Giải SBT Ngữ văn 11 chân trời bài 7 Viết

Soạn toàn bộ câu hỏi và bài tập trong sách bài tập ngữ văn 11 bộ sách chân trời sáng tạo mới bài 7 Viết. Ở đây có lời giải cụ thể, trình bày chi tiết để các em tham khảo. Mong rằng Baivan.net sẽ đồng hành cùng các em học tốt môn ngữ văn 11 này.

Câu 1: Dưới đây là định nghĩa về kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học:

Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học là kiểu bài dùng lí lẽ và bằng chứng để bàn luận, làm sáng tỏ một vấn đề xã hội (một ý kiến, một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng xã hội... đáng quan tâm) được đặt ra trong tác phẩm văn học (xem Ngữ văn 11, tập hai, tr. 28).

Dựa vào định nghĩa trên, hãy nêu định nghĩa về kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật.

Trả lời:

Định nghĩa kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật là kiểu bài dùng lí lẽ và bằng chứng để bàn luận, làm sáng tỏ một vấn đề xã hội (một ý kiến, một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng xã hội... đáng quan tâm) được đặt ra trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật.

Câu 2: Dựa vào sơ đồ sau đây, hãy xác định luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được trình bày trong bài viết Tính chất phi thường trong con người bình thường Thúy Kiều (ngữ liệu đọc tham khảo 2, Bài 7. Những điều trông thấy, Ngữ văn 11, tập hai tr 54 - 56) hoặc bài Bức tranh "Đám cưới chuột" và bài học về sự hoà nhập, gắn bó (ngữ liệu đọc tham khảo 1, Bài 7. Những điều trông thấy, Ngữ văn 11, tập hai, tr. 52 – 53)

Trả lời:

Ngữ liệu: Tính chất phi thường trong con người bình thường Thuý Kiều (ngữ liệu đọc tham khảo 2, Bài 7. Những điều trông thấy, Ngữ văn 11, tập hai, tr.54 - 56)

- Luận đề: tính chất phi thường trong con người bình thường.

- Luận điểm 1: Không ai sinh ra như một kẻ phi thường hoặc tầm thường mà cuộc sống bên ngoài phối hợp với những phản ứng bên trong của nội giới làm ta trở thành người phi thường hay tầm thường.

+ Lí lẽ: Con người bình thường chính là con người đông đảo, con người phổ biến, ai cũng giống ai. Nhưng nhờ những khó khăn, phức tạp của đời sống đã tôi luyện nên tính chất phi thường trong con người bình thường…; Kiều chính là người như vậy.

+ Bằng chứng: bằng những bằng chứng từ nội dung Truyện Kiều để làm sáng tỏ lý lẽ mà tác giả bài viết đã đưa ra: Dù Kiều có trải qua biết bao thử thách, vùi dập, khốn đốn của cuộc sống dành cho mình nhưng nàng vẫn giữ được lẻ kinh nguyền, đó chính là kẻ phi thường.

- Luận điểm 2: Những điều phi thường đông đảo được xây dựng từ đạo lí ngàn đời của dân tộc.

+ Lí lẽ: Kiều là minh chứng cho luận điểm, khi nàng đã cố gắng để cuộc sống của mình hoàn thiện hơn.

Câu 3: Tìm các từ ngữ thích hợp (đã được sử dụng trong Tri thức Ngữ văn) điển vào các chỗ trống để hoàn tất đoạn văn dưới đây: 

Trả lời:

Yêu cầu đối với kiểu bài:

- Bố cục bài viết nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học gồm ba phần:

+ Mở bài: Giới thiệu vấn đề xã hội cần bàn luận, thể hiện rõ quan điểm của người viết về vấn đề.

+ Thân bài: Giải thích được vấn đề căn bản luận; trình bày hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ cho quan điểm của người viết; phản biện các ý kiến trái chiều.

+ Kết bài: Không định lại quan điểm của người viết về vấn đề; đưa ra những đề xuất, giải pháp phù hợp.

Câu 4: Xác định đề tài và lập dàn ý cho một trong hai đề bài sau

a. Hãy viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội được gợi ra từ một tác phẩm văn học (một bài thơ hoặc một tác phẩm truyện....) mà bạn quan tâm.

b. Hãy viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội được gợi ra từ một tác phẩm nghệ thuật (một bộ phim hoặc một bức tranh, một bài hát,...) mà bạn quan tâm.

Trả lời

a. 

Đề tài: Sự tranh đấu giữa cái thiện và cái ác trong cuộc sống qua truyện cổ tích Tấm Cám.

  1. Mở bài: 

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm văn học.

  • Giới thiệu được vấn đề nghị luận:Sự tranh đấu giữa cái thiện và cái ác trong cuộc sống qua truyện cổ tích Tấm Cám.

  1. Thân bài:

2.1. Phân tích, giới thiệu và nêu vấn đề: Sự tranh đấu giữa cái thiện và cái ác trong cuộc sống qua truyện cổ tích Tấm Cám.

  • Hình ảnh cô Tấm đã trở thành khuôn mẫu để đánh giá nét đẹp người phụ nữ. Tấm xinh đẹp, nhân hậu, chăm chỉ, hiếu thảo nhưng lại không được sống trong hạnh phúc xứng đáng của bản thân. -> Cái thiện.

  • Dì ghẻ và Cám luôn ngược đãi Tấm và luôn tìm cách chiếm đoạt lấy hạnh phúc của Tấm. -> Cái ác.

=> Mâu thuẫn xã hội: thiện><ác; kể từ khi con người hình thành tri thức, cái thiện và ác đã song hành trong xã hội. Cái thiện và ác luôn hiện hữu trong mỗi chúng ta.

2.2. Nghị luận xã hội: Bàn về vấn đề cần nghị luận: Sự tranh đấu giữa cái thiện và cái ác trong cuộc sống qua truyện cổ tích Tấm Cám.

  • Giải thích vấn đề: 

  • Cái thiện là tốt đẹp, hợp với đạo đức

  • Cái ác là hay gây tai họa, đau khổ cho người khác.

->  Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu là cuộc đấu tranh với những điều xấu, điều ác gây tai họa cho con người để hướng tới những điều tốt đẹp, hợp đạo đức.

  • Lý giải vấn đề:

  • Lúc nào trong xã hội cũng luôn tồn tại hai điều này song song, thiện và ác là hai đối cực của nhau, nếu như xã hội toàn điều ác ⇒ con người rơi vào bi kịch, xã hội sẽ náo loạn. Ngược lại, nếu như xã hội ngập tràn những điều thiện ⇒ con người được sống, đón nhận những điều tốt đẹp, xã hội bình yên, con người phát triển.

=> Nhìn nhận thực tế dù một xã hội phát triển tới đâu thì đâu đó vẫn sẽ luôn tồn tại những điều xấu, điều ác, bởi vậy cuộc đấu tranh thiện – ác là cuộc đấu tranh lâu dài.

  • Biểu hiện:

Từ truyện Tấm Cám, có thể thấy, hiện và ác là hai hiện tượng luôn song hành trong xã hội, không khó để bắt gặp các cuộc đấu tranh thiện- ác trong xã hội xưa:

  •  Chu Văn An vì bất bình, luôn mong muốn đấu tranh tới cùng cho những điều chân chính, những điều “thiện” mà đang sớ mong vua chém đầu 7 tên gian thần nhưng không thành bèn từ quan về quê sống cuộc đời thanh bạch.

  • Ngày nay, rất nhiều những tấm gương chiến sĩ đã hy sinh thời gian, công sức và thậm chí là tính mạng để bảo vệ điều thiện đấu tranh cho điều ác. Điển hình là hai hiệp sĩ đường phố của Sài Gòn đã hy sinh tính mạng trên con đường đấu tranh cho điều thiện, ngăn chặn điều ác.

⇒ Những con người với cuộc đấu tranh không khoan nhượng vì điều thiện ấy xứng đáng được ngợi ca và trân trọng.

  • Khẳng định lại vấn đề: Dù cho cái xấu có mạnh đến đâu, điều ác có khủng khiếp như thế nào thì cuối cùng điều thiện vẫn sẽ luôn giành chiến thắng.

  • Bài học nhận thức và hành động:

  • Chúng ta phải không ngừng phấn đấu và rèn luyện đạo đức, tri thức. không được để cái ác thao túng.

  • Luôn bài trừ cái ác ra khỏi xã hội để xã hội ngày càng văn minh hơn.

  1. Kết bài: 

Tổng kết, đánh giá vấn đề đặt ra ở mở bài và đã giải quyết ở thân bài, góp phần tạo tính hoàn chỉnh, trọn vẹn cho bài văn.

  • Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Câu chuyện Tấm Cám đã để lại những bàn luận trên nhiều khía cạnh khác nhau giữa thiện và ác. 

  • Liên hệ bản thân: Mỗi người cần nhận thức được ý nghĩa của cuộc đấu tranh thiện – ác để không ngừng vươn tới những điều thiện, như thế mới mong có thể trở thành một người tốt

Câu 5: Viết mở bài cho bài văn theo dàn ý đã lập ở câu 4.

Trả lời:

a, Từ khi còn tấm bé, tôi đã nghe bà kể chuyện cổ tích Tấm Cám. Nó để lại ấn tượng sâu đậm trong tôi không chỉ bởi cốt truyện hay, nhân vật cô Tấm xinh đẹp, hiền lành mà còn bởi những giá trị đạo đức ẩn sâu trong nó. Nó mang đậm tính chất giáo dục con người, nổi bật hơn cả chính là mâu thuẫn giữa thiện và ác trong xã hội thể hiện rõ qua từng tuyến nhân vật.

Tìm kiếm google: Giải SBT Ngữ văn 11 bộ Chân trời, SBT văn 11 CTST, Giải SBT văn 11 CTST

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com