Ôn tập kiến thức ngữ văn 11 CTST bài 9: Nhớ con sông quê hương

Ôn tập kiến thức ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 9: Nhớ con sông quê hương. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN

1. Tác giả 

- Tế Hanh (1921-2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh, là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến.

- Sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi, quê hương là chính nguồn cảm hứng lớn nhất của Tế Hanh. 

- Ông xuất hiện ở chặng cuối của phong trào Thơ Mới với những bài thơ mang theo nỗi buồn và tình yêu quê hương. Sau năm 1945, ông sáng tác phục vụ cách mạng và kháng chiến, ông vẫn luôn tiếp tục sáng tác dồi dào bền bỉ sau Cách mạng.

- Được mệnh danh là nhà thơ gắn bó với quê hương đất nước, những sáng tác của Tế Hanh luôn chân thật và gần gũi. Ông là một trong những nhà thơ thành công trong cả phong trào Thơ mới và sau cách mạng Tháng Tám với những bài thơ giàu xúc cảm về tình yêu quê hương đất nước.

2. Văn bản

- Xuất xứ: Bài thơ được sáng tác vào năm 1956, thời điểm này đất nước tạm chia cắt, tác giả tập kết về miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp. Với tất cả nỗi nhớ và niềm yêu thương quê hương nên Tế Hanh đã sáng tác nên bài thơ Nhớ con sông quê hương.

- Nội dung chính: bài thơ là sự ca ngợi về vẻ đẹp của con sông quê vô cùng bình dị và chân thật trong tâm tưởng của nhà thơ – đẹp hiền hòa, êm dịu; đồng thời bày tỏ tình cảm gắn bó với quê hương của ông.

II. TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH NỘI DUNG CỦA VĂN BẢN NHỚ CON SÔNG QUÊ HƯƠNG

1. Chủ thể trữ tình và tình cảm, cảm xúc của nhà thơ

- Chủ thể trữ tình: Chủ thể xưng “tôi”, “chúng tôi” – người lưu giữ kí ức gắn bó với con sông quê hương từ thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành, sống xa quê.

- Tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong VB thơ là tình yêu mến và niềm thương nhớ quê hương qua hình ảnh con sông của một người con xa quê. Tình cảm, cảm xúc ấy thể hiện qua việc các hình ảnh, từ ngữ miêu tả, gợi nhắc kỉ niệm trìu mến, thiết tha về con sông qua những câu thơ chứa chan cảm xúc: “Hơi con sông đã tắm cả đời tôi!” hoặc “Tôi giơ tay ôm nước vào lòng / Sông mở nước ôm tôi vào dạ”.

2. Hình ảnh con sông quê hương trong văn bản

- Trong sáng, thân thương, sống động, không thể phai mờ trong tâm trí trẻ thơ.

- Hình ảnh con sông càng đẹp khi được miêu tả qua nỗi nhớ của chủ thể trữ tình.

3. Yếu tố tự sự

- Được thể hiện đan xen với trữ tình, có những dòng tự sự, gợi nhắc thời gian, sự việc theo lối tự thuật:

“Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả

Kẻ sớm kẻ khuya chài lưới bên sông

Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng

Tôi cần súng xa nhà đi kháng chiến”

- Tác dụng của các dòng thơ mang yếu tố tự sự là gắn kết các mốc thời gian, sự việc với nhau theo một trình tự nương theo dòng chảy thời gian cuộc đời. Yếu tố tự sự gắn với việc bộc lộ tình cảm, cảm xúc, cho thấy tình yêu và nỗi nhớ con sông quê không nguôi, cứ lớn thêm, sâu thêm theo năm tháng, cuộc đời.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

Bài thơ Nhớ con sông quê hương ca ngợi vẻ đẹp của con sông quê vô cùng bình dị và chân thật trong tâm tưởng của tác giả – một vẻ đẹp hiền hòa, êm dịu; đồng thời bày tỏ tình cảm gắn bó với quê hương của ông.

2. Nghệ thuật

- Sử dụng lời thơ mộc mạc, hồn nhiên, gần gũi, chân chất làm cho bao lòng người xao xuyến khi đọc.

- Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

- Giọng thơ tha thiết, sôi nổi, cảm xúc được dồn nén qua hồi tưởng và kỉ niệm.

- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ như:  Ẩn dụ hình thức:  “Nước gương trong”, nhân hóa: “soi tóc những hàng tre”, so sánh: “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 11 CTST bài 9: Nhớ con sông quê hương, ôn tập ngữ văn 11 CTST, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 11 CTST

Xem thêm các môn học

Soạn bài văn 11 CTST mới

NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 1

BÀI 1: THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN (TÙY BÚT, TẢN VĂN)

BÀI 2: HÀNH TRANG VÀO TƯƠNG LAI (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

BÀI 3: KHÁT KHAO ĐOÀN TỤ (TRUYỆN THƠ)

BÀI 4: NÉT ĐẸP VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

BÀI 5: BĂN KHOĂN TÌM LẼ SỐNG (BI KỊCH)

NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 2

BÀI 6: SỐNG VỚI BIỂN RỪNG BAO LA (TRUYỆN NGẮN)

BÀI 7: NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY (TRUYỆN THƠ NÔM VÀ NGUYỄN DU)

BÀI 8: CÁI TÔI - THẾ GIỚI ĐỘC ĐÁO (THƠ)

BÀI 9: NHỮNG CHÂN TRỜI KÍ ỨC (TRUYỆN - TRUYỆN KÍ)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net