Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:.../.../...
Ngày dạy:.../.../...
BÀI 4: KĨ THUẬT HÁT LUYẾN ÂM
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành các nhóm để đọc và xác định điểm chung khi phát âm các thanh “sắc”, “hỏi”, “ngã”, “nặng” qua một câu ca dao, tục ngữ,...
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, quan sát và thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời một số HS trả lời câu hỏi trước lớp.
Gợi ý:
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.
+ Về cao độ hay âm vực, hai thanh “sắc” và “ngã” thuộc âm vực cao, “hỏi” và “nặng” thuộc âm vực thấp.
+ Về cách phát âm, cả bốn đều phát âm căng, tuy nhiên “hỏi” không có động tác nghẽn thanh hầu, còn “sắc”, “ngã”, “nặng” đều có động tác nghẽn thanh hầu.
- GV nhận xét, đánh giá và sửa sai cho HS (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 4: Kĩ thuật hát luyến âm.
Hoạt động: Kĩ thuật hát luyến âm
- Khởi động giọng.
- Kĩ thuật hát luyến.
- Học bài hát.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Khởi động giọng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS thực hiện các nội dung luyện giọng: + Luyện một số mẫu âm với yêu cầu hát luyến. + Luyện các mẫu âm đi lên, đi xuống liền bậc một quãng 2 thứ trong tầm giọng phù hợp. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS khởi động giọng theo lớp, tổ/nhóm, cá nhân. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có). - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | Kĩ thuật hát luyến âm 1. Khởi động giọng - Đặt âm nhẹ nhàng, hát nhấn vào phách mạnh, miệng mở tự nhiên, hàm dưới buông mềm mại, hát liền tiếng. - Luyện mẫu âm với tốc độ chậm rồi tăng dần tốc độ. - Luyện mẫu âm đi lên và đi xuống liền bậc một quãng hai thứ trong tầm âm phù hợp.
|
Nhiệm vụ 2: Kĩ thuật hát luyến Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phân tích về kĩ thuật luyến, so sánh kĩ thuật hát nảy tiếng với hát liền tiếng. - GV cho HS nghe trích đoạn thể hiện kĩ thuật hát luyến: https://youtu.be/3-uTfJIwCF0?si=QRyTgsZ4YjQDGGG9 - GV lưu ý HS khi hát luyến, chú trọng sự thả lỏng cơ hàm, các vùng cơ tham gia vào quá trình hát... Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS luyện tập kĩ thuật hát luyến. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện từng nhóm thực hành kĩ thuật hát luyến qua một số trích đoạn cụ thể. - GV nhận xét, đánh giá và sửa sai cho HS (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có). - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 2. Kĩ thuật hát luyến - Luyến âm là cách hát giúp ca từ trở nên rõ nghĩa, âm thanh được hòa quyện và mềm mại. Luyến âm nhanh hoặc chậm tùy vào thanh điệu, nhịp điệu và nghệ thuật ca hát. Kí hiệu của luyến âm là hình vòng cung nối liền các nốt nhạc trong một ca từ.
|
Nhiệm vụ 3: Học hát Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập * Ca khúc Tình ca Tây Nguyên (Nhạc và lời: Hoàng Vân) - GV cho HS nghe tác phẩm, hoặc hát mẫu: https://youtu.be/ir-c7xCHGS0?si=tzaJlIKpynXxlsCR - GV yêu cầu HS nhận xét về tính chất của tác phẩm. - GV hướng dẫn HS hát từng câu với các lưu ý: + Luyến láy đủ nốt. + Đặt âm thanh nhẹ nhàng, miệng mở tự nhiên, cơ hàm thả lỏng. - GV chia HS thành các nhóm nhỏ và luyện tập giai điệu có nhiều âm luyến láy, luyến đủ nốt, hát rõ chữ và liền tiếng, luyện bước nhảy quãng xa,... - GV yêu cầu HS ghép ca khúc với nhạc đệm hoặc vừa hát vừa gõ phách. - GV lưu ý HS thả lỏng các bộ phận môi, lưỡi, hàm ếch mềm, cằm, đồng thời giữ cho cơ thể thoải mái. * Ca khúc Lời ca dâng Bác (Nhạc và lời: Trọng Loan)
| 3. Học hát * Ca khúc Tình ca Tây Nguyên - Nhạc sĩ: + Hoàng Vân (1930 – 2018) là một trong những nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc chuyên nghiệp nước nhà. + Nhiều tác phẩm của ông đã trở thành những ca khúc nổi tiếng, gắn liền với sự phát triển của đất nước: Hò kéo pháo, Người chiến sĩ ấy, Quảng Bình quê ta ơi,... - Ca khúc Tình ca Tây Nguyên: + Với tính chất âm nhạc tươi tắn, rộn ràng, lời ca giàu hình tượng, trong sáng, ca khúc đã mang đến cho người thưởng thức một bức tranh tràn đầy nhựa sống về núi rừng Tây Nguyên. - Luyện tập ca khúc Tình ca Tây Nguyên: + Lấy hơi sâu, điều tiết hơi đều đặn. Đặt âm nhẹ nhàng, miệng mở tự nhiên, hàm dưới buông mềm mại. + Hát nhấn mạnh hơn vào đầu mỗi nhịp, luyến đủ nốt, rõ chữ, liền tiếng. Thả lỏng cơ thể khi hát giai điệu có các ca từ luyến âm như: “nước”, “ngút”, “trọn”, “đường”, “lửa”, “chở”,... + Hát đúng cao độ, trường độ trong bài. * Ca khúc Lời ca dâng Bác - Nhạc sĩ:
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác