Giải chi tiết Ngữ văn 11 CTST mới bài 5 Vĩnh biệt cửu trùng đài

Giải bài 5 Vĩnh biệt cửu trùng đài sách ngữ văn chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu hỏi: Đã bao giờ bạn tự hỏi: " Tôi là ai? Ước mơ lớn nhất của tôi là gì? Tôi có thể làm gì để đạt được ước mơ ấy?". Hãy chia sẻ với các bạn những suy nghĩ đó của mình.

Hướng dẫn trả lời:
Chắc hẳn ai cũng đã tự đặt cho mình các câu hỏi như: " Tôi là ai? Ước mơ lớn nhất của tôi là gì? Tôi có thể làm gì để đạt được ước mơ ấy?". Em cũng đã từng như vậy. Ước mơ lớn nhất của em chính là có thể trở thành một bác sĩ. rong tiềm thức của em thì bác sĩ là một người vô cùng vĩ đại, vì bác sĩ chính là người chữa trị cho tất cả mọi người khi bị ốm đau, bệnh tật. Đã có lần em bị ốm nặng, ho nhiều, người thì rất khó chịu. Bố mẹ đã đưa em đi đến bác sĩ, sau khi được bác sĩ thăm khám và cho uống thuốc thì em đã đỡ rất nhiều, không còn khó chịu như lúc trước nữa, vài ngày sau thì em đã khỏi ốm. Em càng ngưỡng mộ nghề này hơn. Một lí do khác mà em ước trở thành bác sĩ, đó chính là em muốn giúp đỡ cho các bạn, các bác, các cô nghèo nhưng không có tiền đi bệnh viện. Những người đó vô cùng đáng thương vì dù bệnh nặng đến đâu cũng chỉ có thể tự mình cắn răng chịu đựng, không có tiền đi khám khiến cho bệnh tình ngày càng trở nặng hơn. Em sẽ nỗ lực, cố gắng học tập thật tốt để có thể trở thành một người bác sĩ giỏi. Để thực hiện được ước mơ của mình sẽ phải trải qua rất nhiều khó khăn nhưng khi còn có mơ ước thì em sẽ cố gắng thực hiện đến cùng.

ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Lời thoại của Vũ Như Tô và Đan Thiềm cho thấy họ có quan điểm như thế nào về hành động và cảm xúc của quần chúng nhân dân.

Hướng dẫn trả lời:

  • Lời thoại của Vũ Như Tô và Đan Thiềm cho thấy họ có quan điểm ngạc nhiên và cảm thấy oan ức về hành động và cảm xúc của quần chúng nhân dân. Vũ Như Tô không hề nghĩ việc mình xây dựng Cửu Trùng Đài cho đất nước lại là có tội. Đến khi cuộc nổi loạn nổ ra, Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô chạy chốn nhưng ông vẫn không chịu vì tin vào việc làm “quang minh chính đại” của mình, vẫn hy vọng sẽ thuyết phục được An Hòa Hầu – kẻ cầm đầu phe phản loạn.

Câu 2: Vì sao Đan Thiềm luôn tỏ ra lo lắng còn Vũ Như Tô lại không?

Hướng dẫn trả lời:

  • Vì nàng hiểu được tình thế hiện tại, lo lắng cho Vũ Như Tô. Vũ Như Tô không hề nghĩ việc mình xây dựng Cửu Trùng Đài cho đất nước lại là có tội. Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô chạy chốn nhưng ông vẫn không chịu vì tin vào việc làm “quang minh chính đại” của mình, nàng khuyên Vũ Như Tô chạy chốn để bảo toàn tính mạng -> Nàng có thể hy sinh tính mạng để bảo vệ người tài.

Câu 3: Từ lời của Nguyễn Vũ, bạn dự đoán điều gì sẽ xảy ra với các nhân vật trong đoạn trích?

Hướng dẫn trả lời:

  •  Từ lời của Nguyễn Vũ, có thể thấy Duy Sản là người tiểu nhân sẽ quay lại trả thù, làm hại hoàng thượng, làm hại Nguyễn Vũ vì đã khiến mình bị mất mặt

Câu 4: Chú ý giọng điệu các lời thoại của Đan Thiềm trong đoạn này.

Hướng dẫn trả lời:
Gọng điệu các lời thoại của Đan Thiềm trong đoạn này thể hiện sự gấp gáp, lo sợ người tài giỏi như Vũ Như Tô sẽ bị giết nên đã hạ mình van xin để Vũ Như Tô được sống, vừa lo vừa thể hiện sự dũng cảm.

Câu 5: So sánh biểu cảm của Vũ Như Tô và quân sĩ trước sự sụp đổ của Cửu Trùng Đài.

Hướng dẫn trả lời:

Vũ Như Tô: Đau đớn, xót xa khi Cửu Trùng Đài bị đốt.

Quân sĩ lại vui vẻ và ăn mừng hả hê.

-> Thể hiện sự mâu thuẫn:   - Cửu Trùng Đài bị đốt, Vũ Như Tô chết, nhân dân trước sau không hiểu gì về việc sáng tạo của nghệ sĩ, họ càng không hiểu việc làm của quần chúng và phe cánh nổi loạn, nếu ông trốn đi thì mâu thuẫn vẫn không thể giải quyết.

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Tóm tắt diễn biến sự kiện và hành động của các nhân vật từ Lớp I đến Lớp IX.

Hướng dẫn trả lời:

  •  Ở hồi này, mâu thuẫn giữa dân chúng, những người bị bắt làm phu phen khổ sai và tầng lớp phong kiến, vua chúa ngày càng gay gắt. Lợi dụng điều đó, Quận công Trịnh Duy Sản – kẻ cầm đầu phe đối lập trong triều đình – đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ làm phản, giết chết cả Lê Tương Dực, Vũ Như Tô và Đan Thiềm. Còn Đài Cửu Trùng thì bị đập phá, thiêu hủy.

Câu 2: Qua hệ thống nhân vật ở các lớp kịch, hãy xác định những xung đột cơ bản của văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.

Hướng dẫn trả lời:

Các xung đột cơ bản: 

- Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động với tầng lớp phong kiến.

- Mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô và những người phu phen bị bắt bớ, phu dịch để xây Cửu Trùng Đài ⇒ Mâu thuẫn giữa nghệ thuật thuần túy, cao siêu và đời sống hiện thực của con người.

Câu 3: Bạn hình dung thế nào về công trình " Cửu Trùng Đài" mà Vũ Như Tô đang xây dựng dở dang? Việc xây dựng công trình ấy có phải là nguyên nhân chính gây nên bạo loạn và kết cuộc bi thảm ở cuối Hồi V hay không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

Mọi mâu thuẫn trong vở kịch đều xoay quanh công trình kiến trúc vĩ đại này.

     Đó là một công trình kiến trúc mà tầm vóc không chỉ tính đếm bằng lượng gỗ cây đại khối, cho dù là những con số nghe qua cũng đủ kinh hoàng:  200 vạn cây gỗ chất đống cao như núi, 20 vạn phiến đá lớn, 40 vạn phiến đá nhỏ đều từ Chân Lạp tải ra. Đặc biệt công trình này lúc nào cũng cần tới 15 vạn thợ - con số kinh hoàng ngang tầm với một cuộc chiến tranh.

    Tầm vóc của nó phải hình dung bằng tầm vóc ý tưởng, khát vọng ngạo nghễ của người tạo ra nó: một công trình độc nhất vô nhị vượt qua được tất cả các kì quan của Ấn Độ, Trung Quốc, Chiêm Thành… mà người đời thường truyền tụng. Một kì quan bền vững, bất diệt. Đặc biệt, tác giả của nó không thèm tranh tinh xảo với người mà “tranh tinh xảo với hóa công”.

     Đó là hiện thân của cái ĐẸP, không phải cái ĐẸP thông thường mà là cái ĐẸP siêu đẳng. Nó còn là hiện thân cho cái đẹp của sự xa hoa, lãng phí.

     Ý nghĩa biểu tượng thâm trầm của Cửu Trùng Đài được cắt nghĩa từ nhiều mối quan hệ.

  • Với Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài hiện thân cho mộng lớn.
  • Với Đan Thiềm, Cửu Trùng Đài hiện thân cho niềm kiêu hãnh nước nhà.
  • Với Lê Tương Dực, Cửu Trùng Đài là quyền lực và ăn chơi.
  • Với dân chúng, Cửu Trùng Đài là món nợ mồ hôi, xương máu, nước mắt.

Cuối vở kịch, Cửu Trùng Đài bị đốt, Vũ Như Tô và Đan Thiềm tột cùng đau đớn vĩnh biệt Cửu Trùng Đài và vĩnh biệt nhau (- Đan Thiềm: Đài lớn tan tành, ông Cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt.

-Vũ Như Tô: Đan Thiềm! Xin cùng bà vĩnh biệt!) thì cái tên Cửu Trùng Đài còn có ý nghĩa là biểu tượng cho “giấc mộng lớn”, cho sự bền vững, trường tồn. Nhưng cái đẹp và sự tồn tại của nó hóa ra chỉ ngắn ngủi, mong manh như một giấc chiêm bao.

-> Việc xây dựng công trình ấy là nguyên nhân chính gây nên bạo loạn và kết cuộc bi thảm ở cuối Hồi V vì nó khiến cho Vũ Như Tô phải trả giá bằng mạng sống.

Câu 6: Thể loại bi kịch thường kết thúc với cái chết hoặc sự mất mát khủng khiếp của nhân vật. Từ đoạn kết của bi kịch Vũ Như Tô, hãy chỉ ra những mất mát mà nhân vật chính phải gánh chịu.

Hướng dẫn trả lời:

Ở hồi cuối, mâu thuẫn giữa nghệ thuật cao siêu, vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh vẫn chưa được giải quyết dứt khoát. Vũ Như Tô đến tận lúc chết vẫn không nhận ra được bi kịch, mâu thuẫn mà mình mắc phải, vẫn đinh ninh mình vô tội, thà chết chứ không nhận sai.

Câu 7: Theo bạn, bi kịch Vũ Như Tô là tác phẩm có một chủ đề hay nhiều chủ đề? Điều đó đã được thể hiện trong Hồi V ( Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài) như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

  • Theo em, bi kịch Vũ Như Tô là tác phẩm có nhiều chủ đề. Điều đó đã được thể hiện trong Hồi V ( Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài) như qua lời tựa đề và các tình huống. Lẽ phải thuộc về Vũ Như Tô hay những kẻ giết Vũ Như Tô? Tác giả không thể đưa ra một lời giải đáp thỏa đáng. Qua đó có thể thấy chân lí không hoàn toàn thuộc về phía nào: việc mất Cửu Trùng Đài vừa nên mừng vừa nên tiếc....

Câu 8: Qua văn bản trên, tác giả muốn thể hiện thông điệp và tư tưởng gì? Tư tưởng và thông điệp đó còn có ý nghĩa gì đối với đời sống đương đại không?

Hướng dẫn trả lời:

Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần túy với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân,...

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG 

Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Vĩnh biệt cửu trùng đài

Hướng dẫn trả lời:

- Giá trị nội dung: 

  • Tác phẩm đã thể hiện được quan điểm dân tộc, giữa cái chung với cái riêng, và với cái mang tính chất của cường quyền, với thế lực và lợi ích của nhân dân, tác phẩm đã để lại cho người đọc nhiều cảm xúc bởi tài năng trong việc xây dựng nên những bi kịch mâu thuẫn để làm nổi bật lên tính bi kịch trong tác phẩm.
  • Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thủa về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật thuần túy cao siêu muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân.

- Giá trị nghệ thuật: 

  • Khắc họa hình tượng nhân vật
  • Chú trọng thể hiện tính cách diễn biến tâm trạng nhân vật
  • Xây dựng các mâu thuẫn kịch tính
  • Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao
  • Lớp kịch trong hồi V được chuyển một cách linh hoạt, tự nhiên, logic, liền mạch tạo nên sự hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.

Câu 2. Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Vĩnh biệt cửu trùng đài

Hướng dẫn trả lời:

Ca ngợi tài hoa hiếm có của kiến trúc sư Vũ Như Tô và hoài bão cao đẹp của ông nhưng cũng phê phán cách làm sai lầm của ông. 

Câu 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Vĩnh biệt cửu trùng đài

Hướng dẫn trả lời:

1. Tác giả

  • Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960), ông sinh ra trong một gia đình nhà nho có tinh thần yêu nước ở làng Dục Tú, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Dục Tú, huyện đông Anh, Hà Nội).
  • Bao trùm lên sáng tác của nhà văn là nguồn cảm hứng lớn về lịch sử. Viết văn để tỏ lòng yêu nước, đó là triết lí sống và là quan điểm sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng: “Phận sự một người tầm thường như tôi muốn tỏ lòng yêu nước thì chỉ có việc viết văn quốc ngữ thôi.”
  • Trong văn của ông luôn đầy chất thơ của cuộc sống và chất chứa những bài ca hy vọng, những bài học về tình thương yêu những người thân, xóm giềng, cộng đồng và đồng loại.
  • Tác phẩm chính: Vũ Như Tô (kịch, 1941), Bắc Sơn (kịch, 1946), Những người ở lại (kịch, 1948), Đêm hội Long Trì (tiểu thuyết, 1942), An Tư (tiểu thuyết, 1945), Sống mãi với thủ đô (tiểu thuyết, 1961), Kí sự Cao Lạng (kí, 1951)...

2. Tác phẩm

- Tác phẩm được viết xong vào mùa hè năm 1941, tựa đề vào tháng 6 năm 1942.

-  Đoạn trích: thuộc hồi thứ V (Một cung cấm) của vở kịch Vũ Như Tô.

3. Bố cục

- Phần 1 (từ lớp I đến lớp VI): Cuộc trò chuyện giữa Vũ Như Tô với Đan Thiềm, cung nữ và nội giám, Vũ Như Tô bàng hoàng nhận ra bi kịch đang cận kề.

- Phần 2 (từ lớp VII đến lớp IX): Quân phản loạn đốt Cửu Trùng Đài và kết án Vũ Như Tô.

Câu 4. Phân tích tác phẩm Vĩnh biệt cửu trùng đài.

Hướng dẫn trả lời:

Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) xuất thân trong một gia đình Nho giáo ở làng Dục Tú, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội). Năm 1943, ông tham gia Hội Văn hoá cứu quốc do Đảng lãnh đạo và là đại biểu tham dự Quốc dân Đại hội ở Tận Trào tháng Tám năm 1945. Trong sáng tác, Nguyễn Huy Tưởng có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có đóng góp nổi bật ở các thể loại tiểu thuyết và kịch. Văn phong của ông giản dị, trong sáng và thâm trầm, sâu sắc. Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Tác phẩm chính: các vở kịch Vũ Như Tô (1941), Bắc Sơn (1946), Những người ở lại (1948), kịch bản phim Lũy hoa (1960); các tiểu thuyết Đêm hội Long Trì (1942), An Tư (1945), Sống mãi với Thủ đổ (1961); kí: Kí sự Cao - Lạng (1951),... Vũ Như Tô là vở kịch đặc sắc của Nguyễn Huy Tưởng.

Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân.

Vũ Như Tô - một kiến trúc sư thiên tài bị vua Lê Tương Dực bắt xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nơi hưởng lạc, vui chơi với các cung nữ. vốn là một nghệ sĩ chân chính gắn bó với nhân dân, cho nên mặc dù bị Lê Tương Dực dọa giết, Vũ Như Tô vẫn ngang nhiên chửi mắng tên hôn quân ấy và kiên quyết từ chối xây Cửu Trùng Đài (hồi I).

Đan Thiềm, một cung nữ đã thuyết phục Vũ Như Tô chấp nhận yêu Cầu của Lê Tương Dực, lợi dụng quyền thế và tiền bạc của hắn, trổ hết tài năng để xây dựng cho đất nước một tòa lâu đài vĩ đại bền như trăng sao, có thể tranh tinh xảo với hóa công để cho dân ta nghìn thu còn hãnh diện.

Theo lời khuyên, Vũ Như Tô đã thay đổi thái độ, chấp nhận xây cửu Trùng Đài. Từ đó, ông dồn hết tâm trí và bằng mọi giá xây dựng tòa đài sao cho thật hùng vĩ, tráng lệ. Tuy nhiên, ông đã vô tình gây biết bao tai hoa cho nhân dân. Để xây dựng Cửu Trùng Đài, triều đình ra lệnh tăng thêm sưu thuế, bắt thêm thợ giỏi, tróc nã, hành hạ những người chống đối. Dân căm phẫn vua vì vua làm cho dân cùng, nước kiệt; thợ oán Vũ Như Tô bởi nhiều người đã chết vì tai nạn, vì ông cho chém đầu những kẻ chạy trốn. Công cuộc xây dựng càng gần thành công thì mâu thuẫn giữa tập đoàn thống trị xa hoa trụy lạc với dân chúng nghèo khổ, giữa Vũ Như Tô với những người thợ lành nghề và người lao động mà ông hằng yêu mến càng căng thẳng, gay gắt (hồi II, III, IV).

Lợi dụng tình hình rối ren và mâu thuẫn ấy, Quận công Trịnh Duy Sản - kẻ cầm đầu phe đối lập trong triều đình đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ làm phản, giết vua Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm. Cửu Trùng Đài bị chính những người thợ đập phá và thiêu hủy (hồi V).

Đoạn Vĩnh biệt Cữu Trùng Đài là hồi V của vở kịch, thể hiện hiểu biết sâu sắc về nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng: ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao; dùng ngôn ngữ, hành động của nhân vật để khắc họa tính cách, miêu tả tâm trạng, dẫn dắt và đẩy xung đột kịch đến cao trào.

Trong cung cấm, Đan Thiềm đột ngột hớt hơ hớt hải chạy vào, mặt cắt không còn hột máu, giục giã Vũ Như Tô hãy trốn mau bởi loạn đến nơi rồi. Dân gian đói kém nổi lên, quận công Trịnh Duy Sản mượn tiếng đi dẹp giặc rồi quay binh về làm loạn. Nhưng Vũ Như Tô kiên quyết không chịu rời Cửu Trùng Đài một bước. Vừa lúc đó, Nguyễn Vũ lật đật chạy vào hỏi tình hình lo lắng cho tính mạng của nhà vua. Lê Trung Mại xuất hiện thông báo Duy Sản đã đốt lửa hiệu giả báo có giặc, nhà vua lẻn ra cửa Bảo Khánh chạy giặc thì bị Ngô Hạch võ sĩ của Duy Sản đâm chết. Khâm Đức hoàng hậu hay tin cũng nhảy vào lửa tự thiêu. Nguyễn Vũ khóc lóc và rút dao tự tử. Một bọn nội gián khác thông báo thêm sau khi giết vua Lê Tương Dực, triều đình đã lập vua khác lên ngôi. Võ Tả Hầu là Phùng Mai đứng lên mắng quân phản nghịch đã bị chém đầu ngay lập tức. An Hòa Hầu ở bến Bồ Đề kéo quân về đốt phá kinh thành. Thợ xây Cửu Trùng Đài quá nửa theo về quân phản nghịch. Đan Thiềm tiếp tục giục Vũ Như Tô đi trốn nhưng ông vẫn kiên quyết ở lại. Quân khởi loạn kéo vào. Đan Thiềm không thể xin tha được cho Vũ Như Tô, nàng bị chúng kéo đi nên chi còn biết Xin cùng ông vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô khăng khăng cho là mình không có tội, xin vào thưa với chủ tướng ý nguyện tốt đẹp khi xây Cửu Trùng Đài nhưng quân lính không nghe và cho biết chính An Hòa Hầu đã ra lệnh đốt sạch Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô đau đớn, vỡ mộng, chua chát chấp nhận cái chết bi thảm.

Vũ Như Tô và Đan Thiềm coi Cửu Trùng Đài là cả phần xác lẫn phần hồn của cuộc đời mình. Vì nó mà Vũ Như Tô chấp nhận làm việc cho hôn quân bạo chúa. Vì nó mà dù bị thương trên công trường, ông vẫn tiếp tục chỉ đạo công việc. Cũng vì nó, để giữ gìn kỉ luật, ông buộc phải trị tội những người thợ bỏ trốn. Cũng lại vì nó mà ông quyết ở lại trong cung cấm, giữa cơn biến loạn để bảo vệ không phải mạng sống của mình mà là bảo vệ Cửu Trùng Đài - sinh mạng nghệ thuật của cả đời ông.

Tính cách nổi bật nhất ở Vũ Như Tô là tính cách của người nghệ sĩ tài hoa hiện thân cho niềm khao khát và đam mê sáng tạo Cái Đẹp. Nhưng trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, thì Cái Đẹp ấy thành ra phù phiếm. Nó sang trọng, siêu đẳng, thậm chí cao cả và đẫm máu như một bông hoa ác. Vì thế, đi đến tận cùng niềm đam mê, khao khát ấy, Vũ Như Tô tất phải đối mặt với bi kịch đau đớn của đời mình: ông trở thành kẻ thù của dân chúng, thợ thuyền mà không hay biết.

Tài ba của Vũ Như Tô được nói đến chủ yếu ở các hồi kịch trước, thông qua hành động của ông và nhất là qua lời của các nhân vật khác nói về ông. Tài nghệ của ông đạt đến mức siêu phàm, được Đan Thiềm ca ngợi là một thiên tài ngàn năm chưa dễ có một, có thể sai khiến gạch đá như viên tưởng cầm quân. Trong hồi thứ V, những lo lắng, toan tính và thái độ của Đan Thiềm khi nói về Vũ Như Tô đủ cho thấy cái tài ấy quả là hiếm hoi: tài kia không nên để uổng..; Ông mà có mệnh hệ nào thì nước ta không còn ai điểm tô nữa... Đừng để phi tài trời. Hồi V không nói nhiều đến tài năng của nhân vật (chỉ có Đan Thiềm nhắc đến) mà đặt Vũ Như Tô vào việc tìm kiếm một câu trả lời: Việc mình nhận xây Cửu Trùng Đài là đúng hay sai? Có công hay có tội? Nhưng Vũ Như Tô không trả tời được thỏa đáng câu hỏi đó bởi ông chỉ đứng trên lập trường của người nghệ sĩ mà không đứng trên lập trường của nhân dân, đứng trên lập trường Cái Đẹp mà không đứng trên lập trường Cái Thiện. Hành động của ông không hướng đến sự hòa giải mà thách thức và chấp nhận sự hủy diệt. Vũ Như Tô đã từng tranh tinh xảo vôi hóa công, giờ lại bướng bỉnh tranh phải - trái với số phận và với cuộc đời. Hành động kịch hướng vào cuộc đua tranh này và thể hiện tập trung qua diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô.

Vũ Nhự Tô vì chìm đắm trong khao khát, đam mê Cái Đẹp mà trở nên mơ mộng và ảo tưởng. Giấc mộng ấy bắt đầu từ khi ông quyết định nhận lời xây Cửu Trùng Đài cho Lê Tương Dực, mượn tay bạo chúa để xây một công trình tô điểm cho đời. Càng sáng suốt trong sáng tạo thiết kế, thi công Cửu Trùng Đài bao nhiêu, Vũ Như Tô càng xa rời thực tế bấy nhiêu.

Ngay cả khi sự thật phũ phàng của Cơn biến loạn dội đến, Đan Thiềm cố gắng kéo ông ra khỏi giấc mộng bằng thông tin kinh hoàng là loạn đến nơi rồi và bằng phản ứng dữ dội của dân chúng đối với ông: Ai ai cũng cho ông là thủ phạm. Vua xa xỉ là vì ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông, man di oán giận là vì ông, thần nhân trách móc là vì ông:., mà Vũ Như Tô vẫn không tỉnh, vẫn cho là họ hiểu nhầm.

Tìm kiếm google: Giải ngữ văn 11 bài 5, giải ngữ văn 11 sách chân trời sáng tạo bài 5, Giải bài 5 Vĩnh biệt cửu trùng đàit, bài 5 Vĩnh biệt cửu trùng đài

Xem thêm các môn học

Soạn bài văn 11 CTST mới

NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 1

BÀI 1: THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN (TÙY BÚT, TẢN VĂN)

BÀI 2: HÀNH TRANG VÀO TƯƠNG LAI (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

BÀI 3: KHÁT KHAO ĐOÀN TỤ (TRUYỆN THƠ)

BÀI 4: NÉT ĐẸP VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

BÀI 5: BĂN KHOĂN TÌM LẼ SỐNG (BI KỊCH)

NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 2

BÀI 6: SỐNG VỚI BIỂN RỪNG BAO LA (TRUYỆN NGẮN)

BÀI 7: NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY (TRUYỆN THƠ NÔM VÀ NGUYỄN DU)

BÀI 8: CÁI TÔI - THẾ GIỚI ĐỘC ĐÁO (THƠ)

BÀI 9: NHỮNG CHÂN TRỜI KÍ ỨC (TRUYỆN - TRUYỆN KÍ)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net