Câu 1. Những từ ngữ, hình ảnh nào cho thấy Trường Sa từ rất lâu đời đã gắn bó với Tổ quốc Việt Nam? Đánh dấu (x) vào những ô thích hợp:
CÂU THƠ | ĐÚNG | SAI |
a. Biển xanh ôm ấp trời xanh Rồng Tiên thuở ấy sinh thành Trường Sa. | ||
b. Trùng khơi nào có ngái xa Long lanh hạt cát đã là quê hương. | ||
c. Sơn Ca, Song Tử, Sinh Tồn Thuyền Chài, Vĩnh Viễn,... gửi hồn cha ông. | ||
d. Trường Sa nắng nỏ, bão dông Cây phong ba với thành đồng lòng ta. |
Trả lời
CÂU THƠ | ĐÚNG | SAI |
a. Biển xanh ôm ấp trời xanh Rồng Tiên thuở ấy sinh thành Trường Sa. | x | |
b. Trùng khơi nào có ngái xa Long lanh hạt cát đã là quê hương. | x | |
c. Sơn Ca, Song Tử, Sinh Tồn Thuyền Chài, Vĩnh Viễn,... gửi hồn cha ông. | x | |
d. Trường Sa nắng nỏ, bão dông Cây phong ba với thành đồng lòng ta. | x |
Câu 2. Bốn từ chung lặp lại ở khổ thơ 2 nói lên điều gì về tình cảm của các chiến sĩ Trường Sa với đồng đội và với đất liền? Khoanh tròn chữ cái trước các ý đúng:
a. Các chiến sĩ cùng chung nguồn gốc.
b. Các chiến sĩ cùng lo toan mọi việc.
c. Các chiến sĩ cùng hướng về đất liền.
d. Các chiến sĩ thương nhau như người cùng gia đình.
Trả lời
Đáp án b, c, d.
Câu 3. Việc nhắc tên một số đảo ở Trường Sa thể hiện tình cảm của tác giả bài thơ như thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý em thích:
a. Tác giả khẳng định chủ quyền của nước ta đối với quần đảo Trường Sa.
b. Tác giả thể hiện niềm tự hào về quần đảo Trường Sa, một phần không thể tách rời của đất nước Việt Nam.
c. Tác giả thể hiện tình cảm yêu quý, gắn bó với quần đảo Trường Sa, một phần không thể tách rời của đất nước Việt Nam.
d. Tác giả thể hiện tình cảm yêu quý, tin tưởng các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở quần đảo Trường Sa.
Trả lời
Đáp án a. Tác giả khẳng định chủ quyền của nước ta đối với quần đảo Trường Sa.
Câu 4. Khổ thơ cuối cùng cho em cảm nhận điều gì về cuộc sống của các chiến sĩ ở Trường Sa? Viết câu trả lời của em.
Trả lời
Khổ thơ cuối cho em cảm nhận cuộc sống của các chiến sĩ ở Trường Sa rất vất vả và thiếu thốn nhưng với tình yêu nước thì các chiến sĩ vẫn vui vẻ đối mặt.