Bài tập 8.6. Đáp án: B
Nguyên tử nguyên tố X có phân lớp electron ngoài cùng là $3p^{4}$
⇒ Cấu hình electron đầy đủ của X là: $1s^{2}2s^{2}2p^{6}3s^{2}3p^{4}$
⇒ X thuộc nhóm VIA
⇒ Hóa trị cao nhất trong hợp chất oxide và hydroxide của X là 6.
⇒ Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là XO3 (có tính acid) và hydroxide là
H2XO4 (có tính acid).
Bài tập 8.7. Oxide của X tan trong nước tạo thành dung dịch làm hồng giấy quỳ tím ⇒ Oxide của X có tính acid ⇒ X là phi kim.
Oxide của Y phản ứng với nước tạo thành dung dịch làm xanh quỳ tím. ⇒ Oxide của Y có tính base ⇒ Y là kim loại.
Oxide của Z phản ứng được với cả acid lẫn base. ⇒ Oxide của Z có tính lưỡng tính.
Do không có khái niệm kim loại lưỡng tính ⇒ Không có đáp án đúng
Bài tập 8.8. a) Nguyên tố X nằm ở chu kì 4 ⇒ Có 4 lớp electron.
Nguyên tố X thuộc nhóm VIIA của bảng tuần hoàn ⇒ Nguyên tử X có 7 electron lớp ngoài cùng.
⇒ Cấu hình electron nguyên tử của X là: 1s22s22p63s23p63d104s24p5
b) Nguyên tử X có 7 electron lớp ngoài cùng.
c) Nguyên tử X có 7 electron lớp ngoài cùng trong đó 2 electron thuộc phân lớp 4s và 5 electron thuộc phân lớp 4p.
d) Nguyên tử X dễ thu thêm 1 electron để đạt cấu hình octet. X là phi kim.
Bài tập 8.9.
a) Cấu hình electron và vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
5X: 1s22s22p1 ô số 5, nhóm IIIA, chu kì 2; nguyên tố p.
11Y: 1s22s22p63s1 ô số 11, nhóm IA, chu kì 3; nguyên tố s.
13Z: 1s22s22p63s23p1 ô số 13, nhóm IIIA, chu kì 3; nguyên tố p.
19T: 1s22s22p63s23p64s1; ô số 19, nhóm IA, chu kì 3; nguyên tố s.
b) Theo nhóm A: Y < T và X < Z; theo chu kì: Z < Y.
⇒ Thứ tự tăng dần tính kim loại: X < Z < Y < T.
Bài tập 8.10.
a) Cấu hình electron và vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
6A: 1s22s22p2; ô số 6, nhóm IVA, chu kì 2; nguyên tố p.
9D: 1s22s22p5; ô số 9, nhóm VIIA, chu kì 2; nguyên tố p.
14E. 1s22s22p63s23p2; ô số 14, nhóm IVA, chu kì 3; nguyên tố p.
17G: 1s22s22p63s23p5; ô số 17, nhóm VIIA, chu kì 3; nguyên tố p.
b) Theo nhóm A: tính phi kim A > E và D > G.
Theo chu kì: Tính phi kim D > A và G > E.
Độ âm điện của G > A nên tính phi kim G > A.
⇒ Thứ tự giảm dần tính phi kim: D > G > A > E.
Bài tập 8.11.
a) Vị trí trong bảng tuần hoàn.
X |
Q |
Z |
A |
D |
|
Số thứ tự |
4 |
20 |
9 |
25 |
2 |
Chu kì |
2 |
4 |
2 |
4 |
1 |
Nhóm |
IIA |
IIA |
VIIA |
VIIB |
VIIIA |
b) Kim loại mạnh nhất là Q, phi kim mạnh nhất là Z, nguyên tố kém hoạt động nhất là D.
- X, Q, D đều có 2 electron lớp ngoài cùng, nhưng D có cấu hình electron bão hòa là 1s2 nên không nhường hay nhận electron, X và Q ở cùng nhóm IIA của bảng tuần hoàn, theo xu hướng biến đổi trong nhóm A từ trên xuống dưới tính kim loại tăng nên tính kim loại Q > X.
- Z ở nhóm VIIA, là phi kim duy nhất và cũng là phi kim mạnh nhất.
- D là khí hiếm nên kém hoạt động nhất.