Phiếu trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều bài 7: Hô hấp ở động vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 7: Hô hấp ở động vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1.  Điều không đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật là

  1. có sự lưu thông tạo ra sự cân bằng về nồng độ O2và CO2để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.
  2. có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O2và CO2để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí
  3. bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt, giúp O2và CO2dễ dàng khuếch tán qua
  4. bề mặt trao đổi khí rộng, có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp

Câu 2: Xét các loài sinh vật sau:

(1) tôm (2) cua (3) châu chấu

(4) trai (5) giun đất (6) ốc

Những loài nào hô hấp bằng mang ?

  1. (1), (2), (3) và (5)
  2. (4) và (5)
  3. (1), (2), (4) và (6)
  4. (3), (4), (5) và (6)

Câu 3: Côn trùng hô hấp

  1. bằng hệ thống ống khí
  2. bằng mang
  3. bằng phổi
  4. qua bề mặt cơ thể

Câu 4: Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí ở

  1. mang
  2. bề mặt toàn cơ thể
  3. phổi
  4. các cơ quan hô hấp như phổi, da, mang,…

Câu 5: Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) hô hấp

  1. bằng mang
  2. bằng phổi
  3. bằng hệ thống ống khí
  4. qua bề mặt cơ thể

 Câu 6: Lưỡng cư sống được ở nước và cạn vì

  1. nguồn thức ăn ở hai môi trường đều phong phú
  2. hô hấp bằng da và bằng phổi
  3. da luôn khô
  4. hô hấp bằng phổi

Câu 7. Sự lưu thông khí trong các ống khí của chim được thực hiện nhờ sự

  1. vận động của đầu
  2. vận động của cổ
  3. co dãn của túi khí
  4. di chuyển của chân

Câu 8: Ở cá, khi thở ra thì miệng ngậm lại, nền khoang miệng

  1. Nâng lên, diềm nắp mang mở ra
  2. Nâng lên, diềm nắp mang đóng lại
  3. Hạ xuống, diềm nắp mang mở ra
  4. Hạ xuống, diềm nắp mang đóng lại

Câu 9: Cơ quan hô hấp của động vật trên cạn nào sau đây trao đổi khi hiệu quả nhất?

  1. Phổi của bò sát
  2. Phổi của chim
  3. Phổi và da của ếch nhái
  4. Da của giun đất

Câu 10: Ở châu chaausm quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra qua

  1. Hệ thống ống khí
  2. Da
  3. Mang
  4. Phổi

Câu 11: Đâu không phải là các tác nhân chính gây ra bệnh về hô hấp

  1. Vi khuẩn và virus
  2. Khói thuốc lá
  3. Khói bụi
  4. Nước hoa.

Câu 12: Hô hấp gồm hai quá trình là

  1. Trao đổi khí với môi trường và hô hấp tế bào.
  2. Trao đổi khí với môi trường và quang hợp.
  3. Quang hợp và hô hấp tế bào.
  4. Trao đổi khí với môi trường và tiêu hóa nội bào.

Câu 13: Trong các sinh vật sau, đâu là sinh vật trao đổi khí qua ống khí?

  1. Giun đất
  2. Thủy tức
  3. Ong
  4. Tôm

Câu 14: Để phòng các bệnh liên quan đến đường hô hấp, chúng ta không nên

  1. Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý.
  2. Đeo khẩu trang 24/24.
  3. Hạn chế tập trung nơi đông người.
  4. Tiêm vaccine phòng một số bệnh hô hấp.

Câu 15: Phản ứng cấp tính ban đầu đối với tình trạng thiếu oxy là

  1. Giảm nhịp tim
  2. Tăng thông khí
  3. Giảm thông khí.
  4. Mất nước.

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Điều không đúng với đặc điểm của giun đất thích ứng với sự trao đổi khí là

  1. tỉ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn
  2. da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua
  3. dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp
  4. tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (s/v) khá lớn

Câu 2: Điều không đúng với sự trao đổi khí qua da của giun đất là quá trình

  1. khuếch tán O2và CO2qua da do có sự chênh lệc về phân áp giữa O2 và CO2
  2. chuyển hóa bên trong cơ thể luôn tiêu thụ O2làm cho phân áp O2trong cơ thể luôn thấp hơn bên ngoài
  3. chuyển hóa bên trong cơ thể luôn tạo ra CO2làm cho phân áp CO2bên trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài
  4. khuếch tán O2và CO2qua da do có sự cân bằng về phân áp O2 và CO2

Câu 3: Điểm khác nhau về cấu tạo phổi của chim so với động vật trên cạn khác là

  1. phế quản phân nhánh nhiều
  2. có nhiều phế nang
  3. khí quản dài
  4. có nhiều ống khí

Câu 4: Cá lên cạn sẽ bị chết trong thời gian ngắn vì

  1. diện tích trao đổi khí còn rấ nhỏ và mang bị khô nên cá không hô hấp được
  2. độ ẩm trên cạn thấp
  3. không hấp thu được Ocủa không khí
  4. nhiệt độ trên cạn cao

Câu 5: Vì sao mang cá có diện tích trao đổi khí lớn?

  1. Vì có nhiều cung mang
  2. Vì mang có nhiều cung mang và mỗi cung mang gồm những phiến mang.
  3. Vì mang có kích thước lớn
  4. Vì mang có khả năng mở rộng.

Câu 6: Vì sao phổi của thú có hiệu quả trao đổi khó ưu thế hơn phổi của bò sát, lưỡng cư?

  1. Vì phổi thú có câu trúc phức tạp hơn.
  2. Vì phổi thú có kích thước lớn hơn.
  3. Vì phổi thú có khối lượng lớn hơn.
  4. Vì phổi thú có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn hơn

Câu 7: Có bao nhiêu nguyên nhân sau đây dẫn đến khói thuốc lá có hại đối với hệ hô hấp của con người?

  1. Khói thuốc lá làm tê liệt lớp lông rung của phế quản
  2. Khói thuốc lá có thể gây ung thư phổi
  3. Khói thuốc lá có chứa CO là giảm hiệu quả hô hấp

Khói thuốc lá làm nhiệt độ trong phổi tăng lên

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 8: Trong dòng hô hấp ở động vật có vú, nồng độ O2 trong khí thở ra luôn thấp hơn nồng độ O2 trong khí hít vào. Nguyên nhân là vì:

  1. Một lượng O2 được khuếch tán vào máu trước khi đi ra khỏi phổi
  2. Một lượng O2 được lưu giữ trong phế nang
  3. Một lượng O2 được lưu giữ trong phế quản
  4. Một lượng O2 được dùng để oxi hóa các chất trong cơ thể

Câu 9: Vì sao nồng độ CO2 thở ra cao hơn so với hít vào?

  1. Vì một lượng CO2 khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang trước khi đi ra khỏi phổi
  2. Vì một lượng CO2 được dồn về phổi từ các cơ quan khác trong cơ thể
  3. Vì một lượng CO2 còn lưu trữ trong phế nang
  4. Vì một lượng CO2 thải ra trong hô hấp tế bào của phổi

Câu 10:  Hệ thống ống khí của chim không có khí cặn là vì

  1. Phổi của chim có khả năng xẹp tối đa ép toàn bộ khí ra ngoài
  2. Dòng khí lưu thông một chiều từ túi khí trước → phổi → túi khí sau rồi ra môi trường
  3. Hệ thống hô hấp của chim gồm phổi và 2 hệ thống túi khí: trước và sau
  4. Khi thở ra túi khí trước đóng lại, túi khí sau co bóp tạo lực lớn đẩy toàn bộ khí trong phổi ra ngoài

3. VẬN DỤNG (7 CÂU)

Câu 1: Trong các đặc điểm sau về bề mặt trao đổi khí

(1) diện tích bề mặt lớn

(2) mỏng và luôn ẩm ướt

(3) có rất nhiều mao mạch

(4) có sắc tố hô hấp

(5) dày và luôn ẩm ướt

(6) có sự lưu thông khí

Hiệu quả trao đổi khí liên quan đến những đặc điểm nào ?

  1. (1), (2) và (3)
  2. (1), (2), (3), (4) và (6)
  3. (1), (4) và (5)
  4. (5) và (6)

Câu 2: Trong các đặc điểm sau về cơ quan hô hấp

(1) diện tích bề mặt lớn

(2) mỏng và luôn ẩm ướt

(3) có rất nhiều mao mạch

(4) có sắc tố hô hấp

(5) có sự lưu thông khí

(6) miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo dòng nước chảy một chiều từ miệng qua mang

(7) cách sắp xếp của mao mạch trong mang

Những đặc điểm nào chỉ có ở cá xương?

  1. (5) và (6) B. (1) và (4)
  2. (2) và (3) D. (6) và (7)

 -----------Còn tiếp --------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều, bộ trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều, trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều bài 7: Hô hấp ở động vật

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm sinh học 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net