[toc:ul]
Bài tập 1: Ánh sáng mặt trời có vai trò như thế nào đối với hệ sinh thái? Cho ví dụ về việc điều chỉnh các kĩ thuật nuôi trồng phù hợp với điều kiện ánh sáng để nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng.
Trả lời:
- Mặt trời cung cấp năng lượng chủ yếu cho sự sống trên Trái Đất
- Năng lượng mặt trời được thực vật hấp thụ và biến đổi thành năng lượng hóa học qua quá trình quang hợp
- Ví dụ, về việc điều chỉnh các kĩ thuật nuôi trồng hợp lí phù hợp với điều kiện ánh sáng để nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng: chọn khoảng cách trồng cây hợp lí, chọn cây trồng đúng thời vụ phù hợp với thời gian chiếu sáng trong ngày,…
Bài tập 2: Những nguyên nhân chính nào gây ra thất thoát năng lượng trong hệ sinh thái?
Trả lời:
Những nguyên nhân chính gây ra thất thoát năng lượng trong hệ sinh thái:
- Năng lượng tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt ở mỗi bậc dinh dưỡng.
- Năng lượng mất qua chất thải (thải qua bài tiết, phân, thức ăn thừa…hoặc năng lượng mất qua rơi rụng như rụng lá ở thực vật, rụng lông, lột xác của động vật,…) ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Bài tập 3: Hãy giải thích vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài, quá 6 mắt xích.
Trả lời:
- Một phần năng lượng bị thất thoát dần qu nhiều cách ở mỗi bậc dinh dưỡng:
- Năng lượng mất qua hô hấp, tạo nhiệt ở mỗi bậc dinh dưỡng.
- Năng lượng mất qua chất thải (thải qua bài tiết, phân, thức ăn thừa… hoặc năng lượng mất qua rơi rụng lá ở thực vật, rụng lông, lột xác của động vật,..) ở mỗi bậc dinh dưỡng.
- Chuỗi thức ăn (hoặc bậc dinh dưỡng) càng lên cao năng lượng tích luỹ càng ít dần và đến mức nào đó không còn đủ duy trì của một mắt xích (của một bậc dinh dưỡng). Khi một mắt xích (thực chất là một loài hoặc nhóm cá thẻ của một loài) có số lượng cá thể quá ít (nhỏ hơn kích thước tối thiểu của quần thể) sẽ không thể tồn tại.
Bài tập 4: Hãy mô tả lại dòng năng lượng trong hệ sinh thái, minh hoạ trong hình 45.4
Trả lời:
- Sinh vật sản xuất (một phần năng lượng tiêu hao qua hô hấp, rụng lá cây).
- Động vật ăn cỏ (một phần năng lượng tiêu hao qua hô hấp của động vật, bài tiết, thải qua phân,…).
- Động vật ăn thịt bậc 1 (một phần năng lượng tiêu hoa qua hô hấp của động vật, bài tiết, thải qua phân…).
- Động vật ăn thịt bậc 2 (một phần năng lượng tiêu hao qua hô hấp của động vật, bài biết, thải qua phân…).
- Ở tất cả các bậc dinh dưỡng, các sản phẩm hữu cơ như các sinh vật chết, lá cây rụng và phân,… sinh vật phân giải thành các chất vô cơ.
Bài tập 5: Hãy chọn phương án trả lời đúng.
Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã cho chúng ta biết:
A. Sự phụ thuộc về thức ăn của động vật và thực vật.
B. Sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng và của quần xã.
C. Mức độ gần gũi giữa các loài trong quần xã.
D. Dòng năng lượng trong quần xã.