Hướng dẫn giải chi tiết bài 8 Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (trích, Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két) bộ sách mới Ngữ văn 9 tập 2 kết nối tri thức. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
Câu hỏi: Em hãy cho biết đất nước nào đã phải hứng chịu những quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới. Vì sao hằng năm ở đất nước đó, người ta vẫn tổ chức tưởng niệm ngày bị ném bom nguyên tử?
Bài làm chi tiết:
Nhật Bản là quốc gia đầu tiên và duy nhất trên thế giới phải hứng chịu bom nguyên tử trong chiến tranh. Vào ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử đầu tiên mang tên "Little Boy" được ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản. Ba ngày sau, vào ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ hai mang tên "Fat Man" được ném xuống thành phố Nagasaki. Hai quả bom đã gây ra thảm họa kinh hoàng, khiến hơn 200.000 người thiệt mạng và hàng chục nghìn người khác bị thương.
Lý do tổ chức tưởng niệm:
Lễ tưởng niệm ngày bị ném bom nguyên tử là một sự kiện quan trọng đối với người Nhật Bản. Nó là lời nhắc nhở về những đau khổ mà họ đã trải qua và mong muốn một thế giới hòa bình không có chiến tranh hạt nhân.
Ngoài ra, lễ tưởng niệm cũng là lời cảnh tỉnh cho toàn nhân loại về sự nguy hiểm của vũ khí hạt nhân. Nó kêu gọi các quốc gia trên thế giới chung tay loại bỏ vũ khí hạt nhân để tránh những thảm họa tương tự xảy ra trong tương lai.
Câu 1: Cách nêu bằng chứng kèm phân tích, so sánh có tác dụng gì?
Bài làm chi tiết:
Nêu bằng chứng kèm phân tích, so sánh là một cách hiệu quả để tăng cường độ tin cậy, sự rõ ràng và sức thuyết phục cho lập luận của tác giả.
Câu 2: Cách kết thúc văn bản có gì độc đáo?
Bài làm chi tiết:
Cách kết thúc văn bản: tác giả thể hiện trực tiếp thái độ quan điểm của mình, đưa ra phương án giải quyết đó là mở một nhà băng lưu trữ trí nhớ.
Câu 1: Nêu luận đề của bài nghị luận. Từ luận đề đó, tác giả triển khai thành những luận điểm nào?
Bài làm chi tiết:
- Luận đề: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
- Từ luận đề đó, tác giả triển khai thành những luận điểm:
1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên Trái Đất.
2. Từ đó, đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thực và cấp bách của mỗi người.
Câu 2. Chọn một luận điểm em cho là tiêu biểu, phân tích cách dùng lí lẽ, bằng chứng và nói rõ vai trò của lí lẽ, bằng chứng trong việc làm nổi bật luận điểm đó.
Bài làm chi tiết:
Luận điểm: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên Trái Đất.
Phân tích:
+ Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng hủy diệt cả Trái Đất và các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời.
+ Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỷ người.
+ Chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại lý trí của loài người mà còn ngược lại với lý trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hoá.
Câu 3: Dựa vào nội dung văn bản và các thông tin giới thiệu, chú thích, cho biết văn bản được viết ra trong bối cảnh nào của thế giới. Từ đó, nêu tầm quan trọng của vấn đề được bàn luận.
Bài làm chi tiết:
- Văn bản được viết ra trong bối cảnh Trái Đất đang đứng trước nguy cơ bị phá hủy bởi đạn hạt nhân.
- Vấn đề này rất quan trọng, nó chính là mạng sống của chính chúng ta, của toàn bộ Trái Đất. Mỗi chúng ta phải có trách nhiệmưể ngăn chặn thảm họa này.
Câu 4: Chiến tranh hạt nhân “Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa” là ý kiến chủ quan hay ý kiến khách quan? Để thuyết phục người đọc tin vào điều đó, tác giả đã chọn cách triển khai đoạn văn như thế nào?
Bài làm chi tiết:
- Đây là ý kiến chủ quan của tác giả.
- Để chứng minh, tác giả đã sử dụng phương pháp đưa ra những bằng chứng khoa học, các số liệu chứng minh quá trình tiến hoá lâu dài của Trái Đất: cần rất lâu mới có được ngày hôm nay nhưng chỉ cần một nút bấm sẽ đưa toàn bộ những điều vĩ đại đó quay lại từ ban đầu.
Câu 5: Khi bàn về vấn đề được nêu, Mác-két bộc lộ thái độ gì? Chỉ ra cách thể hiện thái độ của tác giả.
Bài làm chi tiết:
- Khi bàn luận về vấn đề, tác giả đã đưa ra lời văn kiên quyết, đanh thép và quan điểm nghiêm khắc, cụ thể bày tỏ việc chống lại chiến tranh hạt nhân là công việc cấp bách, là nhiệm vụ chung của tất cả mọi người.
- Tác giả bày tỏ thông qua đưa ra ý kiến quan niệm của những người có tầm ảnh hưởng sau đó trực tiếp khẳng định lại.
Câu 6: Qua văn bản này tác giả muốn truyền đi thông điệp gì? Trong tình hình hiện nay của thế giới, thông điệp đó còn có ý nghĩa nữa không? Vì sao?
Bài làm chi tiết:
- Thông điệp: Kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình và sự sống trên Trái Đất.
- Thông điệp này vẫn còn ý nghĩa rất to lớn đến ngày nay vì mặc dù đã có nhiều nỗ lực giải trừ vũ khí hạt nhân, nhưng hiện nay vẫn còn nhiều quốc gia sở hữu loại vũ khí nguy hiểm này. Các căng thẳng chính trị, xung đột quốc gia và nguy cơ khủng bố có thể dẫn đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Sức tàn phá của vũ khí hạt nhân là vô cùng to lớn, có thể gây ra cái chết cho hàng triệu người, phá hủy môi trường sống và đẩy nhân loại vào thảm họa sinh thái. Thông điệp này là lời kêu gọi hành động thiết thực, mang tính nhân văn sâu sắc. Nó thể hiện mong muốn chung của toàn nhân loại về một thế giới hòa bình, không có chiến tranh hạt nhân.
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) với chủ đề: Vũ khí hạt nhân đang là hiểm họa đe dọa sự tồn vong của nhân loại.
Bài làm chi tiết:
Vũ khí hạt nhân, với sức tàn phá khủng khiếp, đang là hiểm họa đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của nhân loại. Chỉ một quả bom nguyên tử cũng có thể san bằng cả một thành phố lớn, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người và gây ra hậu quả môi trường nặng nề. Nguy cơ một cuộc chiến tranh hạt nhân bùng nổ, dù là vô tình hay cố ý, luôn hiện hữu, có thể đẩy toàn nhân loại vào thảm họa diệt vong.
Hiện nay, trên thế giới vẫn còn tồn tại kho vũ khí hạt nhân khổng lồ với số lượng lên đến hàng chục nghìn quả. Các cường quốc hạt nhân liên tục chạy đua vũ trang, hiện đại hóa kho vũ khí của mình, khiến cho nguy cơ chiến tranh hạt nhân ngày càng tăng cao.
Để bảo vệ sự sống còn của chính mình, con người cần chung tay loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân. Các quốc gia cần tăng cường hợp tác, đối thoại, đàm phán để đi đến các thỏa thuận quốc tế về việc cắt giảm và tiêu hủy vũ khí hạt nhân. Mỗi người cũng cần nâng cao nhận thức về nguy cơ của vũ khí hạt nhân, chung tay góp sức vào cuộc chiến chống lại hiểm họa này.
Chỉ khi chung tay loại bỏ vũ khí hạt nhân, chúng ta mới có thể xây dựng một thế giới hòa bình và an toàn cho chính mình và cho các thế hệ mai sau.
Soạn văn 9 kết nối bài 8 Đấu tranh cho một thế giới, soạn ngữ văn 9 KNTT tập 2, soạn bài 8 Đấu tranh cho một thế giới ngữ văn 9 Kết nối tri thức