Giải SBT Ngữ văn 11 chân trời bài 6 Viết

Soạn toàn bộ câu hỏi và bài tập trong sách bài tập ngữ văn 11 bộ sách chân trời sáng tạo mới bài 6 Viết. Ở đây có lời giải cụ thể, trình bày chi tiết để các em tham khảo. Mong rằng Baivan.net sẽ đồng hành cùng các em học tốt môn ngữ văn 11 này.

Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào các chỗ trống trong đoạn sau:

Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học là kiều bài dùng…...và….. để bàn luận, làm sáng tỏ một vấn đề….. (một ý kiến, một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng xã hội) được đặt ra trong tác phẩm văn học và giàu ý nghĩa đối với .... 

Trả lời:

Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học là kiều bài dùng lí lẽ và bằng chứng để bàn luận, làm sáng tỏ một vấn đề xã hội (một ý kiến, một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng xã hội) được đặt ra trong tác phẩm văn học và giàu ý nghĩa đối với cuộc sống.

Câu 2: Bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học cần đáp ứng những yêu cầu nào về đặc điểm kiểu bài?

Trả lời:

Yêu cầu đối với kiểu bài:

  • Có luận điểm rõ ràng, chặt chẽ, thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề.

  • Đưa ra hệ thống lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ để làm sáng tỏ luận điểm.

  • Nêu và phân tích, trao đổi về các ý kiến trái chiều.

  • Bố cục bài viết gồm 3 phần:

Mở bài: Giới thiệu về vấn đề nghị luận xã hội cần bàn luận, thể hiện rõ quan điểm của người viết về vấn đề.

Thân bài: 

  • Giải thích được vấn đề cần bàn luận;

  • Trình bày hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ quan điểm của người viết; 

  • Phản biện các ý kiến trái chiều.

Kết bài: 

  • Khẳng định lại quan điểm của người viết về vấn đề.

  • Đưa ra những đề xuất giải pháp phù hợp.

Câu 3: Hoàn thành sơ đồ bố cục bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học sau (làm vào vở):

 

Câu 4: Dựa vào mẫu bảng kiểm nếu ở Bài 2. Hành trang vào tương lai (Ngữ văn 11, tập một), thiết kế bảng kiểm đánh giá kĩ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học. 

Trả lời:

Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Mở bài

Giới thiệu được vấn đề xã hội cần bàn luận trong tác phẩm.

  

Nêu khái quát quan điểm của người viết về vấn đề cần bàn luận.

  






Thân bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận xã hội.(Vấn đề NLXH được tác giả diễn đạt như thế nào trong tác phẩm)

  

Giải thích được vấn đề cần bàn luận.

  

Trình bày được hệ thống luận điểm thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề xã hội đó (Biểu hiện? Ở đâu? Bao giờ? Ý nghĩa)

  

Nêu được lí lẽ thuyết phục, đa dạng, để làm sáng tỏ luận điểm

  

Nêu được bằng chứng đầy đủ, phù hợp, xác đáng để làm sáng tỏ lí lẽ. .(Lấy dẫn chứng ngoài đời sống để thuyết phục)

  

Trao đổi với các ý kiến trái chiều một cách hợp lý.

  

Rút ra bài học cho bản thân và góc nhìn thời đại (ý nghĩa về mặt nhận thức, lối sống, phương hướng hành động,...)

  

Kết bài

Khẳng định lại quan điểm của bản thân

  

Đề xuất giải pháp, bài học phù hợp

  

Kĩ năng trình bày, diễn đạt

Có mở bài, kết bài gây ấn tượng

  

Sắp xếp luận điểm. lí lẽ, bằng chứng hợp lý.

  

Diễn đạt rõ ràng, rành mạch, không mắc lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.

  

Điểm sáng tạo

  

Câu 5: Thực hiện đề bài sau:

Đề bài: Câu lạc bộ Văn học của trường bạn tổ chức cuộc thi viết để chào mừng ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3. Hãy viết văn bản nghị luận về vấn đề xã hội được gợi ra từ một trong ba truyện ngắn đã học trong sách giáo khoa hoặc từ một tác phẩm màu học mà bạn yêu thích (thơ, truyện ngắn, kịch bản văn học,...) để tham gia cuộc thi này. 

Gợi ý:

1. Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật của muôn đời và lợi ích thiết thực của đời sống nhân dân thể hiện qua văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Nguyễn Huy Tưởng).

  1. Mở bài: 

  •  Giới thiệu vấn đề: Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật của muôn đời và lợi ích thiết thực của đời sống nhân dân. 

  • Trong văn bản “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”, mâu thuẫn này được thể hiện rất rõ qua nhân vật Vũ Như Tô.

  1. Thân bài:

  • GT tác giả Nguyễn Huy Tưởng, tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.

  • Quan niệm nghệ thuật thuần túy, cao siêu được đại diện bởi kiến trúc sư tài ba Vũ Như Tô. Ông chỉ muốn đem cái đẹp đến muôn đời sau nhưng ông sai lầm ở chỗ lại mượn tay bọn bạo chúa để thực hiện mơ ước ấy -> bóc lột nhân dân, đi ngược lại lợi ích nhân dân.

  • Giải thích vấn đề:

    • Quan niệm nghệ thuật của muôn đời: là sự cắt nghĩa thế giới và con người vốn có hình thức nghệ thuật, mang sự sáng tạo, tính thời đại và có khả năng thể hiện chiều sâu nào đó của cuộc sống. 
    • Lợi ích thiết thực của nhân dân là sự thỏa mãn những nhu cầu phù hợp với thực tế hiện tại của người dân (cơm áo, hạnh phúc,...)

=> Nghệ thuật dù có đẹp đến đâu cũng phải phù hợp với lợi ích của nhân dân.

  • Biểu hiện: Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ tài ta. Ông có nhân cách lớn, có hoài bão, có lí tưởng nghệ thuật của riêng mình. Ông đứng trên lập trường của người nghệ sĩ nhưng không đứng trên lập trường của nhân dân. Đan Thiềm cũng yêu cái đẹp, biệt nhỡn nhân tài nên khích lệ Vũ Như Tô mượn tay Lê Tương Dực xây Cửu Trùng Đài. Cả hai đều muốn đem cái đẹp lưu truyền đến muôn đời nhưng lại gieo nỗi thống khổ của nhân dân , vô tình đẩy mình thành kẻ thù của nhân dân lao động. Kết quả, Cửu Trùng Đài bị phá hủy, Đan Thiềm bỏ trốn, Vũ Như Tô phải trả giá bằng mạng sống của mình.

=>  Cái đẹp bắt nguồn từ hiện thực. Cái đẹp được hình thành và để cho mọi người có thể chiêm ngưỡng, nhận xét, hướng đến tính hoàn thiện, hoàn mỹ. Đến ngày nay, hoạt động nghệ thuật vẫn được tiếp tục và được nhân dân đón nhận. Tuy nhiên, những tác phẩm không phù hợp, đi ngược lại giá trị truyền thống, tiêu cực thì vẫn bị bài trừ, bị chỉ trích.

  • Ý nghĩa:

    • Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật muôn đời và lợi ích thiết thực của nhân dân chính là mâu thuẫn giữa cái đẹp và cuộc sống.
    • Quan niệm về nghệ thuật phù hợp với lợi ích của nhân dân sẽ giúp cho hình ảnh người nghệ sĩ tốt đẹp hơn trong lòng mọi người, giúp cho tác phẩm được mọi người đón nhận, thậm chí được chính người dân khen ngợi, lưu truyền.

=> Nghệ thuật đích thực thì phải thống nhất với quyền lợi con người thì mới có thể thăng hoa và tồn tại được. Đó chính là nghệ thuật vị nhân sinh.

  • Bài học:

    • Cái đẹp phải phù hợp với tình cảm, thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ của thời đại. Cái đẹp phải gắn liền với sự tiến bộ, cách mạng và mang tính nhân văn.
    • Sản phẩm nghệ thuật bị ảnh hưởng bởi nhân cách người nghệ sĩ, Do đó, người nghệ sĩ không chỉ rèn luyện mỗi cái tài của mình mà còn phải rèn luyện đạo đức bản thân mình, bài trừ tính xu nịnh, lố lăng, khoa trương tầm thường.
  1. Kết bài:

  • Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận và quan điểm của bản thân.

  • Liên hệ bản thân và đời sống.

2. Vấn đề lí tưởng sống của thanh niên ngày nay được gợi ra từ bài thơ Chí khí anh hùng (Nguyễn Công Trứ).

  1. Mở bài:

  •  Giới thiệu vấn đề: Lý tưởng sống của thanh niên ngày nay được gợi ra từ bài thơ Chí khí anh hùng.

  • Bài thơ ca ngợi chí làm trai, chí tang bồng của “kẻ sĩ quân tử”, bậc “đại trượng phu” trong xã hội xưa, đã là con trai thì phải có chí lớn, khao khát lập được công danh, sự nghiệp để lưu danh trong sử sách.

  1. Thân bài:

  • GT tác giả Nguyễn Công Trứ và tác phẩm Chí khí anh hùng.

  • Giải thích vấn đề: 

    • Lý tưởng sống là mục đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới, là lý do, mục đích mà mỗi con người mong mỏi đạt được.
    • Tầng lớp thanh niên đóng vai trò quan trọng trong tương lai của đất nước.
    •  Người có lý tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn, giúp ích cho mình, gia đình xã hội và đất nước.
  • Biểu hiện:

    • Quan niệm của Nguyễn Công Trứ qua bài thơ: “Nam nhi sinh ra trên đời này đầu đội trời chân đạp đất, mang nợ tang bồng.”
    • Lý tưởng sống của thanh niên qua các thời kỳ (thời xưa, thời Pháp thuộc, thời kháng chiến, …), nêu ví dụ: Lý Tự Trọng, Nguyễn Tất Thành,...
    • Lý tưởng cao đẹp của thanh niên ngày nay chính là phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam độc lập,dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 
    • Nêu những tấm gương sáng về lý tưởng sống của thanh niên: những thanh niên khuyết  tật, gia cảnh khó khăn nhưng vẫn cố gắng vượt khó, vươn lên trong cuộc sống.
  • Lý giải biểu hiện: Lý tưởng sống là yếu tố cần thiết và quan trọng nhất đối với thanh niên.

    • Là ngọn hải đăng, dẫn đường chỉ lối cho chúng ta hướng đến thành công và sống 1 cuộc sống tốt đẹp hơn.
    • Nó tạo ra sức mạnh, động lực thúc đẩy, động viên con người.
    • Khi hoàn thành được lý tưởng sống, con người trở nên vui vẻ, hạnh phúc.
    • Đất nước có những thế hệ thanh niên giàu lý tưởng sống sẽ ngày càng phát triển.
  • Phản đề: Hiện nay, lý tưởng sống của một số thanh niên hiện nay đã thay đổi nhiều và không còn lành mạnh như trước nữa.(nói cách khác là không có lý tưởng sống)

    • Nguyên nhân chính: do điều kiện gia đình giàu có, từ nhỏ đã sống trong nuông chiều, ỷ lại; sự phát triển của công nghệ thông tin, tệ nạn xã hội,... ->lười biếng, không chịu học hành
    • Hậu quả: Không có lý tưởng sống, sống không có ước mơ hoài bão, Cuộc sống sẽ trở nên tẻ nhạt, rơi vào cạm bẫy, không có cơ hội để phát triển khả năng của mình. -> Hồi chuông cảnh tỉnh thanh niên.
  • Bài học nhận thức và hành động:

    • Lý tưởng sống không có sẵn, mà nó cần được rèn luyện, nuôi dưỡng từng ngày.
    • Thanh niên cần phải năng động, sáng tạo và làm việc có hiệu quả, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
    • Thanh niên cần phải trung thực, dũng cảm đấu tranh loại trừ những điều tiêu cực khỏi cuộc sống, thực hiện tự phê bình và phê bình để hoàn thiện bản thân hơn.
    • Bên cạnh đó, phải biết ơn những người đi trước, người có công dựng nước và giữ nước.
  1. Kết bài:

  •  Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận và quan điểm của bản thân.

  • Liên hệ bản thân và đời sống.

3. Sự chiến thắng của cái đẹp, cải thiện trước cái xấu, cái ác được thể hiện qua truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).

  1. Mở bài:

  •  Giới thiệu vấn đề:Sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện trước cái xấu, cái ác thể hiện qua truyện ngắn Chữ người tử tù.

  • Sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện trước cái xấu, cái ác được thể hiện ở đoạn cuối tác phẩm chính ở cái cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong tù.”: Đây là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp, của cái cao thượng đối với sự phàm tục nhơ bẩn, của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ.

  1. Thân bài:

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm Chữ người tử tù.

  • Giải thích vấn đề.

    • Cái đẹp, cái thiện là
    • Cái xấu, cái ác là
  • Biểu hiện trong tác phẩm:

    • Sự phàm tục, sự nhơ bẩn ở đây được biểu thị rất rõ trong cảnh "một buồng chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột, phân gián"; còn cái đẹp, cái cao thượng lại được nói đến sâu sắc trong hai chi tiết mang ý nghĩa tượng trưng: màu trắng tinh của phiến lụa óng và mùi thơm từ chậu mực bốc lên - điều dường như không thể có trong chốn tù ngục. Màu trắng của phiến lụa tượng trưng cho sự tinh khiết, còn mùi thơm của thoi mực là hương thơm của tình người, tình đời.
    • Sự đối lập nói trên đã nêu bật sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục, sự nhơ bẩn. Tâm hồn Huấn Cao bát ngát đến chừng nào khi ông nói về mùi thơm của mực: "Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...". Thế là, không có nhà ngục nào tồn tại nữa, chẳng còn bóng tối, cũng chẳng còn mạng nhện, phân chuột, phân gián nữa. Chỉ còn lại sự thơm tho của mực, sự tinh khiết của lụa - nó là sự thơm tho và tinh khiết của thiên lương con người.
  • Ngoài đời sống: 

    • Ca dao từ xưa: “Trong đầm gì đẹp bằng sen/…/ Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
    • Hình ảnh những cán bộ, chiến sỹ tình báo trong lòng địch.
    • Thời đại công nghệ phát triển, rất nhiều trào lưu nghệ thuật phát triển, trong đó có những trào lưu nghệ thuật táo bạo, hở hang,... tuy nhiên, vẫn có những người nghệ sĩ vẫn giữ được cái chất của bản thân- văn hóa truyền thống, sự nghiệp của họ vẫn phát triển.
  • Ý nghĩa:

    • Thể hiện tính cách bản chất con người.
    • Thể hiện tình yêu nghệ thuật, dù trong hoàn cảnh nào thì nghệ thuật cũng vẫn tỏa sáng.
    • Thể hiện tình yêu thương con người.
  • Phản đề: Liên hệ tác phẩm “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” 

    • Nghệ thuật là cao quý, là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ, tuy nhiên có nhiều người lợi dụng thứ nghệ thuật thiếu văn hóa, tạo drama để nổi tiếng hơn.
    • Nhiều người làm nghệ thuật trên máu và nước mắt của nhân dân. (nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài).
    • Bên cạnh đó, có nhiều người không biết thưởng thức nghệ thuật, có thái độ bài bác, soi xét,... đối với những tác phẩm nghệ thuật.

=> Không nên và cần phải điều chỉnh lại suy nghĩ, đạo đức,... của chính bản thân họ.

  • Bài học kinh nghiệm: 

    • Khẳng định sự chiến thắng tất yếu của cái đẹp, cái lương thiện với cái ác,  cái xấu xa.
    • Tài phải đi đôi với đức, phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống=> Tình yêu nước sâu sắc.
    • Không ngừng rèn luyện đạo đức tôn trọng người có tài và nhân cách tốt đẹp, rèn cái thiện, cái tâm bởi đây nó giúp cảm hóa lòng người.
  1. Kết bài:

  • Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận và quan điểm của bản thân.
  • Liên hệ bản thân và đời sống.

Tìm kiếm google: Giải SBT Ngữ văn 11 bộ Chân trời, SBT văn 11 CTST, Giải SBT văn 11 CTST

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net