[toc:ul]
1. Tác giả Văn Cao
- Văn Cao (1923 – 1995), nghệ sĩ đa tài, ảnh hưởng nghệ thuật Việt Nam: âm nhạc, hội hoạ, thơ ca.
- Sáng tác nhiều ca khúc nổi tiếng, Tiến quân ca – Quốc ca Việt Nam.
- Tác phẩm thơ: Tập thơ Lá (1988), Tuyển tập thơ Văn Cao (1993),...
2. Xuất xứ văn bản
- Bài thơ Thời gian ra đời vào mùa xuân Đinh Mão năm 1987.
- Bài thơ in trong tập thơ Lá, NXB Tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam (1988).
1. Cách nhà thơ hình dung về thời gian và về quan hệ giữa thời gian và con người
- Dòng thơ đầu tiên; “Thời gian qua kẽ tay”, cho thấy nhà thơ hình dung thời gian như một dòng nước trôi chảy không ngừng, con người không thể níu kéo, không thể nắm giữ thời gian.
2. Hình ảnh chiếc lá khô và “tiếng sỏi trong lòng giếng cạn”
- Thể hiện sự suy tàn, khô héo, mất dần sức sống, thời gian trôi đi khiến cho sự sống và cái đẹp cũng tàn phai.
3. Mối tương quan giữa các hình ảnh thơ
Hình ảnh | Nhận xét | ||
Sáu dòng thơ đầu | Những chiếc lá khô | Tiếng sỏi trong lòng giếng cạn | Sự tương phản: tàn úa, khô cạn, mất dần sức sống. |
Sáu dòng thơ cuối | Những câu thơ/ còn xanh Những bài hát/ còn xanh | Hai giếng nước | Sự tương phản: tươi mới, trong trẻo, tràn đầy sức sống. |
Bài thơ viết theo thể tự do, gần như không có vần, nhịp thơ chậm rãi khiến giọng điệu bài thơ có sự giản dị, trầm lắng, dồn nén, hàm súc, giàu chất suy tưởng.
Điểm tương đồng và khác biệt trong cảm nhận về thời gian của Nguyễn Du và Nam Cao
- Điểm tương đồng: cảm nhận về sự nghiệt ngã của thời gian: Thời gian qua kẽ tay/ làm khô những chiếc lá (Thời gian); vườn hoa thành bãi hoang, văn chương bị đốt đỏ,... (Độc “Tiểu Thanh kí”).
- Điểm khác biệt: Nguyễn Du dự cảm xót xa về sự lãng quên của người đời đối với những giá trị của nghệ thuật và số phận người nghệ sĩ, Văn Cao thể hiện niềm tin về sự trường tồn của những giá trị của nghệ văn, thuật và tình yêu.
1. Nội dung
- Văn Cao muốn gửi thông điệp về sự tri ân thời gian và những giá trị xưa cũ, ghi nhớ về những điều đẹp đẽ.
2. Nghệ thuật
- Thơ tự do, linh hoạt, sử dụng tương phản, đối lập, phép tu từ và ngắt dòng sáng tạo.
=> Văn Cao sử dụng ngôn từ tượng trưng, biện pháp tu từ, và ngắt dòng sáng tạo để thể hiện vấn đề về thời gian trong cuộc sống con người.