Giải chi tiết Ngữ văn 11 CTST mới bài 8 Thời gian

Giải bài 8 Thời gian sách ngữ văn chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu hỏi: Khi hình dung về thời gian, người ta thường nghĩ đến ngôn từ nào?

Hướng dẫn trả lời:

  • Khi hình dung về thời gian, người ta thường nghĩ đến các ngôn từ như: giây, phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm, thế kỷ, thời đại, v.v.

ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Hãy tưởng tượng âm thanh tiếng sỏi rơi trong lòng giếng cạn.

Hướng dẫn trả lời:
- Tiếng sỏi rơi trong lòng giếng cạn xuống hàng thành từng dòng riêng nhấn mạnh tiếng rơi của hồi ức khô khốc nặng nề, đó là tiếng rơi kỷ niệm chẳng hề êm dịu nếu như không muốn nói rằng đó là tiếng rơi chát đắng của dĩ vãng xuống nền hiện tại cằn cỗi. 

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Dòng thơ đầu tiên cho thấy nhà thơ hình dung như thế nào về thời gian và về quan hệ giữa thời gian với con người?

Hướng dẫn trả lời:

  • Nhà thơ hình dung thời gian như một chảy mãi không dứt, mang theo những thăng trầm, thay đổi không ngừng. Văn Cao cũng thể hiện sự tiếc nuối trước thời gian trôi đi, thấy rằng con người đang sống trong thời gian nhưng lại không thể giữ lấy nó.

Câu 2: Hình ảnh "chiếc lá khô" và "tiếng sỏi trong lòng giếng cạn" gợi cho bạn cảm nhận gì về thời gian?

Hướng dẫn trả lời:

- Hình ảnh "chiếc lá khô" gợi hình ảnh những chiếc lá xanh rồi cũng tàn tạ theo thời gian. Nhưng tác động khủng khiếp của thời gian đâu chỉ dừng lại ở những thứ hữu hình như chiếc lá kia. Thời gian còn làm phai nhạt, làm mờ đi những giá trị vô hình nhưng rất đẹp đẽ, quý giá của đời người, ấy là kỷ niệm.

- Hình ảnh "tiếng sỏi rơi trong lòng giếng cạn": Những viên sỏi kỷ niệm đã hiện về nhưng không để lại âm thanh gì vì lòng giếng đời người đã cạn. Khi lòng giếng bị lấp đầy cũng là lúc kỷ niệm biến mất cùng khói sương.

Câu 3: Hãy chỉ ra:

a. Điểm tương đồng giữa các hình ảnh "những câu thơ", "những bài hát" và "đôi mắt em" ở sáu dòng thơ cuối.

b. Điểm khác biệt giữa các hình ảnh vừa nêu (ở sáu dòng thơ cuối) và hình ảnh "những chiếc lá" (ở sáu dòng thơ đầu).

Hướng dẫn trả lời:

a. Điểm tương đồng giữa các hình ảnh "những câu thơ", "những bài hát" và "đôi mắt em": đều là phép tu từ ẩn dụ, khẳng định vẻ đẹp, sức sống vĩnh cửu của những câu thơ, những bài hát và thể hiện niềm tin của tác giả về sự trường tồn của những giá trị tinh thần của cuộc đời.

b. Điểm khác biệt giữa các hình ảnh trên:

- Hình ảnh "những câu thơ", "những bài hát": những tác phẩm nghệ thuật đích thực, đó là những hình ảnh ẩn dụ gợi lên những sáng tạo nghệ thuật làm giàu đẹp cho tâm hồn con người, đồng thời khẳng định sự bất tử của nghệ thuật.

- Hình ảnh "đôi mắt em": những kỉ niệm đẹp của tình yêu được so sánh với hai giếng nước, gợi vẻ đẹp, chiều sâu, sự trong mát ngọt lành. Tác giả thật tinh tế khi so sánh đôi mắt như hai giếng nước, điều đó đã gợi lên được sự trong trẻo, trong sáng và sẽ luôn đồng hành cùng với thời gian. Những kỉ niệm đẹp đẽ ấy sẽ còn đọng lại mãi trong tâm hồn và bất chấp thời gian.

Câu 4: Nhận xét về mối tương quan giữa các hình ảnh thơ theo cột ngang và cột dọc trong bảng sau:

Sáu dòng thơ đầu

Sáu dòng thơ cuối

Những chiếc lá khô

Những bài hát còn xanh

Những câu thơ còn xanh

Tiếng sỏi trong lòng giếng cạn

Hai giếng nước

Hướng dẫn trả lời:

* Nhận xét về mối tương quan giữa các hình ảnh thơ:

- Cả hai cột đều tập trung vào chủ đề của sự khô cằn và sự sống.

- Trong cột ngang, hai dòng thơ đầu tiên tập trung vào sự khô cằn của lá cây, trong khi hai dòng thơ cuối tập trung vào sự tươi tắn của những bài hát.

- Trong khi đó, trong cột dọc, những câu thơ còn xanh và tiếng sỏi trong lòng giếng cạn tập trung vào sự khô cằn, trong khi hai giếng nước ở phía dưới đại diện cho sự sống và nguồn nước. => Vì vậy, sự khô cằn và sự sống được đưa ra trong cả hai cột và có mối tương quan với nhau.

Câu 5: Nhận xét về nhạc điệu (thể hiện qua vần, nhịp, phối thanh, cấu trúc lặp...) của bài thơ "Thời gian".

Hướng dẫn trả lời:

  • Bài thơ được viết theo thể thơ tự do. Số câu trong mỗi đoạn không ổn định, đoạn đầu bốn câu và đoạn cuối ba câu. Số câu trong mỗi đoạn theo hướng giảm dần.

  • Nhịp điệu của câu thơ cũng lạ thường và rất linh hoạt nhằm nhấn mạnh ý, tạo ra một nhạc điệu đặc biệt.

  • Sử dụng biện pháp lặp cấu trúc

=> Văn Cao dùng các hình thức ngôn từ mang nhiều tầng nghĩa tượng trưng kết hợp với các biện pháp tu từ và đặc biệt là cách ngắt dòng, ngắt nhịp sáng tạo mới lạ để nêu lên vấn đề về thời gian trong cuộc sống của con người.

Câu 6: Đọc lại bài thơ Độc "Tiểu Thanh kí" (Nguyễn Du) mà bạn đã học trong Bài 7. Những điều trông thấy. Nêu ít nhất một điểm tương đồng và một điểm khác biệt trong cảm nhận về thời gian của hai tác giả Nguyễn Du và Văn Cao.

Hướng dẫn trả lời:

- Điểm tương đồng: cả hai đều có những suy nghĩ phân vân về thời gian. Nguyễn Du coi thời gian như một niềm vui đơn giản và Văn Cao lại thấy thời gian như một sự mất mát khó khăn trong tình yêu. Tuy nhiên cả hai đều thấy rằng thời gian không thể quay trở lại và tiếc nuối những gì đã mất đi.

- Điểm khác biệt: 

+ Trong bài thơ "Độc tiểu thanh kí" của Nguyễn Du, tác giả chủ yếu sử dụng tình tiết tự nhiên như hoa lá, bướm én, gió mây để miêu tả, tạo nên một bối cảnh lãng mạn, thơ mộng để thể hiện những tình cảm của nhân vật chính. Các tình tiết này còn giúp tác giả nhấn mạnh được sự chất chứa, sâu sắc của nhân vật và tạo nên một cảm xúc đong đầy tình cảm.

+ Còn đối với các tác phẩm của Văn Cao, ông thường chú trọng đến những thước phim của cuộc đời và những thăng trầm của con người trong cuộc sống. Những tình huống đó được tác giả mô tả chi tiết, khắc họa rõ nét, từ đó thể hiện được tâm trạng, suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật. Các tác phẩm của Văn Cao còn có tính chất chính trị cao, ông thường miêu tả các vấn đề xã hội, đặt câu hỏi những vấn đề đang tồn tại trong xã hội, từ đó thể hiện được quan điểm, tư tưởng của mình.

Câu 7: Tìm nghe một bài hát của Văn Cao và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm xúc của bạn khi nghe bài hát đó.

Hướng dẫn trả lời:

  • Khi nghe bài "Quốc Ca" của Văn Cao, em cảm thấy rất trang nghiêm và tình cảm. Những lời nhạc cao trào đã đánh thức lên bộn bề tình cảm trong em về đất nước yêu dấu này. Em không thể nhịn được nước mắt khi nghe đến những câu như "Đường vinh quang xây xác quân thù", "Cờ in máu chiến thắng vang hồn nước",  bởi những câu hát ấy kêu gọi người dân Việt Nam phải cùng nhau vực dậy, cùng nhau đoàn kết trong cuộc đấu tranh cho độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Bài hát này thực sự là một tác phẩm vang danh của nền âm nhạc Việt Nam, truyền tải qua từng giai điệu và lời bài hát sức mạnh của tình yêu dành cho quê hương, đất nước, ý chí căm thù giặc sâu sắc. Khi nghe bài hát này, em cảm thấy tự hào về dân tộc mình và đầy hi vọng về một tương lai tươi sáng cho Việt Nam.

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG 

Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Thời gian

Hướng dẫn trả lời:

- Giá trị nội dung:

Qua những lời thơ giản dị, đầy hàm súc đó, Văn Cao muốn gửi gắm thông điệp tới bạn đọc sự tri ân với thời gian, tri ân những điều xưa cũ và ghi nhớ về những điều đẹp đẽ, đó chính là nét nghệ thuật mãi mãi trường tồn.

- Giá trị nghệ thuật:

  • Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.Số câu trong mỗi đoạn không ổn định, đoạn đầu bốn câu và đoạn cuối ba câu. Số câu trong mỗi đoạn theo hướng giảm dần.
  • Nhịp điệu của câu thơ cũng lạ thường và rất linh hoạt nhằm nhấn mạnh ý, tạo ra một nhạc điệu đặc biệt.
  • Sử dụng biện pháp tương phản, đối lập
  • Sử dụng các phép tu từ: so sánh ( đôi mắt em- hai giếng nước) hoặc điệp ngữ (riêng, còn xanh), ẩn dụ ( câu thơ, bài hát – những sáng tạo nghệ thuật làm giàu đẹp cho tâm hồn con người)

Câu 2. Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Thời gian.

Hướng dẫn trả lời:

  • “Thời gian” của tác giả Văn Cao đem đến ý nghĩa lớn lao về quy luật của thời gian. Thời gian dẫu vẫn trôi “qua kẽ tay” nhưng những điều đẹp đẽ vẫn còn sống mãi, vẫn “còn xanh”.

Câu 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Thời gian.

Hướng dẫn trả lời:

1. Tác giả

- Văn Cao (1923 - 1995) tên thật là Nguyễn Văn Cao

- Quê ở Nam Định nhưng ông sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng, đây cũng là nơi ông bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình.

- Đặc điểm nghệ thuật

  • Văn Cao nổi bật ở nhiều thể loại, đặc biệt là ở lĩnh vực âm nhạc, có năng khiếu ở nhiều lĩnh vực khác như hội họa, viết văn hay ở các lĩnh vực về thẩm mĩ khác.
  • Giai đoạn đầu sáng tác, Văn Cao chủ yếu viết về nhạc tiền chiến sau đó mới chuyển sang viết văn, những tác phẩm của ông nổi bật và được văn học Việt Nam đánh giá cao.
  • Tác phẩm chính: Văn Cao có tác phẩm Tiến quân ca, bài hát đã trở thành quốc ca của nước Việt Nam - đó như là một niềm tự hào của hàng triệu người dân Việt Nam qua nhiều thế kỉ. Ông sáng tác không nhiều tác phẩm thơ ca nhưng luôn mang một nét độc đáo riêng biệt, chủ yếu được lấy từ tập thơ Lá (1988), Tuyển tập Văn Cao - Thơ (1994).

2. Tác phẩm Thời gian

- Thể loại: Thơ tự do

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm 

- Cấu tứ: Thời gian trôi qua thật nhanh nhưng vẻ đẹp, sức sống của những câu thơ, những bài hát là vĩnh cửu và cả đôi mắt của “em” thì mãi còn đó.

- Hoàn cảnh xuất xứ của tác phẩm: Bài thơ Thời gian được rút trong tập thơ Tuyển tập Văn Cao - Thơ sáng tác năm 1994

- Bố cục:

  • Phần 1( 4 câu thơ đầu): Thời gian bị tàn phá
  • Phần 2 (3 câu cuối): Khẳng định sức sống mãnh liệt và trường tồn của thời gian

Câu 4. Phân tích tác phẩm Thời gian.

Hướng dẫn trả lời:

Trong bài thơ “Thơ bình phương, đời lập phương”, nhà thơ Chế Lan Viên từng viết:

“Cái kết tinh của vần thơ và muối bể
Muối lắng ở ô nề, thơ đọng ở bề sâu”.

Quả thực, những gì đẹp đẽ nhất, quý giá nhất, tinh diệu nhất của thơ ca luôn “lắng ở bề sâu”, bề sâu của tình cảm, cảm xúc, của tư tưởng, ngôn ngữ… Nếu những gì quý giá nhất của nước biển kết tinh trong những hạt muối “lắng ở ô nề” dễ thấy thì những gì tinh túy nhất của thơ lại “đọng ở bề sâu”, bề sau, bề xa không dễ thấy, không dễ cảm, “không thể lấy mắt thường mà xem, miệng thường mà nếm được” (Hoàng Đức Lương).

Đến với bài thơ “Thời gian” của Văn Cao, người đọc thêm một lần cảm nhận được sự dồn nén cô đọng của cảm xúc, của tư tưởng qua những vần thơ đầy ám ảnh, hàm súc:

Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
….
Và đôi mắt em
như hai giếng nước

Cảm thức về thời gian, suy tư, cắt nghĩa về thời gian là một trong những chủ đề lớn trong văn học. Tiếp nối mạch suy tưởng về thời gian, bài thơ Thời gian của Văn Cao được chia thành hai khổ liền mạch, tạo ra một cấu tứ tương phản. Sáu câu thơ đầu là những suy tư của nhà thơ – nhạc sĩ tài danh về tác động khủng khiếp của thời gian với con người, cuộc đời:

Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Kỷ niệm trong tôi
rơi
như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn.

Thời gian vốn là đại lượng vô hình, vô ảnh, nhưng trong cảm nhận của Văn Cao, thời gian có thể trôi chảy, lọt “qua kẽ tay”. Câu thơ 5 chữ, gợi ra liên tưởng con người với khao khát muốn nắm giữ, cầm nắm được thời gian vĩnh viễn trong lòng bàn tay. Đằng sau khát vọng mãnh liệt ấy là nỗi đau, là sự bất lực của con người trước dòng chảy miên viễn của thời gian.

Khi “thời gian qua kẽ tay”, nó sẽ làm sự sống tàn phai, “làm khô” những chiếc lá xanh tươi giàu nhựa sống ngày nào. Nhưng tác động khủng khiếp của thời gian đâu chỉ dừng lại ở những thứ hữu hình như chiếc lá kia. Thời gian còn làm phai nhạt, làm mờ đi những giá trị vô hình nhưng rất đẹp đẽ, quý giá của đời người, ấy là kỷ niệm.

Kỷ niệm là một trong những ký ức quý giá nhất mà người ta có thể lưu giữ lại trong tâm trí về những người, những vật, những việc đã qua trong đời. Nhờ kỉ niệm, đời sống của con người không bị biến thành hư vô, không trở nên vô nghĩa. Ấy vậy mà dưới tác động của thời gian khắc nghiệt, ngay cả những giá trị tinh thần ấy cũng bị mài mòn, phai nhạt.

Khổ thơ đầu gợi ra ý niệm mang tính triết học bi quan về tác động nghiệt ngã của thời gian với con người, sự sống. Ngỡ như ta sẽ gặp lại “nỗi sầu nhân thế” ngày nào trong thơ ca, nhưng đến khổ thơ tiếp theo, Văn Cao lại cho người đọc thấy có những điều sẽ bất chấp qui luật khắc nghiệt đó của thời gian, đó là “những câu thơ”, “những bài hát” và “đôi mắt em”:

Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
Và đôi mắt em
như hai giếng nước

Điệp từ “riêng”, điệp ngữ “còn xanh” được lặp lại hai lần, như một sự khẳng định mạnh mẽ, thể hiện thái độ bướng bỉnh, thách thức chống lại tác động của thời gian. “Câu thơ”, “bài hát” là hình ảnh ẩn dụ để chỉ những sáng tạo nghệ thuật làm giàu đẹp cho tâm hồn con người.

Chỉ có những câu thơ, bài hát ấy là đi cùng năm tháng, “nằm ngoài định luật của sự băng hoại”, “không thừa nhận cái chết”. Nghệ thuật ra đời là một trong những cách thức màu nhiệm để con người cưỡng lại sự khốc liệt của lưỡi hái thời gian.

Cùng với nghệ thuật, con người còn tìm được một thứ “vũ khí” hữu hiệu nữa để chọi lại thời gian, ấy là “đôi mắt em”:

Và đôi mắt em
như hai giếng nước

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, là biểu tượng của tình yêu. Tình yêu lại chính là cội nguồn làm nên những điều kì diệu, làm nên sự thăng hoa trong nghệ thuật. “Thế giới không có tình yêu thì mặt trời sẽ tắt” (V.Hugo).

Bất chấp tất cả những đắng cay, nghiệt ngã của số phận, của thời gian, con người vẫn sáng tạo được, vì có “đôi mắt em” “như hai giếng nước” trong trẻo, tràn đầy mến thương. Đó là gì nếu không phải là sự bất tử của cái đẹp trước tác động khốc liệt của thời gian?

Thời gian làm khô những chiếc lá đời người nhưng lại làm xanh chiếc lá của thơ ca nhạc họa. Thời gian làm rơi những kỷ niệm trong lòng giếng cạn nhưng không thể làm khô đôi mắt của tình yêu như hai giếng nước ngọt lành. Với những cảm xúc, suy tư “đọng ở bề sâu” như thế, với niềm tin mãnh liệt mà sâu sắc như thế, bài thơ “Thời gian” của Văn Cao sẽ như chiếc lá mãi “còn xanh”, như sự vĩnh hằng, bất tử của Nghệ thuật – Tình yêu và cái đẹp!

Tìm kiếm google: Giải ngữ văn 11 bài 8, giải ngữ văn 11 sách cánh diều bài 8, Giải bài 8 Thời gian, bài 8 Thời gian

Xem thêm các môn học

Soạn bài văn 11 CTST mới

NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 1

BÀI 1: THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN (TÙY BÚT, TẢN VĂN)

BÀI 2: HÀNH TRANG VÀO TƯƠNG LAI (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

BÀI 3: KHÁT KHAO ĐOÀN TỤ (TRUYỆN THƠ)

BÀI 4: NÉT ĐẸP VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

BÀI 5: BĂN KHOĂN TÌM LẼ SỐNG (BI KỊCH)

NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 2

BÀI 6: SỐNG VỚI BIỂN RỪNG BAO LA (TRUYỆN NGẮN)

BÀI 7: NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY (TRUYỆN THƠ NÔM VÀ NGUYỄN DU)

BÀI 8: CÁI TÔI - THẾ GIỚI ĐỘC ĐÁO (THƠ)

BÀI 9: NHỮNG CHÂN TRỜI KÍ ỨC (TRUYỆN - TRUYỆN KÍ)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net