Ôn tập kiến thức ngữ văn 11 CTST bài 6: Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học

Ôn tập kiến thức ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 6: Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. ĐẶC ĐIỂM KIỂU BÀI VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC.

1. Kiểu bài

Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học là kiểu bài dùng lí lẽ và bằng chứng để bàn luận, làm sáng tỏ một vấn đề xã hội (một ý kiến, một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng xã hội) được đặt ra trong tác phẩm văn học và giàu ý nghĩa đối với cuộc sống.

2. Yêu cầu

  • Có luận điểm rõ ràng, chặt chẽ, thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề.
  • Đưa ra hệ thống lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ để làm sáng tỏ luận điểm.
  • Nêu và phân tích, trao đổi về các ý kiến trái chiều.
  • Bố cục bài viết gồm ba phần:
    • Mở bài: Giới thiệu vấn đề xã hội cần bàn luận, thể hiện rõ quan điểm của người viết về vấn đề.
    • Thân bài: Giải thích được vấn đề cần bàn luận; trình bày hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ cho quan điểm của người viết; phản biện các ý kiến trái chiều.
    • Kết bài: Khẳng định lại quan điểm của người viết về vấn đề; đưa ra những đề xuất, giải pháp phù hợp.

II. PHÂN TÍCH BÀI VIẾT THAM KHẢO

1. Quan điểm của người viết về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

Cần sống trọn vẹn từng phút giây cuộc đời.

2. Luận điểm

- Luận điểm 1: Sống trọn vẹn là biết cho đi, như việc dâng tặng “chiếc li tràn đầy cuộc sống”.

- Luận điểm 2: Sống trọn vẹn là kiên trì cống hiến, theo đuổi lí tưởng.

3. Lí lẽ và bằng chứng

* Luận điểm 1: Sống trọn vẹn là biết cho đi, như việc dâng tặng “chiếc li tràn đầy cuộc sống”.

- Lí lẽ, bằng chứng: Trong suốt cuộc đời, chúng ta đã nhận nhiều như thế, lẽ nào không biết cho đi?...Tình cảm của một đứa trẻ chỉ có thể lớn lên khi được chăm sóc bởi cha mẹ, gia đình – nhận sự nuôi dưỡng từ thân nhân. Sau đó, đứa trẻ sẽ nhận được sự giáo dục của nhà trường, sự bảo trợ từ xã hội. Lớn lên, nó lao động và ngầm thực hiện một giao kết xã hội giữa quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.

* Luận điểm 2: Sống trọn vẹn là kiên trì cống hiến, theo đuổi lí tưởng.

- Lí lẽ, bằng chứng: Tuy nhiên, nếu những nỗ lực của chúng ta nhiều khi không thành công, suốt đời cũng không có được điều gì quá lớn để gửi lại thì thế nào? Nếu như vậy, bạn đừng bao giờ nản chí, cứ tiếp tục cống hiến và tạo ra thành tựu. Bạn biết không, mỗi viên gạch chẳng làm nên điều gì cả, nhưng nhiều viên gạch nối chồng lên nhau, tạo thành bức tường vững chắc có thể dẫn gió, dẫn nước, che sóng, ngăn triều. Cái chúng ta làm ra hôm nay còn dang dở, người sau sẽ tiếp nối. Chỉ cần tận tuỵ với lí tưởng cống hiến của mình, dù thành tựu có nhỏ bé, bạn vẫn là người đã để lại cho cuộc sống một nền móng, một mảng nào đó của một thành tựu lớn lao.

4. Mở bài, thân bài và kết bài của văn bản

- Mở bài, thân bài và kết bài của văn bản đã đáp ứng yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.

- Vì:

+ Mở bài đã giới thiệu tác phẩm văn học và nêu được vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm.

+ Thân bài đã triển khai luận điểm cùng lí lẽ, dẫn chứng hợp lí để chứng minh cho vấn đề.

+ Kết bài đã khẳng định lại vấn đề, đánh giá đóng góp của tác phẩm về vấn đề.

III. TÌM Ý 

- Tham khảo ở PHỤ LỤC 3.

IV. LẬP DÀN Ý

- Lập dàn ý theo sơ đồ hướng dẫn ở Bài 2 (SGK tập 1) và những vấn đề đặt ra trong văn bản Muối của rừng  để thiết kế dàn ý.

- Dựa vào phiếu tìm ý và dàn ý vừa lập có thể tạo lập thành bài văn với đề tài mà mình chọn.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 11 CTST bài 6: Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, ôn tập ngữ văn 11 CTST, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 11 CTST

Xem thêm các môn học

Soạn bài văn 11 CTST mới

NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 1

BÀI 1: THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN (TÙY BÚT, TẢN VĂN)

BÀI 2: HÀNH TRANG VÀO TƯƠNG LAI (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

BÀI 3: KHÁT KHAO ĐOÀN TỤ (TRUYỆN THƠ)

BÀI 4: NÉT ĐẸP VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

BÀI 5: BĂN KHOĂN TÌM LẼ SỐNG (BI KỊCH)

NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 2

BÀI 6: SỐNG VỚI BIỂN RỪNG BAO LA (TRUYỆN NGẮN)

BÀI 7: NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY (TRUYỆN THƠ NÔM VÀ NGUYỄN DU)

BÀI 8: CÁI TÔI - THẾ GIỚI ĐỘC ĐÁO (THƠ)

BÀI 9: NHỮNG CHÂN TRỜI KÍ ỨC (TRUYỆN - TRUYỆN KÍ)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net