Soạn siêu ngắn ngữ văn 11 CTST bài 7 Trao duyên

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn ngữ văn 11 bộ sách chân trời sáng tạo bài 7 Trao duyên. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Trong cuộc sống, đôi khi có những điều rất khó nói, nhưng vẫn phải tìm cách nói ra để nhận thức được sự cảm thông, chia sẻ của một người nào đó để nhận được sự cảm thông, chia sẻ của một người nào đó. Đã bao giờ bạn gặp một tình huống như vậy chưa? Hãy chia sẻ với các bạn hoặc lắng nghe chia sẻ của bạn về trải nghiệm đó.

Hướng dẫn trả lời:

Ví dụ như bạn phải nói dối để giảm bớt sự đau đớn, khổ cực cho đối phương

ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Phân biệt lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong đoạn này.

Hướng dẫn trả lời:

- Lời của nhân vật đi kèm với lời dẫn và cho trong ngoặc kép. Lời của người kể tự cất lên, không cần dẫn

Câu 2: Cách mở đầu cho câu chuyện sắp nói với Thúy Vân của Kiều có gì khác thường?

Hướng dẫn trả lời:

Thuý Kiều lớn hơn tuổi Thuý Vân nhưng lại có hành động “lạy rồi sẽ thưa”, “cậy em” => thái độ khẩn thiết, e dè, nhờ cậy chuyện quan trọng, khiến cho Thuý Vân phải chú ý, để tâm với lời chị mình sắp nói ra

Câu 3: Bạn hình dung thế nào về dáng vẻ, tâm trạng, giọng nói của Thúy Kiều trong đoạn từ dòng thơ 741 đến dòng 756 ở cuối văn bản?

Hướng dẫn trả lời:

Thuý Kiều hiện lên với tâm trạng, dáng vẻ đau xót cho chuyện tình của mình với Kim Trọng không thành, đau đớn tột cùng nhưng vẫn cố trao gửi kỉ vật cho em gái

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Việc “trao duyên” và cuộc trò chuyện giữa chị em Thuý Kiều – Thuý Vân được thuật lại theo ngôi kể nào? Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết điều đó?.

Hướng dẫn trả lời:

- Thuật lại theo ngôi kể thứ ba.

- Dấu hiệu nhận biết: 

+ Người kể - không xưng “tôi” trong xuyên suốt nội dung tác phẩm.

+ Sử dụng “ân cần hỏi han, rằng” kết hợp cùng dấu “:” để thông báo cho người đọc.

+ Góc nhìn cụ thể về nội tâm, hành động, biểu cảm, tâm trạng của Thúy Kiều - Thúy Vân.

Câu 2: Xác định số dòng thơ biểu đạt lời của mỗi nhân vật. Chỉ ra sự khác biệt về độ dài (tính bằng số dòng thơ) giữa lời thoại của hai nhân vật và giải thích sự khác biệt ấy.

Hướng dẫn trả lời:

- Nhân vật Thúy Kiều: 38 câu (719 - 756)

- Nhân vật Thúy Vân: 4 câu (715 - 718)

=> Độ dài của dòng thơ biểu đạt Thuý Kiều nhiều hơn Thuý Vân

- Có sự khác biệt giữa lời thoại của hai nhân vật ấy bởi: Thúy Kiều là nhân vật chính, là nhân vật chủ đạo thể hiện tư tưởng, suy nghĩ, nội dung của tác giả trong tác phẩm.

Câu 3: Lời thoại của Thuý Vân có vai trò như thế nào đối với sự tiến triển của câu chuyện?

Hướng dẫn trả lời:

Lời thoại của Thúy Vân có vai trò làm tiền đề, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của toàn bộ câu chuyện trong tác phẩm 

Câu 4: Tóm tắt lời thoại của Thuý Kiều và cho biết:

a. Lời thoại của Kiều trong văn bản là tự sự, biểu cảm hay kết hợp tự sự với biểu cảm?

b. Từ dòng thơ 741 đến dòng thơ 756, lời của Thuý Kiều hướng đến ai; là đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm?

Hướng dẫn trả lời:

a. Kết hợp tự sự với biểu cảm. 

b. Lời của Thúy Kiều hướng đến Kim Trọng - là lời độc thoại nội tâm

Câu 5: Chỉ ra sự thay đổi trong tâm trạng của Thuý Kiều trước, trong và sau khi trao kỉ vật cho Thuý Vân.

Hướng dẫn trả lời:

Sự thay đổi trong tâm trạng của Thúy Kiều trước, trong và sau khi trao kỉ vật cho Thúy Vân:

- Trước khi trao kỉ vật: buồn bã, trăn trở, suy nghĩ về chuyện tình cảm của mình với Kim Trọng, è dè thuyết phục Thuý Vân

- Trong khi trao kỉ vật: tâm trạng giằng xé, mâu thuẫn, đau xót

- Sau khi trao kỉ vật: mất niềm tin vào cuộc sống, có lỗi với Kim Trọng, dằn vặt chính bản thân mình

Câu 6: Xác định chủ đề của văn bản "Trao duyên" và cho biết, phần văn bản này có vai trò thế nào trong việc góp phần thể hiện chủ đề chính của "Truyện Kiều".

Hướng dẫn trả lời:

- Chủ đề: bi kịch tình yêu của Thúy Kiều.

- Văn bản Trao duyên có vai trò quan trọng trong việc góp phần thể hiện chủ đề, phác hoạ nội dung câu chuyện làm cho người đọc cảm nhận được sự đau khổ trong tình yêu của Thuý Kiều

Tìm kiếm google: Soạn ngữ văn 11 bài 7, soạn ngữ văn 11 sách CTST bài 7, soạn văn 11 bài 7

Xem thêm các môn học

Soạn bài văn 11 CTST mới

NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 1

BÀI 1: THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN (TÙY BÚT, TẢN VĂN)

BÀI 2: HÀNH TRANG VÀO TƯƠNG LAI (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

BÀI 3: KHÁT KHAO ĐOÀN TỤ (TRUYỆN THƠ)

BÀI 4: NÉT ĐẸP VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

BÀI 5: BĂN KHOĂN TÌM LẼ SỐNG (BI KỊCH)

NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 2

BÀI 6: SỐNG VỚI BIỂN RỪNG BAO LA (TRUYỆN NGẮN)

BÀI 7: NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY (TRUYỆN THƠ NÔM VÀ NGUYỄN DU)

BÀI 8: CÁI TÔI - THẾ GIỚI ĐỘC ĐÁO (THƠ)

BÀI 9: NHỮNG CHÂN TRỜI KÍ ỨC (TRUYỆN - TRUYỆN KÍ)


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com