A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)
Câu 1. Ở động vật đa bào
- chỉ có hệ thần kinh dạng lưới.
- chỉ có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
- chỉ có hệ thần kinh dạng ống.
- hoặc A, hoặc B, hoặc C.
Câu 2: Cảm ứng của động vật là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích
- của một số tác nhân môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
- của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
- định hướng của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
- của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển.
Câu 3: Căn cứ vào chức năng, hệ thần kinh dạng ống được phân chia thành các bộ phận
- Thần kinh trung ương gồm bộ não, tủy sống và thần kinh ngoại biên gồm dây thần kinh, hạch thần kinh.
- Thần kinh vận động điều khiển các hoạt động theo ý muốn và thần kinh sinh dưỡng điều khiển các hoạt động không theo ý muốn.
- Thần kinh sinh dưỡng điều khiển các hoạt động hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết và thần kinh vận động điều khiển các hoạt động vận động.
- Thần kinh trung ương bao gồm não bộ, tủy sống được chia thành 2 phần thần gồm kinh sinh dưỡng, thần kinh vận động; thần kinh ngoại biên gồm dây thần kinh, hạch thần kinh.
Câu 4: Khi bị kích thích, thủy tức phản ứng bằng cách:
- trả lời kích thích cục bộ.
- co toàn bộ cơ thể.
- co rút chất nguyên sinh.
- chuyển động cả cơ thể.
Câu 5: Trong các động vật sau:
(1) giun dẹp (2) thủy tức (3) đỉa
(4) trùng roi (5) giun tròn (6) gián (7) tôm
Bao nhiêu loài có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
- 1.
- 3.
- 4.
- 5.
Câu 6: Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ khi bị kích thích vì
- số lượng tế bào thần kinh tăng lên.
- mỗi hạch là một trung tâm điều khiển một vùng xác định của cơ thể.
- các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau.
- các hạch thần kinh liên hệ với nhau.
Câu 7. Nhóm sinh vật nào sau đây có thể trả lời cục bộ ở vùng bị kích thích?
- Trùng biến hình, giáp xác.
- Trùng đế giày, sứa.
- San hô, mực ống.
- Giun đất, giáp xác.
Câu 8: Động vật có hệ thần kinh dạng lưới khi bị kích thích thì
- duỗi thẳng cơ thể.
- co toàn bộ cơ thể.
- di chuyển đi chỗ khác.
- co ở phần cơ thể bị kích thích.
Câu 9: Hệ thần kinh của côn trùng gồm hạch đầu,
- hạch ngực, hạch lưng.
- hạch thân, hạch lưng.
- hạch bụng, hạch lưng.
- hạch ngực, hạch bụng.
Câu 10: Ở động vật có các tổ chức thần kinh, hệ thần kinh tiến hóa nhất là
- Hệ thần kinh dạng lưới.
- Hệ thần kinh dạng chuỗi.
- Hệ thần kinh dạng ống.
- Không so sánh được sự tiến hóa.
Câu 11: Nội dung nào sau đây đúng?
- Cảm ứng ở thực vật là các cử động diễn ra nhanh hơn nhiều so với động vật.
- Cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh hơn so với thực vật nhờ có sự can thiệp của hệ thần kinh.
- Về thực chất, cảm ứng xảy ra ở động vật và thực vật như nhau, vì đều do các hormone điều khiển.
- Cảm ứng ở động vật và thực vật không giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống.
Câu 12: Số lượng phản xạ có điều kiện càng tăng thì?
- Động vật càng thích nghi hơn với điều kiện môi trường.
- Động vật mất hết các phản xạ không điều kiện.
- Phản xạ của động vật càng nhanh.
- Không xác định được ảnh hưởng.
Câu 13: Trường hợp nào sau đây huộc loại phản xạ có điều kiện?
- ánh sáng chói chiểu vào mắt, ta nheo mắt lại.
- chuột túi mới sinh có thể tự bò vào túi mẹ.
- nghe tiếng sấm nổ ta giật mình.
- nghe gọi tên mình ta quay đầu về phía có tiếng gọi.
Câu 14: Sự đóng mở của khí khổng là ứng động
- sinh trưởng.
- không sinh trưởng.
- ứng động tổn thương.
- tiếp xúc.
Câu 15: Động vật nào sau đây cảm ứng có sự tham gia của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
- Cá, lưỡng cư.
- Bò sát, chim, thú.
- Thuỷ tức.
- Giup dẹp, đỉa, côn trùng.
2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Hệ thần kinh dạng lưới được tạo thành bởi các tế bào thần kinh
- rải rác dọc theo khoang cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.
- phân bố đều trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.
- rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.
- phân bố tập trung ở một số vùng trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.
Câu 2: Đặc điểm của phản xạ có điều kiện là?
- Được hình thành trong quá trình sống và không bền vững.
- Không di truyền được, mang tính cá thể.
- Thường do vỏ não điều khiển.
- Cả 3 ý trên.
Câu 3: Ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, phản xạ diễn ra theo trật tự:
- các tế bào cảm giác tiếp nhận kích thích → chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các cơ và nội quan thực hiện phản ứng.
- các giác quan tiếp nhận kích thích → chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các nội quan thực hiện phản ứng.
- các tế bào cảm giác tiếp nhận kích thích → chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các tế bào biểu mô cơ.
- chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các giác quan tiếp nhận kích thích → các cơ và nội quan thực hiện phản ứng.
Câu 4: Thuộc loại phản xạ không điều kiện là
- nghe tiếng gọi “chích chích”, gà chạy tới.
- nhìn thấy quả chanh ta tiết nước bọt.
- nhìn thấy con quạ bay trên trời, gà con nấp vào cánh gà mẹ.
- hít phải bụi ta “hắt xì hơi”.
Câu 5: Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ có điều kiện?
- Được hình thành trong quá trình sống và không bền vững.
- Không di truyền được, mang tính cá thể.
- Có số lượng hạn chế.
- Thường do vỏ não điều khiển.
Câu 6: Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được hình thành bởi các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch
- nằm dọc theo chiều dài cơ thể.
- nằm dọc theo lưng và bụng.
- nằm dọc theo lưng.
- phân bố ở một số phần cơ thể.
Câu 7: Điều không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch là
- số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới.
- khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên.
- phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới.
- phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới.
Câu 8: Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới diễn ra theo trật tự
- tế bào cảm giác → mạng lưới thần kinh → tế bào biểu mô cơ.
- tế bào cảm giác → tế bào biểu mô cơ → mạng lưới thần kinh.
- mạng lưới thần kinh → tế bào cảm giác → tế bào biểu mô cơ.
- tế bào biểu mô cơ → mạng lưới thần kinh → tế bào cảm giác.
Câu 9: Hệ thần kinh của côn trùng gồm hạch đầu,
- hạch ngực, hạch lưng.
- hạch thân, hạch lưng.
- hạch bụng, hạch lưng.
- hạch ngực, hạch bụng.
Câu 10: Yếu tố bên trong cơ thể thực vật đóng vai trò điều tiết hướng động là
- Sự tăng nhiệt độ trong tế bào.
- Hormone sinh trưởng.
- Sự thay đổi độ pH trong tế bào.
- Sự thay đổi tính thấm của màng tế bào.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới, phản xạ diễn ra theo trật tự:
- các tế bào cảm giác tiếp nhận kích thích → chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các cơ và nội quan thực hiện phản ứng.
- các giác quan tiếp nhận kích thích → chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các nội quan thực hiện phản ứng.
- các tế bào cảm giác tiếp nhận kích thích → chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các tế bào biểu mô cơ.
- chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các giác quan tiếp nhận kích thích → các cơ và nội quan thực hiện phản ứng.
Câu 2: Vì sao khi tiến hành mổ lộ tim ếch, người ta phải tiến hành hủy tủy sống, sau đó mới mổ ếch?
- Người ta hủy tủy sống là giảm tính cảm ứng của ếch giúp nhịp tim ít có sự thay đổi.
- Vì tủy sống điền khiển tốc độ máu chảy trong mạch nên hủy tủy sống làm cho máu chảy chậm, vết mổ ít bị bẩn nên dễ thao tác.
- Vì tủy sống điều khiển các hoạt động vận động của cơ thể nên khi hủy tủy sống ếch sẽ nằm im, dễ thao tác, dễ quan sát hơn.
- Vì tủy sống giúp cho ếch bớt đi cảm giác đau đớn khi bị mổ nên ít giãy dụa hơn giú dễ thao tác và quan sát hơn.
Câu 3: Khi chạm tay phải gai nhọn, trật tự nào sau đây mô tả đúng cung phản xạ co ngón tay?
- Thụ quan đau ở da → sợi vận động của dây thần kinh tủy → tủy sống→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay
- Thụ quan đau ở da→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → tủy sống → các cơ ngón tay
- Thụ quan đau ở da→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → tủy sống → sợi vận động của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay
- Thụ quan đau ở da → tủy sống → sợi vận động của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay
-----------Còn tiếp --------