Giải chi tiết Ngữ văn 11 CTST mới bài 9 Ôn tập

Giải bài 9 Ôn tập sách ngữ văn chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Câu 1: Xác định đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật trong các văn bản truyện - truyện kí đã học bằng cách hoàn thành bảng sau (làm vào vở):

Hướng dẫn trả lời:

Lời giải:

Văn bản

Đề tài

Câu chuyện

Sự kiện

Nhân vật

Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự

Những người làm cách mạng thời Pháp thuộc tài giỏi và cuộc sống của họ

Tuấn cùng với người bạn của mình là Quỳnh đã cùng nhau đến thăm nhà cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự. Cụ Phan là người được rất nhiều người yêu mến và kính trọng, Tuấn rất ngưỡng mộ những bài học và sách vở do cụ Phan chỉ dạy. Bất chấp việc đến thăm cụ Phan sẽ có mật thám theo, nhưng Tuấn vẫn rất muốn đến nhà cụ để gặp cụ.

Tuấn và Quỳnh đến thăm nhà cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự

Cụ Phan Bội Châu, Tuấn, Quỳnh

Tôi đã học tập như thế nào

Sự cố gắng và lợi ích của học tập đối với con người

A-lếch-xây từ nhỏ đã ở với ông ngoại và ông chính là người đầu tiên dạy chữ cho cậu. Nhưng ông luôn nóng giận áp đặt lên cậu, còn ở trường thì bị bạn bè chế nhạo và thầy giáo thì luôn không ưa cậu. Dần dần cậu trở nên chán học và làm ra nhiều trò nghịch ngợm đáng trách. Nhưng có một giám mục đã xuất hiện, ông như vị cứu tinh đã cứu vớt cuộc đời cậu và khiến cậu ngày một tốt hơn.

Đức Giám mục xuất hiện

Pê-xcốp biết đọc từ năm lên mười bốn tuổi

Pê-xcốp, Đức Giám mục, ông ngoại, bạn bè trong lớp, các thầy giáo trước đó

Xà bông “con vịt”

Tình yêu quê hương, đất nước

Cai Tuất nổi tiếng khắp vùng nhờ tài chọn chó tốt. Ông thường chỉ cho mọi người cách chọn những con chó nào có thể thịt, con chó nào có thể nuôi. Nhưng ở đây họ không ăn thịt chó vì chó là người bạn trung thành của con người. Nhà ông cai có một con chó mực, nó rất tinh quái và lanh lợi. Sau khi Cai Tuất trả lại chức vụ đang làm của mình, quyết định cùng với một số nhân sĩ trí thức cùng nhau mở một cơ sở sản xuất xà bông hiệu “Con Vịt”.

- Cai Tuất trả lại chức vụ đang làm của mình, quyết định cùng một số nhân sĩ trí thức cùng nhau mở một cơ sở sản xuất xà bông thương hiệu :con vịt:.

- trước khi bọn thực dân Pháp đến, ông Tuất đã đốt xưởng sản xuất của mình để tỏ rõ lòng trung thành của mình với đất nước.

Cai Tuất, ông Giu-béc Chiếu, vợ Cai Tuất, ông Lê Văn Cửu, điền chủ Dương, vợ Điền chủ Dương, ông Trần Văn Thạn

Câu 2: Yếu tố hư cấu có tác dụng như thế nào đối với việc khắc họa nhân vật trong các văn bản: Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự (Nguyễn Vỹ), Tôi đã học tập như thế nào (M.Gor-ki), Xà bông "con vịt" (Trần Bảo Định).

Hướng dẫn trả lời:

Yếu tố hư cấu (hay còn gọi là phép tưởng tượng) có tác dụng giúp tác giả khắc họa nhân vật và cảnh vật trong văn bản sinh động hơn, gây ấn tượng mạnh với độc giả:

* Đối với văn bản "Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự" của Nguyễn Vỹ, yếu tố hư cấu giúp tác giả tạo nên một bức tranh về một di tích lịch sử thanh bình và phong phú.

- Bằng việc miêu tả chi tiết về ngôi nhà tranh cùng với sự đặc tả  cụ Phan Bội Châu, tác giả đã tạo ra một bức tranh sống động, kích thích trí tưởng tượng của độc giả. Ngoài ra, yếu tố hư cấu còn giúp tác giả thể hiện được tầm quan trọng của di tích lịch sử này, chứng tỏ đó là một nơi đáng để giới thiệu và quảng bá.

- Vì vậy, yếu tố hư cấu có tác dụng rất lớn trong việc khắc họa nhân vật và cảnh vật trong văn bản, giúp tác giả tạo ra một thế giới tưởng tượng, thu hút sự chú ý của độc giả và đem lại trải nghiệm tuyệt vời khi đọc văn phẩm của họ.

* Đối với văn bản "Tôi đã học tập như thế nào" của M.Gor-ki, yếu tố hư cấu được sử dụng để tạo ra các nhân vật phức tạp và sâu sắc hơn, làm cho câu chuyện trở nên sinh động và thú vị hơn.

- Ví dụ, nhân vật Pê-xcốp được miêu tả như một đứa trẻ thông minh và tài năng, và ông cũng có đam mê với việc học hỏi. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của nhân vật hư cấu là Đức Giám mục, người đóng vai trò như một người chỉ đường, truyền cảm hứng và đưa ra lời khuyên cho Pê-xcốp, giúp cậu ta trưởng thành và tiến bộ hơn trong học tập.

- Như vậy, yếu tố hư cấu được sử dụng để bổ sung màu sắc cho các nhân vật, tạo ra các tình huống phức tạp và độc đáo, và giúp tác giả cảm nhận và thể hiện tốt hơn những tinh cảm, tư tưởng hay thông điệp tác phẩm muốn truyền tải đến độc giả.

* Đối với văn bản "Xà bông "con vịt"" của Trần Bảo Định, yếu tố hư cấu có tác dụng rất lớn trong việc khắc họa nhân vật. Văn bản này được xây dựng trên cơ sở thực tế nhưng lại được kết hợp với những yếu tố hư cấu nhằm tạo nên một không gian đặc biệt.

- Các nhân vật trong văn bản cũng được khắc họa theo cách đặc biệt, bao gồm những nét tiêu biểu, hư cấu, và duy nhất. Yếu tố hư cấu giúp cho các nhân vật trong văn bản trở nên đặc biệt và hấp dẫn hơn, giúp cho người đọc dễ dàng nhận ra các nhân vật này và tạo ra một sự mê hoặc đặc biệt trong tâm trí của người đọc.

 Câu 3: Trong phần đầu tác phẩm: "Tôi đã học tập như thế nào?", cuộc trò chuyện giữa Đức Giám mục Cri-xan-phơ và Pê-xcốp nhiều lần được thuật lại chỉ bằng một lời thoại dưới dạng những câu hỏi tiếp nối nhau:

- Con lên mấy? Có thế thôi à? Sao dài người thế, chú bé? Hay bêu mưa lắm, phải không?

- Con học theo thánh thi à? Ai dạy? Ông có hiền không? Ác à? Lẽ nào? Những con nghịch lắm phải không?

Khi đọc các lời thoại trên, bạn có thể nghe được giọng nói của những ai? Do đâu mà các lời thoại tạo được hiệu quả như vậy?

Hướng dẫn trả lời:
Các lời thoại trên cho thấy giọng nói của Đức giám mục Cri-xan-phơ và Pê-xcốp về chuyện học tập của Pê-xcốp. Hiệu quả của các lời thoại này đến từ sự truyền tải chân thật và tự nhiên của câu hỏi, tạo cảm giác như đang đối thoại trực tiếp với nhân vật trong tác phẩm. Từ cách diễn đạt với những câu hỏi ngắn gọn, đơn giản và thân thiện, ta có thể cảm nhận được giọng nói của hai nhân vật trong cuộc trò chuyện này, đặc biệt là giọng nói của Đức giám mục Cri-xan-phơ mang tính lãnh đạo, hiểu biết và nhân ái. Sự sử dụng lời thoại ngắn gọn, thông qua những câu hỏi tiếp nối nhau, tạo nên một tác động hiệu quả trong việc tóm tắt nội dung và gợi mở các ý tưởng đằng sau. Các câu hỏi cũng tạo ra sự tò mò và thú vị, kích thích độc giả tìm hiểu và tiếp tục đọc tác phẩm.

Câu 4: Với những trải nghiệm trong quá trình đọc sách và học tập của mình, bạn có tin rằng: "mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên" độc giả đang "tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy" không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

 Em hoàn toàn đồng ý với nhận định trên. Bởi vì, câu nói đều cao vai trò, tầm quan trọng của sách đối với đời sống con người. Sách giúp con người phát triển toàn diện và trở nên khác biệt, tiến bộ. Đọc sách giúp con người tiếp thu nguồn tri thức để hoàn thiện bản thân, suy nghĩ đúng đắn hơn và đủ kiến thức để tìm kiếm công việc nuôi sống bản thân. 

     Ta không thể phủ nhận, con người có bộ óc tiến hoá hơn động vật. Trải qua hàng triệu năm tiến hóa, con người đã tách hẳn khỏi động vật để trở thành thứ sinh vật thông minh bậc nhất trên trái đất. Liệu, con người có được gọi là con người hay không nếu như không biết tìm tòi, khám phá? Và liệu những tìm tòi khám phá của con người có còn cho đời sau nếu không có sách? Sách cung cấp cho ta tri thức. Tri thức giúp ta tìm tòi, khám phá những điều mới lạ. Những cái mới lạ ấy lại được ghi lại và tạo nên sách. Chính sách là người bạn đồng hành của con người trên con đường tìm kiếm và phát triển tri thức.

    Sách đưa ra những phương pháp tối ưu, những cách làm hay và sáng tạo của những người đi trước. Nếu ta biết áp dụng linh hoạt những kiến thức trong sách vở vào thực tiễn, mọi việc sẽ trở nên thật đơn giản. Nhờ sách, ta biết cách để nấu một món ăn ngon, vá một chiếc áo khéo, sửa một cái xe hỏng hay đơn giản chỉ là mẹo giúp lau nhà nhanh khô. Nhờ đọc sách mà ta có kiến thức về sinh học, hiểu biết thêm về sinh vật và môi trường xung quanh, cũng như hiểu biết thêm về đặc điểm sinh học của chính bản thân, từ đó biết cách phòng chống bệnh tật, bảo vệ chính mình khỏi tác nhân gây hại… Không chỉ đưa ra những kiến thức đơn giản trong cuộc sống hàng ngày, Sách còn là một nguồn vô tận những kiến thức phong phú và phức tạp về nhiều lĩnh vực chuyên ngành như sử học, toán học, lý học, khoa học… Những hình vẽ được chạm khắc trên các hang động hay các chữ viết trên những thẻ tre của người Trung Hoa cổ, những văn tự bằng đất sét của người Babylon tồn tại đến ngày nay là minh chứng cho khao khát được khám phá và lưu trữ thông tin cho đời sau, là hình thức sơ khai nhất của sách.  Chính vì thế, chúng ta có thể khẳng định: sách có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người, đồng thời mỗi con người cần tích cực đọc sách và tiếp thu nguồn kiến thức quý báu mà sách mang lại.

Câu 5: Muốn cho một cuộc thảo luận, tranh luận về một vấn đề đời sống có hiệu quả, những người tham dự cần lưu ý những điều gì?

Hướng dẫn trả lời:

Khi tham gia vào một cuộc thảo luận, tranh luận về một vấn đề đời sống, những người tham dự cần lưu ý những điều sau đây:

1. Tôn trọng quan điểm của người khác: Hãy lắng nghe và tôn trọng quan điểm của người khác, không nên phán xét hoặc bỏ qua quan điểm của người khác.

2. Cung cấp bằng chứng: Để đạt được hiệu quả trong cuộc thảo luận, cần có các bằng chứng và tài liệu rõ ràng, mang tính thuyết phục.

3. Sử dụng lời nói lành mạnh: Trong cuộc tranh luận, cần sử dụng ngôn từ văn minh, tránh sử dụng lời nói thô tục hoặc những từ ngữ phản cảm, không lịch sự.

4. Tập trung vào vấn đề chính: Luôn tập trung vào những vấn đề chính trong cuộc thảo luận, không bàn đến những vấn đề vụn vặt hoặc không liên quan.

5. Giữ sự cởi mở: Không nên bắt chước người khác hoặc cố gắng ép buộc người khác phải chấp nhận ý kiến của mình. Hãy giữ sự cởi mở để đón nhận những góp ý tích cực từ người khác và tạo ra một không khí thảo luận tích cực.

6. Tôn trọng thời gian: Cuộc thảo luận cần diễn ra trong thời gian hợp lý, không nên kéo dài quá lâu và cần tôn trọng thời gian của mỗi người tham gia.

Câu 6: Viết đoạn văn ghi lại một hồi ức đáng nhớ hoặc nêu ý kiến về tầm quan trọng của kí ức trong đời sống tinh thần của con người. Sau đó, kiểm tra đoạn văn (của mình và bạn cùng nhóm), chỉ ra các câu sai và nêu cách sửa (nếu có).

Hướng dẫn trả lời:

 Quê hương và thời thơ ấu luôn là những kỉ niệm đẹp đẽ nhất đối với mỗi con người. Chúng ta ai cũng có những kí ức về một thời tuổi thơ đáng nhớ. Kí ức tuổi thơ chính là những kỉ niệm thời thơ ấu khi chúng ta còn bé, vô lo vô nghĩ, hồn nhiên vui chơi tinh nghịch. Mỗi người ai cũng có cho mình những kí ức tuổi thơ, dù vui dù buồn nhưng nó là một phần đáng nhớ theo ta đến suốt cuộc đời và hình thành nên con người của ta. Ai cũng có những kỉ niệm riêng, mang lại cho chúng ta những bài học đầu đời, những dấu ấn khó phai, nó đi theo ta cả đoạn đường đời, dạy cho chúng ta nhiều bài học quý giá. Kí ức tuổi thơ của chúng ta gắn với mái nhà, với gia đình, với bạn bè, với đường làng ngõ xóm, nơi chúng ta sinh ra, góp phần nuôi nấng tâm hồn ta ngay từ thuở ban đầu. Kí ức là những gì đã qua không thể lấy lại được, nhất là tuổi thơ - cái tuổi hồn nhiên vô lo vô nghĩ nhất của mỗi người. Chúng ta hãy sống và trân trọng những kí ức đó dù vui hay buồn bằng tình cảm chân thành nhất. Chính những kí ức tuổi thơ khiến con người trưởng thành hơn, chín chắn hơn, mang đến cho ta những bài học quý giá không gì sánh được. Tuy nhiên trong cuộc sống cũng có những kí ức đau buồn của thời trẻ mà con người ta muốn quên đi, nó là vết thương lớn theo ta đến suốt đời. Lại có những người thu mình trong một góc từ nhỏ, ít giao lưu, những người này sẽ có ít kí ức để nhớ về. Chúng ta khi còn trẻ, còn chung sống, được cha mẹ nuôi nấng, bao bọc hãy cố gắng học tập, rèn luyện bản thân cũng như giữ những kí ức tốt đẹp nhất cho mình. Lớn hơn một chút, chúng ta hãy trân trọng những kỉ niệm đó cũng như cố gắng học tập để xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp hơn để con cháu đời sau khắc ghi. Đời người ngắn lắm, quỹ thời gian tưởng chừng như vô hạn nhưng thật ra lại rất hữu hạn, hãy trân trọng những kí ức tươi đẹp mà bạn đã có, quên đi những kí ức buồn đau, sống và hướng đến những điều tốt đẹp nhất để có một cuộc đời trọn vẹn, an yên.

Tìm kiếm google: Giải ngữ văn 11 bài 9, giải ngữ văn 11 sách cánh diều bài 9, Giải bài 9 Ôn tập, bài 9 Ôn tập

Xem thêm các môn học

Soạn bài văn 11 CTST mới

NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 1

BÀI 1: THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN (TÙY BÚT, TẢN VĂN)

BÀI 2: HÀNH TRANG VÀO TƯƠNG LAI (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

BÀI 3: KHÁT KHAO ĐOÀN TỤ (TRUYỆN THƠ)

BÀI 4: NÉT ĐẸP VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

BÀI 5: BĂN KHOĂN TÌM LẼ SỐNG (BI KỊCH)

NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 2

BÀI 6: SỐNG VỚI BIỂN RỪNG BAO LA (TRUYỆN NGẮN)

BÀI 7: NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY (TRUYỆN THƠ NÔM VÀ NGUYỄN DU)

BÀI 8: CÁI TÔI - THẾ GIỚI ĐỘC ĐÁO (THƠ)

BÀI 9: NHỮNG CHÂN TRỜI KÍ ỨC (TRUYỆN - TRUYỆN KÍ)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net