Câu 1: Bạn có suy nghĩ gì về hình ảnh người vợ trong văn bản?
Hướng dẫn trả lời:
Dì Bảy trong bài tản văn giống như hình tượng hòn Vọng Phu ở các câu chuyện cổ. Vì qua câu chuyện, em thấy được ở dì sự chờ đợi, thương yêu, không quản khó nhọc hi sinh vun vén gia đình, thủy chung một lòng với người chồng nơi chiến trận. Dù biết chồng đã hi sinh, dì cũng không màng đoái hoài tới những lời dạm hỏi, một lòng chăm lo cho gia đình nhỏ, ngày ngày ngồi đợi trước hiên nhà, hoài vọng quá khứ đã đi qua.
Câu 2: Niềm khát khao đoàn tụ được thể hiện trong văn bản như thế nào? Hãy nêu một số chi tiết tiêu biểu thể hiện điều này.
Hướng dẫn trả lời:
Câu 3: Bạn đã bao giờ nghe câu chuyện nào khác kể về sự chia ly và khát vọng đoàn tụ trong cuộc sống hay chưa? Hãy chia sẻ câu chuyện đó với các bạn bằng cách kể hoặc viết lại.
Hướng dẫn trả lời:
Câu chuyện của Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Tôi có người bạn, nhà thơ, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng, anh ấy khi đang làm nghiên cứu sinh ở Nga, đứa con gái 13 tuổi mất tích mà chỉ sau mấy ngày, tóc anh bạc trắng cho đến tận bây giờ. Và anh suốt đời vẫn đi lang thang, ngày đêm chờ đứa con trở về, kể cả nó có trở về trong hình thức nào, trở về trong số phận nào, trở về trong một ngôn ngữ nào mặc dù có thể tiếng Việt đã lãng quên thì đấy vẫn là niềm hạnh phúc lớn nhất.
Anh nói với tôi rằng đôi mắt trần tục của anh có thể ngủ như một người bình thường nhưng đôi mắt yêu thương, đợi chờ lương tâm anh mở suốt mấy chục năm nay không bao giờ nhắm được. Nếu không tìm được người con đấy là nỗi đau lớn của bạn tôi.
Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Ngồi đợi trước hiên nhà
Hướng dẫn trả lời:
Giá trị nội dung:
Giá trị nghệ thuật:
Câu 2. Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Ngồi đợi trước hiên nhà
Hướng dẫn trả lời:
Câu 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Ngồi đợi trước hiên nhà
Hướng dẫn trả lời:
1. Tác giả
- Huỳnh Như Phương sinh năm 1955, quê quán ở Quảng Ngãi
- GS Huỳnh Như Phương là nhà giáo chuyên giảng dạy lý thuyết văn học ở Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM, đồng thời là nhà nghiên cứu, phê bình văn học trước năm 1975.
- Lúc chưa tới tuổi 20, Huỳnh Như Phương đã có bài đăng trên các tạp chí có khuynh hướng thiên tả lúc đó như Trình Bầy, Đối Diện.
2. Tác phẩm
3. Bố cục
Chia văn bản làm 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “đôi người đôi ngả”: Tình cảnh ly tán “kẻ Bắc người Nam” của những gia đình có người tập kết ra Bắc.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “tìm mộ phần của dượng”: Tình cảnh đáng thương của dì Bảy khi dượng Bảy ra chiến trận.
- Đoạn 3: còn lại: Tấm lòng thủy chung, son sắt của Dì
Câu 4. Phân tích tác phẩm Ngồi đợi trước hiên nhà.
Hướng dẫn trả lời:
Chiến tranh đã qua đi những những hậu quả mà chiến tranh để lại thì vẫn còn mãi. Một trong những hậu quả nặng nề mà chiến tranh để lại có là sự cô đơn, bơ vơ, chờ đợi trong mòn mỏi đến vô vọng của những người phụ nữ có chồng đi chiến trận và ở lại vĩnh viễn nơi chiến trường xa xôi kia.
Dì Bảy trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của nhà văn Huỳnh Như Phương chính là người phụ nữ như thế.
Dì Bảy và dượng Bảy lấy nhau được chừng một tháng thì dượng phải ra miền Bắc tập kết. Hạnh phúc ngắn chẳng tày gang thì đôi người đôi ngả. Dì ở nhà mong ngóng chờ đợi tin tức của chồng mình qua những dòng thư ngắn, những lời hỏi thăm, những món quà nhỏ nhờ người quen gửi hộ.
Mặc dù đang ở độ tuổi xuân sắc có biết bao người hỏi tới dì, muốn mang đến cho dì một mái ấm hạnh phúc, nhưng dì nhất quyết không chấp nhận, không bao giờ lung lạc. Dì luôn chờ đợi một ngày dượng sẽ chờ về. Ngay cả khi biết rằng dượng đã không còn nữa, dì vẫn không mở lòng, dì vẫn ôm vào lòng hình bóng dượng.
Không chỉ có dì Bảy còn rất nhiều người phụ nữ họ phải chịu những nỗi tổn thương sâu sắc về tinh thần, cả đời họ là sự chờ đợi, ngóng chông để rồi thất vọng và cô đơn cứ bấu víu lấy mình. Họ hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc cá nhân của mình để góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Họ chính là những người anh hùng thầm lặng, không cần cầm súng, cầm gươm, giáo chiến đấu với kẻ thù. Họ âm thầm, lặng lẽ là hậu phương vững chắc, là điểm tựa tinh thần cho những chiến sĩ ngoài chiến trường xa xôi kia.
Một lần nữa, xin hãy biết ơn những người mẹ, người vợ Việt Nam anh hùng. Họ đã dành cả tuổi xuân ngắn ngủi, ít ỏi của mình để đổi lấy bình yên, độc lập cho cả dân tộc Việt Nam ta.