Soạn mới giáo án Âm nhạc 7 Cánh diều Chủ đề 8: Quê hương - Tiết 1

Soạn mới Giáo án âm nhạc 7 cánh diều bài Quê hương - Tiết 1. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Tiết 1:

HÁT BÀI VUI KÉO LƯỚI

BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 8

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Vui kéo lưới; biết hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc.

-       Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Đất nước lời ru; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Tự chủ và tự học: Vui kéo lưới, trải nghiệm những hoạt động tìm hiểu âm nhạc phong phú, có khả năng nhận biết, tình cảm, cảm xúc của mình cho bài hát Vui kéo lưới.

·      Giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động âm nhạc tập thể; biết suy nghĩ, quan tâm đến thái độ, tình cảm của người khác, biết sống hòa hợp với bạn bè.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tích cực, sáng tạo, chủ động trong hoạt động học tập âm nhạc; Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để tiếp thu những kiến thức mới, hình thành những kĩ năng mới, phát triển hứng thú âm nhạc, phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong học tập và đời sống.

-       Năng lực âm nhạc:

·      Thể hiện âm nhạc: Biết hát một mình và hát cùng bạn bè, thể hiện đúng giai điệu và lời ca, diễn tả được sắc thái và tình cảm của bài hát Vui kéo lưới; Biết thể thể hiện phần bè của mình.

·      Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: Cảm nhận được vẻ đẹp của bài hát Vui kéo lưới vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu và tính chất âm nhạc của bài hát, biết chia sẻ cảm xúc âm nhạc với người khác, nhận biết được câu, đoạn trong bài hát ;Nắm được cao độ, trường độ và các nét nhạc trong Bài đọc nhạc số 8.

3. Phẩm chất

-       Có ý thức về nhiệm vụ học tập; luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

-       SGK Âm nhạc 7, SGV Âm nhạc 7, Giáo án.

-       Nhạc cụ gõ, nhạc cụ thể hiện giai điệu (recorder...), nhạc cụ thể hiện hòa âm (kèn phím...)

-       File audio (hoặc video) nhạc đệm và bài mẫu hát Vui kéo lưới.

b. Đối với học sinh

-       SGK Âm nhạc 7.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Khoảng 5 phút)

a. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú cho HS học tập, tạo không khí vui vẻ khám phá bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.

b. Nội dung: GV cho HS lắng nghe 1-2 bài hát về chủ đề Quê hương – bài Xin chào Việt Nam; HS lắng nghe giai điệu, lời ca, hát theo bài hát và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS trình bày cảm nhận của bản thân sau khi nghe bài hát về chủ đề Quê hương.

. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS lắng nghe bài hát Xin chào Việt Nam do ca sĩ Thùy Chi trình bày.

https://www.youtube.com/watch?v=j9VLOXdx9VQ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận như thế nào sau khi nghe bài hát Xin chào Việt Nam.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, hát theo lời ca, giai điệu bài hát Xin chào Việt Nam và nêu cảm nhận sau khi nghe bài hát.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày cảm nhận trước lớp:

+ Xin chào Việt Nam là bài hát da diết, mang khát khao tìm về nguồn cội để hiểu về dòng máu chảy trong người mình, hiểu về nơi đã cho mình màu da, mái tóc và đôi chân nhỏ bé.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài: Chúng ta vừa nghe một bài hát da diết của một người con xa xứ mong một ngày được trở lại cội nguồn, quê hương thân thương của mình. Trong tiết học hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau học bài hát Vui kéo lưới để thấy sự tươi đẹp của quê hương, tinh thần chăm chỉ của con người Việt Nam nhé!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hát bài Vui kéo lưới; Thể hiện tiết tấu và ứng dụng đệm cho bài hát

(Khoảng 23 – 25 phút)

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Nắm được tên bài hát, tên tác giả và nội dung bài hát Vui kéo lưới.

- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Vui kéo lưới; biết hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc.

- Thể hiện đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể, biết ứng dụng đệm cho bài hátVui kéo lưới.

b. Nội dung:

- GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát Vui kéo lưới.

- GV cho HS nghe bài hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động cơ thể hoặc biểu lộ cảm xúc.

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng hát.

- GV dạy HS hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”.

- GV hướng dẫn HS hát cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng hoặc đánh nhịp.

- GV yêu cầu HS trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân.

- GV yêu cầu HS luyện tập, thể hiện tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể; ứng dụng đệm cho bài hát Vui kéo lưới.

c. Sản phẩm:

HS hát đươc cả bài Vui kéo lưới kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc.

HS thể hiện, trình bày trước lớp mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể, ứng dụng đệm cho bài hát Vui kéo lưới.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Học hát bài Vui kéo lưới

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát Vui kéo lưới.

- GV cho HS nghe bài hát kết hợp với vận động cơ thể hoặc biểu lộ cảm xúc.

https://www.youtube.com/watch?v=O64U-vE0bmU

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng hát.

- GV dạy HS hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”:

+ Câu hát 1 nối với câu hát 2.

+ Câu hát 3 nối với câu hát 4…

·      Câu 1: Gió căng ... tôm cá,

·      Câu 2: kéo nặng ... hò ơ!

·      Câu 3: Biển xanh ... ánh vàng.

·      Câu 4: nhấp nhô ... mạn thuyền.

·      Câu 5: Tay ta ... đói nghèo

·      Câu 6: ơ hò ... ơ hơ.

- GV lưu ý HS những tiếng hát có luyến.

GV hướng dẫn HS hát cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng hoặc đánh nhịp; thể hiện tình cảm lạc quan, yêu đời.

GV yêu cầu HS trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung bài hát Vui kéo lưới.

- HS khởi động giọng, HS hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”.

- HS hát cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng hoặc đánh nhịp theo hướng dẫn của GV.

- HS luyện tập hát bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hoạt động, thảo luận

- GV mời cả lớp hát, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng hoặc đánh nhịp.

- GV mời đại diện 1-2 nhóm trình bày bài hát trước lớp.

- GV mời đại diện cá nhân xung phong trình bày bài hát trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, giúp HS chỉnh sửa những chỗ hát sai (nếu có).

- GV khen ngợi HS có ý thức luyện tập tích cực, hát hay.

Nhiệm vụ 2: Thể hiện tiết tấu và ứng dụng đệm cho bài hát

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS vỗ tay theo 2 mẫu tiết tấu

https://www.youtube.com/watch?v=od8cl4DJFDI

- GV làm mẫu và yêu cầu các nhóm luyện tập vớimaracas và song loan.

- GV làm mẫu và yêu cầu các nhóm luyện tập với động tác cơ thể.

- GV đệm mẫu các câu hát đầu tiênrồi yêu cầu HS luyện tập đệm cho bài hát.

GV yêu cầu HS trình diễn theo nhóm, cặp, cá nhân (có thể vừa hát, vừa gõ đệm hoặc một nhóm hát, một nhóm gõ đệm,...).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS nghe lại bài hát Vui kéo lưới, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng.

- HS hát một đến hai lần theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hoạt động, thảo luận

- GV yêu cầu từng nhóm thể hiện phần tiết tấu đã luyện tập.

- GV yêu cầu các nhóm chơi ghép nối các phần đã luyện tập với nhau

- GV yêu cầu HS trình diễn theo nhóm, cặp, cá nhân (có thể vừa hát, gõ đệm hoặc một nhóm hát, một nhóm gõ đệm,...)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV sửa những chỗ HS hát sai (nếu có).

1. Hát bài Vui kéo lưới

Nói đến nghệ thuật ca hát dân gian Nam Bộ không thể không kể đến những điệu  mộc mạc, tràn đầy tinh thần lạc quan, yêu đời của người dân Nam Bộ.

Bài hát Vui kéo lưới được nhạc sĩ Lại Thị Phương Thảo đặt tên và lời mới dựa theo điệu  kéo chài.

+ Bài hát có nhịp điệu khoẻ khoắn, thể hiện cảnh biển quê hương tươi đẹp và tinh thần hăng say lao động của những người dân chài vùng biển.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Thể hiện tiết tấu và ứng dụng đệm cho bài hát

a) Thể hiện tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể

Mẫu tiết tấu: đơn – đơn | đen – đen | đen.

 

 

 

 

 

 

 

b) Ứng dụng đệm cho bài hát Vui kéo lưới

 

 

---------------- Còn tiếp ---------------

Soạn mới giáo án Âm nhạc 7 Cánh diều Chủ đề 8: Quê hương - Tiết 1

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa theo yêu cầu của địa phương
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án âm nhạc 7 cánh diều mới, soạn giáo án âm nhạc 7 mới cánh diều bài Quê hương - Tiết 1, giáo án soạn mới âm nhạc 7 cánh diều

Soạn mới giáo án âm nhạc 7 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay