghiệm để trưởng thành ( Đọc hiểu và thực hành tiếng việt)

Xem thêm các môn học

Giải SBT ngữ văn 7 tập 2 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com