Soạn công dân 7 bài 15 trang 47 cực chất

Giải công dân 7 bài 15 trang 47 cực chất. Bài học: Bảo vệ di sản văn hóa - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn GDCD 7.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Bài tập a: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào là góp phần giữ gìn, bảo vệ, hoặc phá hoại di sản văn hoá ?

(1)   Đập phá các di sản văn hoá ;

(2)   Di chuyển cổ vật, bảo vật quốc gia bất hợp pháp ;

(3)   Phát hiện cổ vật đem nộp cho cơ quan có trách nhiệm ;

(4)   Lấy cắp cổ vật về nhà ;

(5)   Buôn bán cổ vật không có giấy phép ;

(6)   Vứt rác bừa bãi xung quanh di tích ;

(7)   Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh ;

(8)   Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá ;

(9)  Tổ chức tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử ;

(10)  Cất giấu cổ vật cho bọn buôn lậu ;

(11)  Giúp các cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật ;

(12)   Giúp các cơ quan có trách nhiệm ngăn chặn những người phá hoại di sản văn hoá ;

(13)  Lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất của các di tích đã được xếp hạng.

Bài tập b: Trong một lần đi tham quan thắng cảnh Vịnh Hạ Long, thấy trên vách các hang động có những chữ khắc hoặc viết chằng chịt tên, ngày tháng của những người đến thăm, bạn Dung bày tỏ thái độ phê phán, không hài lòng về những việc làm đó. Ngược lại, có một số bạn lại đồng tình, vì theo họ thì việc khắc chữ trên vách đá là một kỉ niệm của du khách để cho hậu thế biết: nơi đây đã có người đến thăm vào thời gian nào.

Em đồng tình với quan điểm nào ? Vì sao ?

Bài tập c: Hãy sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có nội dung về di sản văn hoá của Việt Nam và thế giới để trưng bày tại lớp vào giờ học Giáo dục công dân tuần sau.

Bài tập d: Em hãy tìm hiểu và trình bày tóm tắt về một vài loại di sản văn hoá vật thể hoặc di sản văn hoá phi vật thể của địa phương, của đất nước mà em biết.

Bài tập đ: Hãy tìm hiểu một vài việc làm của những người xung quanh mà em cho đó là những hành vi bảo vệ hoặc xâm hại đến di sản văn hoá.

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Bài tập a: Những hành vi góp phần giữ gìn, bảo vệ, hoặc phá hoại di sản văn hoá là (3), (7), (8), (9), (11), (12):

=> Phát hiện cổ vật đem nộp cho cơ quan có trách nhiệm; Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh; Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá; Tổ chức tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử; Giúp các cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật; Giúp các cơ quan có trách nhiệm ngăn chặn những người phá hoại di sản văn hoá.

Bài tập b: Em đồng ý với quan điểm của bạn Dung. Bởi vì: khắc như vậy sẽ làm cho cảnh quan mất đi vẻ đẹp tự nhiên vốn có của nó, thêm một chữ kí một khắc tên chỉ làm xấu đi Hạ Long chứ không phải tôn vinh Hạ Long thêm đẹp.

Bài tập c: Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có nội dung về di sản văn hoá của Việt Nam và thế giới => Sưu tầm trong những cuốn tạp chí cũ, các sách báo cũ.

Bài tập d: Tìm hiểu và trình bày tóm tắt về một vài loại di sản văn hoá vật thể hoặc di sản văn hoá phi vật thể của địa phương, của đất nước:

Di sản văn hóa Vịnh Hạ Long

  Là một di sản độc đáochứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng; nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí. Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng.

=> 1994, UNESCO đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị ngoại hạng về mặt cảnh quan -> 2000, tiếp tục được UNESCO công nhận lần thứ hai là Di sản địa chất thế giới vì những giá trị độc đáo về địa chất, địa mạo.

Bài tập đ: Một vài việc làm của những người xung quanh mà em cho đó là những hành vi bảo vệ hoặc xâm hại đến di sản văn hoá:

  • Hành vi bảo vệ di sản văn hóa: Không đập phá, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, có ý thức bảo vệ các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể.
  • Hành vi phá hoại di sản văn hóa: đập phá di sản văn hóa, vứt rác bữa bãi tại nơi du lịch.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Bài tập a: Trong những hành vi dưới đây:

(1)   Đập phá các di sản văn hoá ;

(2)   Di chuyển cổ vật, bảo vật quốc gia bất hợp pháp ;

(3)   Phát hiện cổ vật đem nộp cho cơ quan có trách nhiệm ;

(4)   Lấy cắp cổ vật về nhà ;

(5)   Buôn bán cổ vật không có giấy phép ;

(6)   Vứt rác bừa bãi xung quanh di tích ;

(7)   Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh ;

(8)   Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá ;

(9)  Tổ chức tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử ;

(10)  Cất giấu cổ vật cho bọn buôn lậu ;

(11)  Giúp các cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật ;

(12)   Giúp các cơ quan có trách nhiệm ngăn chặn những người phá hoại di sản văn hoá ;

(13)  Lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất của các di tích đã được xếp hạng.

* Những hành vi góp phần giữ gìn, bảo vệ, hoặc phá hoại di sản văn hoá:

(3)   Phát hiện cổ vật đem nộp cho cơ quan có trách nhiệm ;

(7)   Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh ;

(8)   Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá ;

(9)  Tổ chức tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử ;

(11) Giúp các cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật ;

(12) Giúp các cơ quan có trách nhiệm ngăn chặn những người phá hoại di sản văn hoá ;

Bài tập b: Trong một lần đi tham quan thắng cảnh Vịnh Hạ Long, thấy trên vách các hang động có những chữ khắc hoặc viết chằng chịt tên, ngày tháng của những người đến thăm, bạn Dung bày tỏ thái độ phê phán, không hài lòng về những việc làm đó. Ngược lại, có một số bạn lại đồng tình, vì theo họ thì việc khắc chữ trên vách đá là một kỉ niệm của du khách để cho hậu thế biết: nơi đây đã có người đến thăm vào thời gian nào.

- Em đồng ý với quan điểm của bạn Dung

* Bởi vì:

- Du khách có đi thì cũng chi đi tham quan một vài lần cho biết chứ không ai năm nào cũng đi mỗi Hạ Long cả.

- Có thể nhiều người khắc để khi mình quay lại còn nhớ, vậy mình không quay lại thì khắc làm gì trong khi người khác chả biết mình là ai. 

- Hơn nữa ai cũng khắc như vậy sẽ làm cho cảnh quan mất đi vẻ đẹp tự nhiên vốn có của nó. 

=> Do đó, hãy để Hạ Long được đẹp tự nhiên như những gì vốn có của nó, thêm một chữ kí một khắc tên chỉ làm xấu đi Hạ Long chứ không phải tôn vinh Hạ Long thêm đẹp được.

Bài tập c: Hãy sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có nội dung về di sản văn hoá của Việt Nam và thế giới để trưng bày tại lớp vào giờ học Giáo dục công dân tuần sau.

=> Các em có thể sưu tầm trong những cuốn tạp chí cũ, các sách báo cũ về những di sản văn hóa của Việt Nam và của Thế giới.

Bài tập d: Tìm hiểu và trình bày tóm tắt về một vài loại di sản văn hoá vật thể hoặc di sản văn hoá phi vật thể của địa phương, của đất nước mà em biết.

Di sản văn hóa Vịnh Hạ Long

- Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo:

  • Nó chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất.
  • Là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng.
  • Còn có nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí.

- Vình Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao:

  • Những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới…
  • Cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng.

- Được UNESCO công nhận:

  • Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị ngoại hạng về mặt cảnh quan. 
  • Năm 2000, vịnh Hạ Long tiếp tục được UNESCO công nhận lần thứ hai là Di sản địa chất thế giới vì những giá trị độc đáo về địa chất, địa mạo.

Bài tập đ: Một vài việc làm của những người xung quanh về những hành vi bảo vệ hoặc xâm hại đến di sản văn hoá:

* Hành vi bảo vệ di sản văn hóa:

- Không đập phá di sản văn hóa

- Giữ gìn về sinh sạch sẽ khu di sản văn hóa

- Có ý thức bảo vệ các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể

* Hành vi phá hoại di sản văn hóa:

- Đập phá di sản văn hóa không có ý thức bảo vệ

- Vứt rác bữa bãi tại các khu di sản văn hóa lịch sử

Tìm kiếm google: soan cong dan 7 bai 16 cuc chat, soạn GDCD 7 bài Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net