Giải chi tiết Ngữ văn 11 CTST mới bài 7 Trao duyên

Giải bài 7 Trao duyên sách ngữ văn chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu hỏi: Trong cuộc sống, đôi khi có những điều rất khó nói, nhưng vẫn phải tìm cách nói ra để nhận thức được sự cảm thông, chia sẻ của một người nào đó để nhận được sự cảm thông, chia sẻ của một người nào đó. Đã bao giờ bạn gặp một tình huống như vậy chưa? Hãy chia sẻ với các bạn hoặc lắng nghe chia sẻ của bạn về trải nghiệm đó.

Hướng dẫn trả lời:

  • Ví dụ như bạn trót nói dối vì một điều gì đó để làm cho người khác vui hơn, những việc làm mà bạn không muốn nhưng vì một điều gì đó ý nghĩa nhưng bạn vẫn phải làm,...

ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Phân biệt lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong đoạn này.

Hướng dẫn trả lời:

- Lời của nhân vật được trích trong dấu ngoặc kép " ".

- Lời của người kể thì không.

Câu 2: Cách mở đầu cho câu chuyện sắp nói với Thúy Vân của Kiều có gì khác thường?

Hướng dẫn trả lời:

Cách xưng hô, dùng từ khác thường (cậy, chịu lời, lạy, thưa…) có ý nghĩa một phần là nhờ vả một phần nài ép Thúy Kiều coi đó là việc Thúy Vân cần làm “tình chị duyên em”.

- Lời nói:

+ “Cậy em”: nhờ vả, gửi gắm, mong đợi, tin tưởng về sự giúp đỡ của em.

+ “Chịu lời”: Đồng nghĩa với “nhận lời” nhưng “nhận lời” nó còn bao hàm sắc thái tự nguyện, có thể đồng ý hoặc không đồng ý, còn “chịu lời” thì bắt buộc phải chấp nhận, không thể từ chối bởi nó mang sắc thái nài nỉ, nài ép của người nhờ cậy.

-> Ngôn ngữ vừa nhờ vả, vừa nài nỉ, vừa là sự ép buộc.

- Hành động “Lạy, thưa”: trang nghiêm, trịnh trọng, hạ mình của người bề dưới với người bề trên -> cách nói tạo sự ràng buộc tế nhị

- Kiều là chị lại lạy, thưa em mình

-> Đây là hành động bất thường nhưng lại hoàn toàn bình thường trong hoàn cảnh này bởi hành động của Kiều là lạy đức hi sinh cao cả của Thúy Vân. Bởi vậy, việc Thúy Kiều nhún nhường, hạ mình van nài Thúy Vân là hoàn toàn hợp lí.

=> Hành động bất thường đặt trong mối quan hệ với các từ ngữ đặc biệt đã nhấn mạnh tình thế éo le của Thúy Kiều.

Câu 3: Bạn hình dung thế nào về dáng vẻ, tâm trạng, giọng nói của Thúy Kiều trong đoạn từ dòng thơ 741 đến dòng 756 ở cuối văn bản?

Hướng dẫn trả lời:

- Chới với trước viễn cảnh tương lai, Kiều như nửa tỉnh, nửa mê; nửa như đang sống, nửa như người đã chết. Nói với em mà lời Kiều như phảng phất từ cõi bên kia đang vọng về. Hình ảnh thơ chập chờn, ma mị, mang không khí liêu trai ( hồn, nát thân …) thể hiện sự cảm nhận của Kiều về số phận bi thảm của mình, qua đó cho thấy nỗi đau đớn trong lòng Kiều đang dâng cao tột độ.

-  “Bây giờ” của Kiều là “trâm gãy gương tan”, “tơ duyên ngắn ngủi”, là “phận bạc như vôi”, là “nước chảy hoa trôi”. Hình ảnh ước lệ “trâm gãy gương tan” và một loạt những thành ngữ, từ ngữ dân gian cho thấy sự ý thức sâu sắc về bi kịch hiện tại của Thuý Kiều. Thực tại đó hoàn toàn đối lập với quá khứ hạnh phúc, đẹp đẽ không sao kể xiết mà nàng đã có "muôn vàn ái ân". Quá khứ giờ đây đã trở thành niềm khát khao mãnh liệt của Kiều. Bi kịch vì vậy càng sâu sắc.

- Câu thơ “Trăm nghìn gửi lại tình quân” thể hiện sự day dứt, giày vò, biểu hiện tình yêu cao đẹp Kiều dành cho Kim Trọng, đồng thời cũng cho thấy một nhân cách vị tha trong sáng.

Khi bi kịch tình yêu lên đến đỉnh điểm, Kiều thốt lên tiếng kêu xé lòng: “Ôi Kim lang! hỡi Kim lang / Thôi thôi tiếp đã phụ chàng từ đây.”

+   Thán từ “ôi, hỡi” như một tiếng nấc đau thương.

+   Lời gọi được lặp lại một cách trang trọng “Kim lang” như một lời kêu cứu tuyệt vọng.

+   Nhịp thơ 3/3 ở câu trên như một tiếng nấc nghẹn ngào, trong khi đó, điệp từ “thôi” vừa thể hiện sự dằn vặt, vừa xác nhận sự phụ bạc, nhịp thơ ngân dài như một tiếng than vọng mãi không lời đáp, tiếng kêu cứu trong tuyệt vọng.

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Việc “trao duyên” và cuộc trò chuyện giữa chị em Thuý Kiều – Thuý Vân được thuật lại theo ngôi kể nào? Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết điều đó?

Hướng dẫn trả lời:

- Việc “trao duyên” và cuộc trò chuyện giữa chị em Thúy Kiều - Thúy Vân được thuật lại theo ngôi kể thứ ba.

- Dấu hiệu nhận biết: 

+ Người kể - tác giả không xưng “tôi” trong xuyên suốt nội dung tác phẩm.

+ Khi giới thiệu về hội thoại giữa hai chị em Thúy Kiều - Thúy Vân, tác giả sử dụng “ân cần hỏi han, rằng” kết hợp cùng dấu “:” để thông báo cho người đọc.

+ Miêu tả được cụ thể, chi tiết nội tâm, hành động, biểu cảm, tâm trạng của Thúy Kiều - Thúy Vân.

Câu 2: Xác định số dòng thơ biểu đạt lời của mỗi nhân vật. Chỉ ra sự khác biệt về độ dài (tính bằng số dòng thơ) giữa lời thoại của hai nhân vật và giải thích sự khác biệt ấy.

Hướng dẫn trả lời:

- Số dòng thơ biểu đạt lời của nhân vật Thúy Kiều: 38 câu (719 - 756)

- Số dòng thơ biểu đạt lời của nhân vật Thúy Vân: 4 câu (715 - 718)

- Độ dài (tính bằng số dòng thơ) của những dòng thơ biểu đạt lời của Thúy Kiều nhiều hơn Thúy Vân.

- Có sự khác biệt giữa lời thoại của hai nhân vật ấy bởi:

+ Thúy Kiều là nhân vật chính, là nhân vật trung tâm thể hiện tư tưởng, suy nghĩ, nội dung của tác giả trong tác phẩm.

+ Hơn nữa, tác giả muốn để Thúy Kiều diễn tả tình cảnh, lí do, tâm trạng nội tâm của mình để người đọc nắm rõ → từ đó người đọc có cái nhìn cụ thể, chi tiết về suy nghĩ, tư tưởng, nội tâm nhân vật.

+ Đồng thời, nội dung chủ đạo của văn bản là khung cảnh “trao duyên” của Thúy Kiều cho Thúy Vân cho nên Kiều là phía chủ động, có nhiều lời dặn dò, nhờ cậy. Ngược lại Thúy Vân, là người bị bất ngờ, bị động nên còn bất ngờ không kịp nói hay hành động gì.

Câu 3: Lời thoại của Thuý Vân có vai trò như thế nào đối với sự tiến triển của câu chuyện?

Hướng dẫn trả lời:

  • Lời thoại của Thúy Vân có vai trò làm tiền đề, là chiếc chìa khóa mở ra nội dung của câu chuyện, đóng vai trò quan trọng với sự tiến triển của câu chuyện. Nhờ vào câu hỏi han ân cần của Thúy Vân mà Thúy Kiều mới bày tỏ lòng mình và mở lời nhờ cậy em mình.
  • Lời thoại của Thúy Vân tuy có dung lượng ngắn nhưng lại là chi tiết vàng, ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến sự tiến triển của toàn bộ câu chuyện trong đoạn trích “Trao Duyên”.

Câu 4: Tóm tắt lời thoại của Thuý Kiều và cho biết:

a. Lời thoại của Kiều trong văn bản là tự sự, biểu cảm hay kết hợp tự sự với biểu cảm?

b. Từ dòng thơ 741 đến dòng thơ 756, lời của Thuý Kiều hướng đến ai; là đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm?

Hướng dẫn trả lời:

a. Lời thoại của Kiều trong văn bản là kết hợp tự sự với biểu cảm. Khi thì kể lại cho Thúy Vân nghe hoàn cảnh của mình để em có thể thông cảm, chấp nhận giúp mình. Khi thì bày tỏ cảm xúc, nội tâm buồn tủi, dằn vặt, đau đớn, xót xa.

b. Từ dòng thơ 741 đến dòng thơ 756, lời của Thúy Kiều hướng đến Kim Trọng - là lời độc thoại. Lời của Thúy Kiều là những lời tự cảm thấy có lỗi rất lớn với Kim Trọng, cho nên gửi lại chàng trăm lạy, nghìn lạy. Đồng thời là lời oán trách cho số phận vô lý nhưng cũng thể hiện sự bất lực của nàng.

Câu 5: Chỉ ra sự thay đổi trong tâm trạng của Thuý Kiều trước, trong và sau khi trao kỉ vật cho Thuý Vân.

Hướng dẫn trả lời:

ự thay đổi trong tâm trạng của Thúy Kiều trước, trong và sau khi trao kỉ vật cho Thúy Vân:

- Trước khi trao kỉ vật: 

+ Buồn bã, phiền lòng vì hoàn cảnh tình yêu của mình và chàng Kim. 

+ Khi Thúy Vân mở lời hỏi han, Thúy Kiều mở lời nhờ cậy, giãi bày, thuyết phục của Thúy Kiều với Thúy Vân trước một sự việc hệ trọng mà nàng sắp thực hiện. 

- Trong khi trao kỉ vật:

+ Sự giằng xé trong tâm trạng của Thúy Kiều: Cây đàn hồ ngày nào đàn cho kim trọng và mảnh trầm hương ngày nào từng chứng kiến lời thề cũng để lại cho em như là của tin. Đối với chị chúng đã trở thành quá khứ xa xôi. Đến đây kiểu lại cảm thấy mình như người đã chết. Kiều đã mất hết niềm tin vào hiện tại.

+ Một khối mâu thuẫn lớn trong tâm trạng Thúy Kiều: trao kỉ vật cho em mà lời gửi trao chất chứa bao đau đớn, giằng xé và chua chát

- Sau khi trao kỉ vật:

+ Từ khi trao lại kỷ vật,  Kiều dường như quên hẳn hiện tại, nàng chỉ sống với cái mai hậu hư vô của mình, vì nàng hi vọng em và chàng Kim tương lai sẽ được hạnh phúc. Hiện tại với nàng chỉ là con số không.

+ Kiều tự cảm thấy có lỗi rất lớn với Kim Trọng, cho nên gửi lại chàng trăm lạy, nghìn lạy.

+ Kiều than thở và với Kim Trọng, thương xót cho Kim.  "Thôi thôi" cũng là tiếng than tiếc và dằn vặt, là sự xác nhận cho sự phụ bạc của mình. 

Câu 6: Xác định chủ đề của văn bản "Trao duyên" và cho biết, phần văn bản này có vai trò thế nào trong việc góp phần thể hiện chủ đề chính của "Truyện Kiều".

Hướng dẫn trả lời:

- Chủ đề của văn bản Trao duyên: bi kịch trong tình yêu của Thúy Kiều.

- Văn bản Trao duyên có vai trò quan trọng trong việc góp phần thể hiện chủ đề của Truyện Kiều. Phần văn bản này tạo ra sự liên kết giữa các nhân vật trong câu chuyện và giúp độc giả hiểu rõ hơn về cảm xúc và tâm trạng của Thúy Kiều. Đồng thời giúp người đọc cảm nhận được sự đau khổ trong bi kịch tình yêu của Kiều và nhận thức được giá trị của tình yêu và sự chung thủy trong cuộc sống.

* Bài tập sáng tạo: Vẽ một bức tranh hay dựng một hoạt cảnh sân khấu hóa về cuộc trao duyên.

Hướng dẫn trả lời:

Soạn bài văn 11 CTST mới

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG 

Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Trao duyên

Hướng dẫn trả lời:

Giá trị nội dung:

  • Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh của Thúy Kiều khi phải dứt lòng trao lại cho Thúy Vân mối tình đầu tiên. Lời nhờ cậy đầy đau khổ khiến cho Kiều như đứt từng khúc ruột. Thế nhưng, trong hoàn cảnh ấy, Kiều không còn sự lựa chọn nào khác tốt hơn.
  • Nhân cách cao đẹp của Kiều còn thể hiện rõ bởi sự hi sinh hạnh phúc cá nhân, quên đi bản thân mình, quên đi mối tình đẹp đẽ của mình với Kim Trọng đề đổi lấy hạnh phúc và sự bình yên cho gia đình. Giữa chữ “tình” và chữ “hiếu”, Kiều buộc lòng phải chọn chữ “hiếu” vì nàng không thể giương mắt nhìn cha và em bị hành hạ tới chết được.

Giá trị nghệ thuật

  • Thể thơ lúc bát của dân tộc rất giàu nhạc tính cùng với cách ngắt nhịp đầy dụng ý, Nguyễn Du đã tạo nên nhịp điệu của tâm trạng, của những nỗi đau đớn trong suy nghĩ của Kiều khi trao duyên.
  • Bên cạnh đó, các biện pháp ẩn dụ, điệp từ, vận dụng nhuần nhuyễn các thành ngữ đã xây dựng thành công diễn biến tâm lí phức tạp, giằng xé, đau khổ của Kiều qua những lời độc thoại nội tâm khéo léo.

Câu 2. Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Trao duyên.

Hướng dẫn trả lời:

  • Việc bán mình thu xếp xong xuôi, Kiều ngồi thao thức trắng đêm nghĩ đến thân phận và tình yêu lỡ dở của mình. Nàng khẩn khoản nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho chàng Kim.

Câu 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Trao duyên.

Hướng dẫn trả lời:

1. Tác giả

- Tiểu sử:

  • Nguyễn Du: Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên ông là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam
  • Ông xuất thân trong một gia đình có hai truyền thống lớn đó là truyền thống làm quan và truyền thống văn học. Cha là nguyễn Nghiễm học rộng tài cao làm quan đến chức tể tướng, mẹ là con quan lớn. Anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng ra làm quan g đây chính là điều kiện tiền đề để Nguyễn Du phát triển tài năng văn học của mình.
  • Mười năm lang bạt đất Bắc, Nguyễn Du được nếm trải cuộc sống khó khăn, đói khổ và chứng kiến số phận đau đớn của nhân dân g Trải nghiệm cuộc sống phong trần, vốn sông của ông phong phú, suy ngẫm về xã hội, thân phận con người.
  • Được cử đi sứ Trung Quốc 2 lần, lần một năm 1813, được tiếp xúc với nền văn hóa Hán mà ông quen thuộc từ nhỏ, chuyến đi để lại dấu ấn sâu đậm trong thơ văn của ông; lần hai năm 1820, chưa kịp đi thì ông bệnh và mất.

- Sự nghiệp văn học:

  • Sáng tác chữ Hán: 3 tập thơ với 249 bài là Thanh Hiên thi tập (78 bài), Nam Trung tạp ngâm (40 bài) và Bắc hành tạp lục (131 bài)
  • Sáng tác chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) và Văn chiêu hồn.
  • Đặc điểm sáng tác: các tác phẩm đều thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của tác giả.

2. Tác phẩm

- Vị trí đoạn trích: Từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều, là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân.
- Thể loại: Truyện thơ Nôm.
- Thể thơ: Lục bát.
- Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả.

- Bố cục: 

  • Phần 1 (12 câu đầu): Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân.
  • Phần 2 (14 câu tiếp): Kiều trao kỉ vật và dặn dò.
  • Phần 3 (còn lại): Kiều đau đớn và độc thoại nội tâm.

Câu 4. Phân tích tác phẩm Trao duyên.

Hướng dẫn trả lời:

Duyên phận là của trời cho, không được cưỡng cầu và càng không nên ép buộc, nhờ vả. Thế nhưng Thúy Kiều trong đoạn trích "Trao duyên" (Truyện Kiều) của Nguyễn Du đã cho mình cái đặc quyền đi "nhờ", "cậy" duyên như vậy. Tác giả đã phân tích thành công tâm trạng chua xót, đầy đớn đau của Thúy Kiều khi phải trao mối duyên đầu với Kim Trọng cho em gái là Thúy Vân. Một nghịch cảnh trớ trêu, bất hạnh.

Đã gọi là duyên thì đến rất tự nhiên, đi tìm cũng không được, duyên đến thì giữ, duyên đi thì buông tay. Đó là duyên phận của mỗi người, mỗi cuộc đời khi gặp gỡ nhau. Trong tình yêu thì chữ ''duyên" này càng lớn lao và quan trọng. Nhưng Thúy Kiều trong đoạn trích "Trao duyên" đã phải mang chữ duyên của mình gửi nhờ một người khác.

Nguyễn Du đã chua xót khi khắc họa tâm trạng của Thúy Kiều lúc này:

Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

Chỉ với hai câu thơ nhưng biết bao chua xót và dằn vặt, biết bao nước mắt và đau đớn. Từ "cậy" được đặt lên đầu câu diễn tả hoàn cảnh ngặt nghèo, khó thưa, khó gửi của Thúy Kiều. Vốn dĩ Thúy Kiều là chị, sẽ không có chuyện "thưa", "lạy" Thúy Vân bất cứ việc gì; nhưng trong hoàn cảnh này, nàng đã phải làm những việc tưởng chừng như nghịch lý như vậy. Mối duyên với chàng Kim là mối duyên trời cho, nhưng số phận của Thúy Kiều giờ nổi trôi, bấp bênh, nàng không muốn phụ chàng, nên đã muốn cậy nhờ em gái nối tiếp mối duyên dở dang ấy. Câu thơ như cứa vào lòng người đọc nỗi chua xót cùng cực. Từ "cậy" là điểm nhấn, là sự thành công về mặt ngôn ngữ của Nguyễn Du.

Thúy Kiều bắt đầu giãi bày nỗi lòng của mình bằng những câu thơ như dao cắt:

Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Đến đây thì người đọc đã thực sự hiểu hết ý nghĩa của từ 'cậy", nó không còn là nhờ nữa mà mang tính chất ép buộc, bắt buộc phải làm. Thúy Kiều hiểu được hoàn cảnh, hiểu được nỗi đau của bản thân mình. Nàng đã hi sinh chữ tình vì chữ hiếu, quyết phụ chàng Kim, chứ không thể phụ cha mẹ. Một người con gái yếu đuối, mỏng manh nhưng rất mực hiếu thảo. "Gánh tương tư" đã đứt gánh, mối duyên đã vỡ, nhưng Kiều không muốn chàng Kim đau lòng, nàng chỉ mong Thúy Vân có thể nối lại mối duyên này. Mặc dù "trao duyên" cho em gái nhưng lòng nàng đau như cắt. Những hẹn ước, những mong chờ, những kỉ niệm cứ như xát muối vào trong trái tim người con gái mỏng manh ấy.

Thúy Kiều đã rất khéo léo khi 'cậy" duyên em gái, đã đem chuyện máu mủ để ép Thúy Vân nên Thúy Vân không thể từ chối được:

Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương tan
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây

Thúy Kiều và Thúy Vân đều đang "đến tuổi cập kề'' nhưng nàng lại nhắn nhủ với Thúy Vân "ngày xuân em còn dài", có thể gánh tiếp mối duyên với chàng Kim, với người mà Kiều yêu thương. Một sự chua xót đến đau lòng khi Kiều nhắc đến cái chết, một dự liệu chẳng lành hay là một cuộc đời sẽ chẳng bình an mà nàng sắp phải mang. Thúy Vân có thể giúp đỡ thì dù mai này có chết Kiều vẫn "ngậm cười chín suối". Qua đây chúng ta thấy được tấm lòng, sự lương thiện, sống và yêu hết lòng mình.

"Trao" đi mối duyên mà bản thân nâng niu, trân trọng là điều đau đớn, chua xót mà Kiều phải gánh chịu. Nhưng đây là con đường Kiều phải chọn để đi, vì không còn lựa chọn nào khác nữa. Kiều mong em gái có thể giữ lấy mối duyên mà cô phải buông bỏ, để không phụ tấm lòng của Kim Trọng.

Và dường như cái chết càng hiện rõ nét trong những lời nói của Kiều:

Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy so tơ phím này
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đèn nghì trúc mai
Dạ đài cách mặt khuất lời
Rảy xin chén nước cho người thác oan.

Sống trong xã hội nhiều bất công, những người đáng lẽ ra phải được hưởng một cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn lại phải lựa chọn con đường đi nhiều nước mắt. Cái chết không phải là kết thúc đối với Kiều, vì nàng còn mang nặng món nợ lớn với đời, với Kim Trọng. Thúy Kiều chỉ có thể bất lực với tình yêu của mình, mong Kim Trọng có thể hiểu được. Sự bế tắc và đau khổ trong lòng Thúy Kiều dường như chồng chất và đè nén không thể thoát ra được. Nguyễn Du đã sử dụng những từ ngữ có sát khí mạnh, cứa vào lòng người đọc một nỗi đau tận trái tim. Thương cho cô gái yếu đuối, với trái tim yêu chân thành nhưng lại rơi vào bế tắc cùng cực như vậy.

Đoạn trích "Trao duyên" thực sự khiến người đọc không kìm được cảm xúc khi nghĩ đến thân phận và nỗi đau mà người con gái hiếu thảo ấy phải gánh chịu. Xã hội bất công, lòng người bạc bẽo đã đẩy những phận người thấp cổ bé họng vào con đường không lối. Thúy Kiều và mối tình đứt gánh ấy là minh chứng cho điều đó.

Tìm kiếm google: Giải ngữ văn 11 bài 7, giải ngữ văn 11 sách cánh diều bài 7, Giải bài 7 Trao duyên, bài 7 Trao duyên

Xem thêm các môn học

Soạn bài văn 11 CTST mới

NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 1

BÀI 1: THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN (TÙY BÚT, TẢN VĂN)

BÀI 2: HÀNH TRANG VÀO TƯƠNG LAI (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

BÀI 3: KHÁT KHAO ĐOÀN TỤ (TRUYỆN THƠ)

BÀI 4: NÉT ĐẸP VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

BÀI 5: BĂN KHOĂN TÌM LẼ SỐNG (BI KỊCH)

NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 2

BÀI 6: SỐNG VỚI BIỂN RỪNG BAO LA (TRUYỆN NGẮN)

BÀI 7: NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY (TRUYỆN THƠ NÔM VÀ NGUYỄN DU)

BÀI 8: CÁI TÔI - THẾ GIỚI ĐỘC ĐÁO (THƠ)

BÀI 9: NHỮNG CHÂN TRỜI KÍ ỨC (TRUYỆN - TRUYỆN KÍ)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net