Hướng dẫn giải nhanh Địa lí 8 KNTT bài 4: Khí hậu Việt Nam

Baivan.net sẽ đưa ra giải pháp nhanh chóng, rút ​​gọn chuẩn xác môn địa lí 8 bộ sách kết nối tri thức bài 4: Khí hậu Việt Nam. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

MỞ ĐẦU

Câu hỏi : Khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hóa đa dạng. Các tính chất đó được biểu hiện như thế nào? Hãy liên hệ với khí hậu ở địa phương em.

Hướng dẫn giải:

- Biểu hiện của các tính chất của khí hậu Việt Nam:

  • Nằm trong vùng nội chí tuyến, nắng nhiều, lượng mưa lớn, độ ẩm cao 

=> Mang tính chất khí hậu nhiệt đới.

  • Nhiệt độ trung bình năm từ 22 - 27oC, từng địa phương có nhiệt độ trung bình khác nhau.

  • Khí hậu có hai mùa rõ rệt, mùa khô rét (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), mùa mưa nóng (từ tháng 5 đến tháng 10).

- Liên hệ với khí hậu ở địa phương em: Khí hậu Hà Nội có đặc điểm mùa hè nóng, mưa nhiều, mùa đông lạnh, mưa ít. Nằm trong vùng chí tuyến, lượng bức xạ mặt trời tiếp nhận trong năm dồi dào với nền nhiệt cao. 

1. KHÍ HẬU NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

a) Tính chất nhiệt đới

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục a, bảng 4.1, hãy trình bày tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam.

Hướng dẫn giải nhanh Địa lí 8 Cánh diều bài 4: Khí hậu Việt Nam

Hướng dẫn giải:

  • Nhiệt độ trung bình năm cả nước đều trên 200C, tăng dần từ bắc vào nam.

  • Số giờ nắng từ 1400 – 3000giờ/năm, cán cân bức xạ luôn dương, đạt từ 70 – 100kcal/cm2/năm.

b) Tính chất ẩm

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục b và bảng 4.2, hãy nêu tính chất ẩm của khí hậu nước ta.

Hướng dẫn giải nhanh Địa lí 8 Cánh diều bài 4: Khí hậu Việt Nam

Hướng dẫn giải:

  • Lượng mưa trung bình năm lớn (từ 1500 – 2000 mm/năm).

  • Độ ẩm không khí rất cao, trung bình trên 80%. 

c) Tính chất gió mùa

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục c và hình 4.1, hãy trình bày đặc điểm gió mùa của khí hậu Việt Nam.

Hướng dẫn giải nhanh Địa lí 8 Cánh diều bài 4: Khí hậu Việt Nam

Hướng dẫn giải:

  • Việt Nam nằm trong phạm vi hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc, chịu ảnh hưởng của các khối khí hoạt động theo mùa:

- Gió mùa đông (tháng 11- tháng 4 năm sau): hướng đông bắc là chủ yếu. Miền Bắc có mùa đông lạnh, khô ở nửa đầu; lạnh, ẩm vào nửa cuối mùa. Miền Nam, Tín phong bán cầu Bắc chiếm ưu thế.

- Gió mùa hạ (từ tháng 5 - tháng 10): nóng, ẩm, hướng tây nam là chủ yếu. Đầu mùa gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên; phía đông dãy Trường Sơn và phía nam khu vực Tây Bắc có thời tiết khô, nóng do tính chất gió thay đổi. Vào giữa và cuối mùa thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều trên cả nước => Hiện tượng bão kèm theo mưa lớn. 

2. SỰ PHÂN HÓA ĐA DẠNG CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM

 Dựa vào thông tin mục 2 và hình 4.2, hãy:

Câu hỏi 1: Trình bày sự phân hóa khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa) ở hai trạm khí tượng: Lào Cai, Sa Pa.

Hướng dẫn giải:

  • Trạm khí lượng Lào Cai:

- Nhiệt độ trung bình: 22,4oC /năm. 

- Lượng mưa trung bình: 1 765mm/năm

  • Trạm khí tượng Sa Pa:

- Nhiệt độ trung bình: 15,5oC /năm

- Lượng mưa trung bình: 2 674mm/năm

=> Nhận xét: So với độ cao 1583m, độ cao 104m nhiệt độ trung bình năm cao hơn và lượng mưa trung bình thấp hơn. => Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao.

Câu hỏi 2: Chứng minh sự phân hóa đa dạng của khí hậu Việt Nam.

Hướng dẫn giải:

  • Theo chiều Bắc - Nam:

- Phía Bắc: Nhiệt độ trung bình năm cao, mùa đông lạnh, khô ở nửa đầu mùa và lạnh ẩm ở nửa cuối mùa, mùa hè nóng, mưa nhiều.

- Phía Nam: Nhiệt độ trung bình năm trên 25 oC, không tháng nào dưới 20 oC, hai mùa mưa - khô rõ rệt.

  • Theo chiều Đông - Tây: Có sự phân hóa giữa biển và đất liền, phía đông và phía tây các dãy núi.

  • Theo độ cao: Từ thấp lên cao có 3 đai khí hậu: nhiệt đới gió mùa chân núi, cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi cao.

  • Theo mùa: mùa hạ có sự hoạt động của gió mùa hạ (gió Tây Nam), mùa động có sự hoạt động của gió mùa đông (gió Đông Bắc).

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Dựa vào bảng 4.1, hãy nhận xét sự khác nhau về chế độ nhiệt (nhiệt độ trung bình năm; nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất, lạnh nhất; biên độ nhiệt độ năm) giữa Lạng Sơn và Cà Mau.

Hướng dẫn giải:

 

Lạng Sơn

Cà Mau

Nhiệt độ trung bình năm 

21,3oC

27,1 oC

Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất

27,1oC

28,5 oC

Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất

13,1oC

25,6 oC

Biên độ nhiệt năm

14,0oC

2,9 oC

* Nhận xét:  

- Lạng Sơn thuộc miền khí hậu phía Bắc => Biên độ nhiệt năm cao, nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất và lạnh nhất thấp hơn Cà Mau. 

- Cà Mau ở miền khí hậu phía Nam => Biên độ nhiệt năm thấp, nhiệt độ trung bình năm và các tháng cao hơn Lạng Sơn. 

=> Có sự khác biệt về chế độ nhiệt: Lạng Sơn có mùa đông lạnh, nhiệt độ Cà Mau quanh năm cao.

Câu hỏi 2: Tìm hiểu và cho biết đặc điểm khí hậu ở địa phương em.

Hướng dẫn giải:

Thành phố Hà Nội

  • Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,5 oC.

  • Nằm trong vùng nhiệt đới, quanh năm nhận lượng bức xạ lớn, có nhiệt độ cao.

  • Độ ẩm và lượng mưa khá lớn, lượng mưa trung bình năm 1800 mm.

  • Trong năm thường chia thành 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều, thường có bão. Mùa đông lạnh, khô, mưa ít.

Tìm kiếm google: Hướng dẫn giải nhanh địa lí sách kết nối tri thức, giải địa lí 8 KNTT, giải SGK địa lí 8 kết nối tri thức bài 4: Khí hậu Việt Nam

Xem thêm các môn học

Giải địa lí 8 KNTT mới

CHƯƠNG 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com