Ôn tập kiến thức ngữ văn 11 CTST bài 5: Vĩnh biệt cửu trùng đài

Ôn tập kiến thức ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 5: Vĩnh biệt cửu trùng đài. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TRI THỨC NGỮ VĂN

1. Giới thiệu bài học

- Chủ đề: "Băn khoăn đi tìm lẽ sống" với các văn bản bi kịch, truyền đạt thông điệp về đạo đức và con người.

- Tên và thể loại của các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ đề:

Tên văn bản

Thể loại

Vĩnh biệt Cửu Trùng đài

Bi kịch

Sống hay chết – Đó là vấn đề 

Bi kịch

2. Tri thức ngữ văn

  • Bi kịch: Khai thác xung đột, mâu thuẫn, với nhân vật chính thường trải qua sự thảm bại hoặc cái chết.

  • Hành động và cốt truyện bi kịch: Tổ chức hành động, tiến trình biến cố, và xung đột làm nổi bật tính cách nhân vật.

  • Xung đột bi kịch: Nảy sinh giữa các thế lực đối lập, tạo ra hiệu ứng thanh lọc trong tâm hồn khán giả.

II. TÌM HIỂU VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

* Tác giả:

  • Nguyễn Huy Tưởng: Nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng ở Việt Nam.

  • Tác phẩm: "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" – một vở kịch bi kịch.

* Xuất xứ: 

Vũ Như Tô là vở kịch lịch sử năm hồi viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 – 1517, dưới triều Lê Tương Dực. Đoạn trích "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" thuộc hồi V, hồi cuối cùng của tác phẩm.

III. KHÁM PHÁ VĂN BẢN

* Những xung đột cơ bản của tác phẩm.

Hồi V là cao trào, tập trung xung đột giữa phe triều đình và phe khởi loạn, giữa quan niệm của Đan Thiêm và Vũ Như Tô.

* Điểm tương đồng, khác biệt trong tính cách của hai nhân vật Đan Thiềm, Vũ Như Tô

  • Tương đồng: Quý trọng Cửu Trùng Đài, xem nhau là tri kỉ.

  • Khác biệt: Sự chuyển biến nội tâm và quan điểm về cuộc sống.

* Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của hai nhân vật Vũ Như Tô và Đan Thiềm qua các lớp kịch: Văn bản chủ yếu là đối thoại thể hiện sinh động tình huống xung dột, hành động, tính cách của nhân vật và không khí, nhịp điệu của cuộc sống trong cơn bạo loạn.

* Chủ đề trong bi kịch Vũ Như Tô

  • Phản ánh mâu thuẫn giữa triều đình với phe khởi loạn; giữa nhân dân với hôn quân bạo chúa Lê Tương Dực. 

  • Thể hiện tình cảnh ngang trái và số phận bi thương của người nghệ sĩ giàu tài năng, khát vọng nhưng bị dân chúng, người đời hiểu lầm và oán giận. 

  • Ngợi ca những tâm hồn tri kỉ.

IV. CHI TIẾT TIÊU BIỂU, ĐỀ TÀI, SỰ KIỆN

1. Công trình “Cửu Trùng Đài” mà Vũ Như Tô đang xây dựng dở dang

  • Kiến trúc kì vĩ, đòi hỏi nhiều nguồn lực.

  • Gây xung đột, có thể coi là nguyên nhân gây bạo loạn.

2. Mất mát mà nhân vật chính phải gánh chịu

Vũ Như Tô trả giá đắt với mất danh dự, người tri kỉ, công trình và cuộc sống của mình.

3. Kết luận theo thể loại

  • Yếu tố bi kịch: Xung đột giữa lý tưởng và hiện thực, dẫn đến thất bại và cái chết.
  • Nhân vật chính: Vũ Như Tô – nghệ sĩ thiên tài vấp phải bi kịch.

  • Hiệu ứng thanh lọc: Gây chấn động cảm xúc, thức tỉnh, và đồng cảm với giá trị tốt đẹp trong đời.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 11 CTST bài 5: Vĩnh biệt cửu trùng đài, ôn tập ngữ văn 11 CTST, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 11 CTST

Xem thêm các môn học

Soạn bài văn 11 CTST mới

NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 1

BÀI 1: THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN (TÙY BÚT, TẢN VĂN)

BÀI 2: HÀNH TRANG VÀO TƯƠNG LAI (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

BÀI 3: KHÁT KHAO ĐOÀN TỤ (TRUYỆN THƠ)

BÀI 4: NÉT ĐẸP VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

BÀI 5: BĂN KHOĂN TÌM LẼ SỐNG (BI KỊCH)

NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 2

BÀI 6: SỐNG VỚI BIỂN RỪNG BAO LA (TRUYỆN NGẮN)

BÀI 7: NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY (TRUYỆN THƠ NÔM VÀ NGUYỄN DU)

BÀI 8: CÁI TÔI - THẾ GIỚI ĐỘC ĐÁO (THƠ)

BÀI 9: NHỮNG CHÂN TRỜI KÍ ỨC (TRUYỆN - TRUYỆN KÍ)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net