Nhiệm vụ 1: Cùng người thân đi mua sắm và tìm hiểu, so sánh của những món đồ em thực sự muốn mua và điền vào bảng kế hoạch sử dụng tiền tiết kiệm
Câu hỏi: Khảo sát giá của những món đồ em cần mua ở những nơi khác nhau
Em quyết định mua đồ món đồ nào? Ở đâu?
Những đồ vật nào em không mua nữa? Vì sao?
Theo em, vì sao cùng một sản phẩm nhưng giá tiền lại chênh lệch nhau?
Hướng dẫn trả lời:
Số tiền em có: 500.000 đồng
Khảo sát:
Món đồ em cần mua | Giá tiền ở tiệm tạp hóa | Giá tiền ở nhà sách | Giá tiền ở siêu thị |
Vở ô ly | 10.000 đồng | 12.000 đồng | 15.000 đồng |
Bút | 5.000 đồng | 6.000 đồng | 7.000 đồng |
Mô hình siêu nhân | 45.000 đồng | 50.000 đồng | 60.000 đồng |
Máy bay | 100.000 đồng | 120.000 đồng | 150.000 đồng |
Em quyết định mua bút ở tiệm tạp hóa
Em không mua mô hình siêu nhân và máy bay nữa vì nó khá đắt và không thực sự cần thiết.
Bởi vì do ảnh hưởng của thương hiệu, chất lượng, mặt bằng, chi phí vận chuyển và phân phối,... nên cùng một sản phẩm nhưng giá tiền lại chênh lệch nhau.
Nhiệm vụ 2: Thảo luận với người thân và hoàn thiện sơ đồ về các khoản thu, chi trong gia đình
Câu hỏi: Em nhận xét gì về các nguồn thu và khoản chi tiêu trong gia đình? Theo em, gia đình em có đủ tiền để chi các khoản cần thiết không?
Người thân của em chia sẻ những khó khăn gì khi chi tiêu trong gia đình?
Em có thể làm gì để tham gia vào việc theo dõi chi tiêu trong gia đình? (Ví dụ: Lập sổ ghi chép chi tiêu trong gia đình)
Hướng dẫn trả lời:
- Các nguồn thu và khoản chi tiêu trong gia đình là rất quan trọng để duy trì cuộc sống hàng ngày. Hiện tại em thấy tổng thu nhập trong gia đình có đủ để trang trải các khoản chi tiêu hàng ngày, bao gồm tiền ăn uống, tiền điện nước, tiền học phí, tiền đổ xăng và các khoản chi tiêu khác.
- Theo chia sẻ của mẹ, những khó khăn chi tiêu trong gia đình sẽ là: chi tiêu không kiểm soát, nợ nần, thiếu nguồn thu.
- Để tham gia vào việc theo dõi chi tiêu trong gia đình, em sẽ lập sổ quản lý chi tiêu để việc chi tiêu trong gia đình trở nên phù hợp và hiệu quả hơn.