Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng: Năng lực điều chỉnh hành vi; tìm hiểu và tham gia các hoạt động giúp đỡ người gặp khó khăn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV cho cả lớp cùng nghe bài “Bầu và bí” (nhạc: Phạm Tuyên, lời: Ca dao cổ). https://www.youtube.com/watch?v=0CLPRhyFQ6c - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi + Bài hát nhắn nhủ chúng ta điều gì? + Trong bài hát có câu ca dao nào? - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Bài hát nhắn nhủ chúng ta là những người dân của nước Việt Nam hãy giữ vững truyền thống thương yêu, đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống. + Trong bài hát, câu ca dao được nhắc đến: Bầu ơi thương lấy bì cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn - GV dẫn dắt HS vào bài học: Mỗi người chúng ta có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy mọi người vẫn có những điểm giống nhau. Dù có khác nhau về điều kiện kinh tế, lứa tuổi, ngành nghề những tất cả đều chung quê hương, đất nước. Chính vì thế nên mỗi người cần biết yêu thương, đùm bọc, nhường nhịn lẫn nhau. Bài học “Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn” sẽ giúp các em hiểu được không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt mà phải gắn bó với nhau trong cuộc sống. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu một số biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn a. Mục tiêu: HS nêu được một số biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. b. Cách tiến hành - GV treo tranh lên bảng để HS quan sát, đồng thời hướng dẫn HS quan sát 4 bức tranh ở mục a trong SGK.
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi: + Những người trong tranh gặp phải khó khăn gì? + Em còn biết những hoàn cảnh khó khăn nào khác? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Tranh 1: Những người trong tranh gặp khó khăn về thị lực. + Tranh 2: Những người trong tranh gặp khó khăn về sức khỏe. + Tranh 3: Những người trong tranh gặp khó khăn về điều kiện kinh tế. + Tranh 4: Những người trong tranh gặp khó khăn về hoàn cảnh sống bị lũ lụt cuốn trôi, làm ướt, hỏng sách vở Ngoài ra trong xã hội còn nhiều người gặp hoàn cảnh khó khăn khác như khó khăn do dịch bệnh, tai nạn, cháy nổ, già yếu,... - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh mục b và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu những biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
- GV mời HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS nêu các biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn trong những bức tranh. - GV kết luận: Các bức tranh thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn với các hình thức như: nấu cơm tặng cho những người có hoàn cảnh khó khăn; làm nhà tình nghĩa tặng người nghèo; giúp đỡ bạn bị khuyết tật; lau dọn nhà cửa giúp cụ già neo đơn; ủng hộ quần áo sách vở cho học sinh vùng bị lũ lụt; quan tâm, động viên khi bạn gặp chuyện buồn. - GV nêu câu hỏi: Em còn biết những việc làm nào khác thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn? - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV kết luận: Ngoài những cách trên để thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn thì còn có một số cách khác như đưa ra lời khuyên cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn; an ủi, bảo vệ những người đang sợ hãi; làm các công việc tình nguyện tại trại trẻ mồ côi,... Hoạt động 2: Khám phá vì sao phải cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn? a. Mục tiêu: HS biết được vì sao phải cảm thông, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện “Giúp bạn” trong SGK.
- GV mời một HS đọc to câu chuyện cho cả lớp nghe. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi + Khỉ con đã làm gì để giúp dê con? Khi được giúp đỡ, dê con cảm thấy thế nào? + Em sẽ làm gì nếu những người xung quanh em gặp khó khăn? + Theo em, sự cảm thông, giúp đỡ có ý nghĩa như thế nào đối với những người đang gặp khó khăn? - GV mời đại diện một vài nhóm chia sẻ kết quả thảo luận, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: + Khỉ con đã chủ động mời dê con đến nhà mình, khỉ kể chuyện của gia đình dê con với mẹ và xin phép mẹ tặng dê con một số sách vở, quần áo, đồ chơi và vật dụng sinh hoạt, khỉ còn nói những lời động viên dê con. Nếu khỉ con không cảm thông, giúp đỡ dê con thì có thể dê sẽ bị đói, không có quần áo để mặc,... Khi được giúp đỡ, dê con cảm thấy rất cảm động, thấy ấm áp và biết ơn cả nhà khỉ con. + Nếu những người xung quanh em gặp khó khăn, em cần biết thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ bằng lời nói và việc làm phù hợp với khả năng để giúp đỡ họ trong cuộc sống. + Đối với những người đang gặp khó khăn, sự cảm thông giúp đỡ sẻ chia sẽ giúp họ vượt qua nghịch cảnh trong cuộc sống giúp họ vơi bớt đi những mất mát hay tổn thương. Nhờ có sự đồng cảm và sẻ chia, con người sẽ xích lại gần nhau hơn. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về lòng biết ơn đối với người lao động. b. Cách tiến hành Bài tập 1: Kể về một người có hoàn cảnh khó khăn theo gợi ý - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, nhớ lại về một người có hoàn cảnh khó khăn mà em biết để kể lại cho bạn bên cạnh nghe theo gợi ý. + Tên của người đó; + Nơi họ sống; + Những khó khăn mà họ đang gặp; + Những việc mà em có thể làm để giúp họ. - HS kể theo gợi ý, các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV khen ngợi và động viên HS đã biết cảm thông, giúp đỡ người khác. Bài tập 2: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao? - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc các ý kiến trong SGK và bày tỏ thái độ.
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ kết quả thảo luận. Các HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (Nếu có).
|
- HS xem và hát theo giai điệu của bài hát.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu chuẩn bị vào bài mới.
- HS quan sát tranh.
- HS lắng nghe giáo viên nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, đọc thầm.
- HS thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận theo cặp.
- HS trả lời câu hỏi.
|
-------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác