Giải chi tiết Ngữ văn 11 CTST mới bài 9 Nhớ con sông quê hương

Giải bài 9 Nhớ con sông quê hương sách ngữ văn chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Câu 1: Xác định chủ thể trữ tình và tình cảm, cảm xúc được tác giả thể hiện trong đoạn thơ trên.

Hướng dẫn trả lời:

- Chủ thể trữ tình: hình ảnh con sông quê hương

- Tình cảm, cảm xúc của tác giả: tác giả đã bộc lộ tình cảm trân trọng, yêu tha thiết, miến thương quê hương. Qua bài thơ, chúng ta cũng thấy được những khoảng không gian kỉ niệm gần gữi luôn hiện lên vẹn nguyên, trong ngần trong dòng hồi tưởng của tác giả mỗi khi nhớ về quê hương. Hình ảnh con sông quê đã nuôi dưỡng tâm hồn tác giả, vun đắp những khát vọng tươi đẹp trong cuộc đời. Quê hương luôn hiện diện sâu thẳm trong tâm hồn và trong trái tim Tế Hanh.

Câu 2: Bạn có cảm nhận thế nào về hình ảnh con sông quê hương trong đoạn thơ?

Hướng dẫn trả lời:

  • Dòng sông quê trong ký của nhà thơ có màu nước thật xanh biếc. Nước trong xanh đến nỗi những hàng tre có thể soi bóng và thấy mình dưới đáy. Dòng sông ấy quả thật rất nên thơ. Bức tranh sông quê ấy gợi nên cho người đọc một cảm giác thật thành bình yên ả. Hình ảnh con sông quê hương tượng trưng cho tình yêu đất nước chung thủy, son sắt của nhà thơ. Dù cho gành thác cheo leo, gian nan vất vả, nhưng tác giả sẽ mãi nhớ về con sông xưa, nơi chan chứa ước mơ và tình người đằm thắm. Nó cũng giống như nỗi lòng của những người con xa xứ luôn nhớ về những điều gần gũi, thân thuộc nhất của quê hương.

Câu 3: Nêu tác dụng của yếu tố tự sự được sử dụng trong đoạn thơ.

Hướng dẫn trả lời:

  • Yếu tố tự sự được sử dụng trong đoạn thơ giúp thể hiện được tinh tế và đầy chân thực cuộc sống con người nơi đây. Từ đó thể hiện tấm lòng yêu thương dạt dào của nhà thơ.

Câu 4: Theo bạn, kí ức tuổi thơ có vai trò như thế nào trong việc nuôi dưỡng tình yêu quê hương của mỗi người?

Hướng dẫn trả lời:

  • Kí ức tuổi thơ đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người. Bất kể ai cũng có những kỉ niệm thời thơ ấu riêng, đó là những kí ức tươi đẹp và đáng nhớ suốt đời. Những kí ức này sẽ theo chúng ta suốt cuộc đời, nuôi dưỡng tâm hồn và định hình tính cách và lối sống của chúng ta. Kí ức tuổi thơ là thời gian vô tư, hồn nhiên và tinh nghịch, khi chúng ta vui chơi,...từ đó hình thành nên tình yêu quê hương, bằng việc khi đi xa luôn nhớ về quê hương, hoặc cố gắng học tập thật tốt để xây dựng và đóng góp cho quê hương.

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG 

Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Nhớ con sông quê hương

Hướng dẫn trả lời:

- Giá trị nội dung:

Bài thơ Nhớ con sông quê hương ca ngợi vẻ đẹp của con sông quê vô cùng bình dị và chân thật trong tâm tưởng của tác giả – một vẻ đẹp hiền hòa, êm dịu; đồng thời bày tỏ tình cảm gắn bó với quê hương của ông.

- Giá trị nghệ thuật:

  • Sử dụng lời thơ mộc mạc, hồn nhiên, gần gũi, chân chất làm cho bao lòng người xao xuyến khi đọc
  • Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
  • Giọng thơ tha thiết, sôi nổi, cảm xúc được dồn nén qua hồi tưởng và kỉ niệm.
  • Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ như:  Ẩn dụ hình thức:  “Nước gương trong”, nhân hóa: “soi tóc những hàng tre”, so sánh: “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”

Câu 2. Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Nhớ con sông quê hương.

Hướng dẫn trả lời:

  • Bài thơ là sự miêu tả về hình ảnh con sông quê, đó là cuộc trò chuyện thầm thì với dòng sông thân yêu của cuộc đời nhà thơ. Một dòng sông quê hương giản dị, đầy xúc cảm. Nhà thơ như hóa thân vào chính dòng sông quê, dòng sông ấy chính là tâm hồn, tình cảm của nhà thơ.

Câu 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Nhớ con sông quê hương.

Hướng dẫn trả lời:

1. Tác giả

Tế Hanh được biết đến với các tác phẩm như "Nhớ con sông quê hương", "Quê hương" (2 bài thơ từng được đưa vào chương trình học phổ thông), "Nói chuyện với sông Hiền Lương", "Chiêm bao"... Ông cũng có những bài thơ tình nổi tiếng: "Vườn xưa", "Em ở đâu", "Bài thơ tình ở Hàng Châu", "Bão"...

2. Tác phẩm

- Bài thơ được sáng tác vào năm 1956 , thời điểm này đất nước tạm chia cắt, tác giả tập kết về miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp. Với tất cả nỗi nhớ và niềm yêu thương quê hương nên Tế Hanh đã sáng tác nên bài thơ Nhớ con sông quê hương.

- Bố cục:

  • Phần 1(Quê hương tôi... lấp loáng): Vẻ đẹp của con sông quê
  • Phần 2 (Hỡi con sông...ôm tôi vào dạ): Dòng sông lưu giữ kỷ niệm
  • Phần 3 (Vẫn trở về...ửng hồng): Nỗi nhớ sông quê khi chia xa
  • Phần 4 (Tôi hôm nay...tình thương): Nỗi niềm gửi tới miền Nam

Câu 4. Phân tích tác phẩm Nhớ con sông quê hương.

Hướng dẫn trả lời:

Khi phân tích bài thơ Nhớ con sống quê hương, trước hết các bạn cần giới thiệu khái quát về tác giả. Đó là nhà thơ thơ Tế Hanh, một người con đất Quảng. Ông vừa là chiến sĩ cách mạng vừa là thi sĩ với nhiều tập thơ nổi tiếng như Hoa niên (1945); Hoa mùa thi (1948); Nhân dân một lòng (1953);… Với nhiều cống hiến cho nền văn học nước nhà, ông đã vinh dự nhận dược nhiều giải thưởng trong lĩnh vực này như: Giải Tự lực văn đoàn năm 1939; Giải thưởng Phạm Văn Đồng do Hội Văn nghệ Liên khu V tặng; Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (năm 1996).

Nhắc đến Tế Hanh là độc giả nhớ ngay tới tác phẩm “Nhớ con sông quê hương”. Đây giống như là tập album ảnh với nhiều dòng hồi ức của tác giả về dòng sông quê hương và niềm thương nhớ miền Nam đau đáu.

Ngay từ những vần thơ đầu tiên, nhà thơ vẽ ra trước mắt độc giả một dòng sông quê đẹp đến nao lòng. Không giống như những dòng sông ô nhiễm của thời nay với bao nhiêu mùi hôi thối, dòng sông quê trong ký của nhà thơ có màu nước thật xanh biếc. Nước trong xanh đến nỗi những hàng tre có thể soi bóng và thấy mình dưới đáy. Với ông, dòng sông ấy có sức hút nhất là vào những hôm trưa hè, khi ánh nắng tỏa xuống dòng sông lấp lánh như ánh bạc, ánh kim cương:

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng”.

Dòng sông ấy quả thật rất nên thơ. Bức tranh sông quê ấy gợi nên cho người đọc một cảm giác thật thành bình yên ả. Và đâu đó trong lòng mỗi độc giả lại nhớ về dòng sông quê của riêng mình.

Nhà thơ mê đắm dòng sông quê không chỉ vì nó mang vẻ đẹp thuần khiết mà con sông còn là cuống lưu bút, lưu giữ biết bao kỷ niệm một thời tuổi trẻ của tác giả:

“Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!

Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ

Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ

Sông của miền Nam nước Việt thân yêu”

Trong quá trình phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương, không phải bạn học sinh nào cũng có thể hiểu được vai trò to lớn của những con sông này với tác giả, với những người dân thôn quê nơi có những dòng sông đó. Bởi lẽ, các bạn không được sống với những điều đó. Tuy nhiên, qua những lời kể của nhà thơ, các bạn phần nào hiểu được, người ta sẽ làm gì khi có một con sông quê. Đó là những trò chơi nhảy từ trên cao xuống nước hoặc thi bơi lội, bắt cá tôm…:

“Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu

Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy

Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy

Bầy chim non bơi lội trên sông

Tôi giơ tay ôm nước vào lòng

Sông mở nước ôm tôi vào dạ”.

Đó là lí do vì sao, hết thảy trẻ em vùng sông nước đều biết bơi. Bởi với các bạn ấy, con sông quê như là người bạn lớn. Con sông ấy là chỗ để nhà thơ và bạn bè trổ tài kình ngư. Con sông đã chứng kiến biết bao chuyện buồn vui của lũ trẻ. Dòng sông ấy thân thuộc đến mức, tác giả như ôm ấp nó vào lòng còn nó lại ôm ấp nhà thơ và dạ. Cả hai nâng đỡ cho nhau, bảo vệ lẫn nhau. Nhà thơ Tế Hanh đã khéo léo dùng phép nghệ thuật nhân hóa dòng sông. Biến con sông vô tri vô giá ấy thành một người bạn có xúc cảm, biết chở che cho kẻ khác.

Gắn bó với dòng sông quê hương là thế nhưng cũng đến lúc con người ta phải trưởng thành. Con sông quê vẫn luôn ở đó, chỉ có người là rời đi, mỗi người một ngã. Dù có người ngày đêm cày ruộng, có người chài lưới bên sông, có người phải đi xa chiến đấu thì trong lòng họ vẫn luôn có bóng hình con sông quê:

“Vẫn trở về lưu luyến bên sông

Hình ảnh cô em đôi má ửng hồng”.

Khi đã trở thành những chàng trai cầm súng ra chiến trận, thì nỗi nhớ sông quê của nhà thơ còn là hình ảnh cô em má ửng hồng. Đó là mối tình trong trẻo, mới mẻ mà tác giả đã ấp ủ từ lâu. Nỗi nhớ con sông quê giờ đây còn mãnh liệt hơn, da diết hơn bởi nó đi kèm với tình yêu đôi lứa. Thật vừa lãng mạn mà cũng thật bi thương!

Bài thơ ra đời vào những năm tác giả phải tập kết ra Bắc để tiếp tục chiến đấu sau kháng chiến chống Pháp., khi đó hai miền Nam Bắc còn chia cắt. Quảng Ngãi khi ấy chưa phân khu về miền Trung như bây giờ, mà thuộc về miền Nam. Do đó nhà thơ mới viết: “

Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc

Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc

Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng “miền Nam”.

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương tới đây, độc giả nhận ra, tình yêu đối với dòng sông quê của nhà thơ không chỉ dành cho sông ở Quảng Ngãi, nơi ông sinh ra và lớn lên. Tình yêu ấy là tình yêu của tất cả những người con đất Việt dành cho những con sông quê hương trên khắp mọi miền. Bởi thế, với nhà thơ mới thốt lên lời thơ tha thiết:

“Quê hương ơi! lòng tôi cũng như sông

Tình Bắc Nam chung chảy một dòng

Không gành thác nào ngăn cản được

Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước

Tôi sẽ về sông nước của quê hương

Tôi sẽ về sông nước của tình thương”.

Hình ảnh con sông quê hương tượng trưng cho tình yêu đất nước chung thủy, son sắt của nhà thơ. Dù cho gành thác cheo leo, gian nan vất vả, nhưng tác giả sẽ mãi nhớ về con sông xưa, nơi chan chứa ước mơ và tình người đằm thắm. Nó cũng giống như nỗi lòng của những người con xa xứ luôn nhớ về những điều gần gũi, thân thuộc nhất của quê hương. Ở đây, tác giả ví lòng mình như dòng sông. Càng nhấn mạnh tới sự gắn bó bền vững giữa hồn người với hồn quê. Đồng thời, qua điệp ngữ “tôi sẽ” nhà thờ gửi gắm thông điệp về một tương lai sáng ngời của đất nước. Ông tin rằng sẽ ngày non sông thống nhất, Nam Bắc lại được sum vầy. Khi đó, ông chắc chắn sẽ về tắm mình trong dòng sông quê hương.

Tình cảm con người dành cho quê hương đất nước luôn khiến độc giả phải xúc động rưng rưng. Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương, chúng ta càng thấu hơn xúc cảm ấy. Nhà thơ, người đang ở chiến trường xa xôi, luôn đau đáu nỗi nhớ về quê hương, nhất là dòng sông gắn liền với tuổi thơ trong trẻo, tuổi thanh xuân tươi mới. Với giọng thơ sôi nổi, đan xen những xúc cảm hoài niệm, hồi tưởng nhà thơ đã mang tới cho độc giả một bức tranh sông quê vừa chân thực lại vô cùng sống động.

Tìm kiếm google: Giải ngữ văn 11 bài 9, giải ngữ văn 11 sách cánh diều bài 9, Giải bài 9 Nhớ con sông quê hương, bài 9 Nhớ con sông quê hương

Xem thêm các môn học

Soạn bài văn 11 CTST mới

NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 1

BÀI 1: THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN (TÙY BÚT, TẢN VĂN)

BÀI 2: HÀNH TRANG VÀO TƯƠNG LAI (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

BÀI 3: KHÁT KHAO ĐOÀN TỤ (TRUYỆN THƠ)

BÀI 4: NÉT ĐẸP VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

BÀI 5: BĂN KHOĂN TÌM LẼ SỐNG (BI KỊCH)

NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 2

BÀI 6: SỐNG VỚI BIỂN RỪNG BAO LA (TRUYỆN NGẮN)

BÀI 7: NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY (TRUYỆN THƠ NÔM VÀ NGUYỄN DU)

BÀI 8: CÁI TÔI - THẾ GIỚI ĐỘC ĐÁO (THƠ)

BÀI 9: NHỮNG CHÂN TRỜI KÍ ỨC (TRUYỆN - TRUYỆN KÍ)


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com