Soạn siêu ngắn ngữ văn 11 CTST bài 5 Vĩnh biệt cửu trùng đài

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn ngữ văn 11 bộ sách chân trời sáng tạo bài 5 Vĩnh biệt cửu trùng đài. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH1: Đã bao giờ bạn tự hỏi: "Tôi là ai? Ước mơ lớn nhất của tôi là gì? Tôi có thể làm gì để đạt được ước mơ ấy?". Hãy chia sẻ với các bạn những suy nghĩ đó của mình.

Hướng dẫn trả lời:

Câu hỏi mà mọi người thường tự đặt cho bản thân là: "Tôi là ai? Ước mơ lớn nhất của tôi là gì? Tôi có thể làm gì để đạt được ước mơ ấy?". Tôi cũng đã từng có những suy nghĩ như vậy. Ước mơ lớn nhất của tôi là trở thành một bác sĩ. Bởi trong tôi, bác sĩ là một người vô cùng vĩ đại, họ là những người chữa trị cho tất cả mọi người khi bị ốm đau, bệnh tật. Điều này khiến tôi ngưỡng mộ nghề bác sĩ hơn. Một lý do khác mà tôi muốn trở thành bác sĩ là để giúp đỡ những người nghèo không có tiền đi bệnh viện. Tôi thấy rằng họ xứng đáng được giúp đỡ, vì dù bệnh nặng đến đâu, họ chỉ có thể tự mình chịu đựng mà không có tiền để đi khám bệnh, khiến tình hình bệnh tật ngày càng nặng nề hơn. Tôi sẽ nỗ lực học tập để trở thành một bác sĩ giỏi và thực hiện ước mơ của mình, dù có phải vượt qua nhiều khó khăn. Bởi khi còn có ước mơ, tôi sẽ cố gắng thực hiện đến cùng.

ĐỌC VĂN BẢN

CH1: Lời thoại của Vũ Như Tô và Đan Thiềm cho thấy họ có quan điểm như thế nào về hành động và cảm xúc của quần chúng nhân dân.

Hướng dẫn trả lời:

Lời thoại của Vũ Như Tô và Đan Thiềm cho thấy họ ngạc nhiên và cảm thấy ấm ức về hành động và cảm xúc của quần chúng nhân dân. 

CH2: Vì sao Đan Thiềm luôn tỏ ra lo lắng còn Vũ Như Tô lại không?

Hướng dẫn trả lời:

Vì Đan Thiềm hiểu được tình thế hiện tại còn Vũ Như Tô không hề nghĩ mình có tội, luôn tin vào việc làm “quang minh chính đại” của mình.

CH3: Từ lời của Nguyễn Vũ, bạn dự đoán điều gì sẽ xảy ra với các nhân vật trong đoạn trích?

Hướng dẫn trả lời:

Duy Sản là người tiểu nhân nên khi bị hoàng thượng tát giữa chợ sẽ quay lại trả thù

CH4: Chú ý giọng điệu các lời thoại của Đan Thiềm trong đoạn này.

Hướng dẫn trả lời:

Giọng của Đan Thiềm thể hiện sự gấp gáp, lo sợ, van xin tha chết cho Vũ Như Tô 

CH5: So sánh biểu cảm của Vũ Như Tô và quân sĩ trước sự sụp đổ của Cửu Trùng Đài.

Hướng dẫn trả lời:

Vũ Như Tô: đau đớn, buồn bã 

Quân sĩ: vui vẻ, hào hứng

SAU KHI ĐỌC

CH1: Tóm tắt diễn biến sự kiện và hành động của các nhân vật từ Lớp I đến Lớp IX.

Hướng dẫn trả lời:

Lê Tương dực sai Vũ Như Tô xây Cửu Trùng đài để làm nơi ăn chơi với đám cung nữ. Vũ Như Tố từ chối dù có bị đe doạ kết tội tử hình. Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô hãy vì phục vụ đất nước mà xây để sau này sự nghiệp của ông sẽ được lưu danh muôn đời. Vũ Như Tô xây xong Cửu Trùng đài nhưng bị dân chúng phản đối vì cho rằng đây là nơi làm cho họ thêm cực khổ. Vũ Như Tô bị giết, Cửu Trùng Đài bị thiêu rụi. 

CH2: Qua hệ thống nhân vật ở các lớp kịch, hãy xác định những xung đột cơ bản của văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.

Hướng dẫn trả lời:

Các xung đột cơ bản: 

- Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động với tầng lớp phong kiến.

- Mâu thuẫn giữa phe nổi loạn – phe Lê Tương Dục

CH3: Bạn hình dung thế nào về công trình " Cửu Trùng Đài" mà Vũ Như Tô đang xây dựng dở dang? Việc xây dựng công trình ấy có phải là nguyên nhân chính gây nên bạo loạn và kết cuộc bi thảm ở cuối Hồi V hay không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

Đó là một công trình kiến trúc hùng vĩ, tráng lệ, hiện thân cho cái đẹp của sự xa hoa, phung phí

Việc xây dựng công trình ấy chính là nguyên nhân gây nên bạo loạn vì nó khiến cho nhân dân cực khổ nên phải đứng lên nổi dậy, Vũ Như Tô phải trả giá bằng mạng sống.

CH4: Nhận xét về ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của hai nhân vật Vũ Như Tô và Đan Thiềm qua các lớp kịch.

Hướng dẫn trả lời:

  • Ngôn ngữ độc thoại: tái hiện thành công tâm trạng của nhân vật trong từng tình huống

  • Ngôn ngữ đối thoại: ngôn ngữ đối thoại tự nhiên, có sự tương tác qua lại giữa 2 nhân vật, tái hiện tình huống rõ ràng 

CH5: Chỉ ra điểm tương đồng, khác biệt trong tính cách của hai nhân vật Đan Thiềm, Vũ Như Tô trước tình huống bạo loạn nguy hiểm đối với sinh mệnh của Cửu Trùng Đài và đối với bản thân họ. Cho biết Vũ Như Tô mang những đặc điểm nào của nhân vật chính của bi kịch.

Hướng dẫn trả lời:

Điểm tương đồng và khác biệt trong tính cách của hai nhân vật Đan Thiềm và Vũ Như Tô trước tình huống bạo loạn nguy hiểm đối với sinh mệnh của Cửu Trùng Đài và đối với bản thân:

  • Điểm tương đồng: Cả hai đều bất ngờ, ngạc nhiên, không hiểu sự tình đang diễn ra 

  • Điểm khác biệt:

+ Đan Thiềm: thúc giục Vũ Như Tô bỏ chạy vì nàng lo lắng cho tính mạng của người tài.

+ Vũ Như Tô: bình tĩnh, tin mình vô tội, không làm gì sai để phải bỏ chạy.

  • Vũ Như Tô mang đặc điểm của nhân vật chính là: khẳng định giá trị của bản thân, yêu cái đẹp, người tài giỏi, có sự lựa chọn sai lầm phải trả giá bằng mạng sống 

CH6: Thể loại bi kịch thường kết thúc với cái chết hoặc sự mất mát khủng khiếp của nhân vật. Từ đoạn kết của bi kịch Vũ Như Tô, hãy chỉ ra những mất mát mà nhân vật chính phải gánh chịu.

Hướng dẫn trả lời:

Vũ Như Tô đến tận lúc chết vẫn không nhận ra được bi kịch, mâu thuẫn mà mình mắc phải, mất đi người bạn luôn ủng hộ là Đan Thiềm, mất đi Cửu Trùng đài do chính mình xây. 

CH7: Theo bạn, bi kịch Vũ Như Tô là tác phẩm có một chủ đề hay nhiều chủ đề? Điều đó đã được thể hiện trong Hồi V (Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài) như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Bi kịch Vũ Như Tô là tác phẩm có nhiều chủ đề. Điều đó đã được thể qua lời tựa đề và các tình huống. Tác giả chưa khẳng định Vũ Như Tô đúng hay sai. Có thể thấy chân lí không hoàn toàn thuộc về phía nào.

CH 8: Qua văn bản trên, tác giả muốn thể hiện thông điệp và tư tưởng gì? Tư tưởng và thông điệp đó còn có ý nghĩa gì đối với đời sống đương đại không?

Hướng dẫn trả lời:

Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, bày tỏ sự trân trọng với những người có tài nhưng số phận không may mắn. 

Tìm kiếm google: Soạn ngữ văn 11 bài 5, soạn ngữ văn 11 sách CTST bài 5, soạn văn 11 bài 5

Xem thêm các môn học

Soạn bài văn 11 CTST mới

NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 1

BÀI 1: THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN (TÙY BÚT, TẢN VĂN)

BÀI 2: HÀNH TRANG VÀO TƯƠNG LAI (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

BÀI 3: KHÁT KHAO ĐOÀN TỤ (TRUYỆN THƠ)

BÀI 4: NÉT ĐẸP VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

BÀI 5: BĂN KHOĂN TÌM LẼ SỐNG (BI KỊCH)

NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 2

BÀI 6: SỐNG VỚI BIỂN RỪNG BAO LA (TRUYỆN NGẮN)

BÀI 7: NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY (TRUYỆN THƠ NÔM VÀ NGUYỄN DU)

BÀI 8: CÁI TÔI - THẾ GIỚI ĐỘC ĐÁO (THƠ)

BÀI 9: NHỮNG CHÂN TRỜI KÍ ỨC (TRUYỆN - TRUYỆN KÍ)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net