Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng: Năng lực điều chỉnh hành vi; tìm hiểu và tham gia hoạt động lao động.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | |||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV mời một vài HS chia sẻ trải nghiệm: + Kể những việc em đã làm được khi ở nhà, ở trường. + Khi làm những việc đó, em cảm thấy như thế nào? - GV mời đại diện 2 - 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (Nếu có). - GV khen ngợi những HS đã biết làm những công việc ở nhà và ở trường. - GV kết luận và dẫn dắt HS vào bài: Lao động đem lại những lợi ích to lớn cho chúng ta. Nhờ có lao động, con người được đáp ứng về vật chất và tinh thần. Bài học “Yêu lao động” sẽ giúp các em hiểu được những lợi ích của lao động và có những hành động cụ thể. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu một số biểu hiện của yêu lao động a. Mục tiêu: HS nêu được một số biểu hiện của yêu lao động. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát 4 bức tranh trong SGK và trả lời các câu hỏi: + Em hãy nêu các biểu hiện của yêu lao động qua các bức tranh đó. + Hãy nêu thêm các biểu hiện của yêu lao động mà em biết. - GV mời đại diện một vài nhóm chia sẻ kết quả thảo luận, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - GV động viên, khen ngợi các nhóm đã tích cực thảo luận và có câu trả lời đúng. - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Biểu hiện của yêu lao động qua các bức tranh: Chủ động, tự giác lao động ở trường, lớp; Vui vẻ, yêu thích lao động; Lao động tích cực, có kết quả tốt; Chủ động tham gia lao động ở nơi mình sinh sống. + Các biểu hiện khác của yêu lao động là tích cực, tự giác làm những việc phù hợp với khả năng; chăm chỉ làm việc nhà, việc trường; thấy việc là làm ngay không trì hoãn; không đùn đẩy việc cho người khác, không nhờ người khác làm hộ việc của mình; yêu quý, kính trọng những người yêu lao động; không đồng tình lên án những người lười lao động,... Hoạt động 2: Khám phá vì sao phải yêu lao động a. Mục tiêu: HS biết được vì sao phải yêu lao động b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện “Những giọt mồ hôi trên trán mẹ” trong SGK.
- GV mời một HS đọc to câu chuyện cho cả lớp nghe. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi: + Cô bé đã thể hiện tình yêu lao động như thế nào? Những việc làm của cô bé đã đem lại điều gì? + Theo em, vì sao phải yêu lao động? - GV mời đại diện một vài nhóm chia sẻ kết quả thảo luận, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - GV động viên, khen ngợi các nhóm đã tích cực thảo luận và có câu trả lời đúng. - GV nhận xét, kết luận: + Cô bé trong truyện rất yêu lao động, cô thường xuyên giúp mẹ làm việc nhà. Quần áo mẹ phơi khô mà chưa kịp gấp, cô bé không ngần ngại gấp gọn gàng, rồi cất vào tủ của mỗi người. Thấy những ngăn kệ phủ bụi mẹ chưa kịp lau, cô bé đã làm giúp mẹ mỗi chiều. Việc làm của cô bé đã giúp mẹ cô bé đỡ vất vả hơn, giúp cô bé trưởng thành hơn và được mọi người yêu quý, khâm phục. + Chúng ta cần yêu lao động vì: Lao động tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của con người; lao động giúp ta khỏe mạnh và hoạt bát hơn; lao động giúp chất lượng cuộc sống luôn được cải thiện theo nhu cầu ngày càng cao của xã hội; lao động đã tạo nên loài người văn minh; lao động nâng cao sự hiểu biết về chính mình,... C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học và thực hành xử lý tình huống cụ thể. b. Cách tiến hành Bài tập 1: Nhận xét các ý kiến - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, thảo luận với bạn để xác định Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao? - GV mời 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời với cả lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (Nếu có) - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: a. Đồng tình, vì lười lao động là hành động đáng bị lên án. b. Không đồng tình, vì bất kể ai cũng phải lao động dù giàu có hay nghèo. c. Đồng tình, vì lao động đem lại những giá trị tinh thần đáng quý cho con người. d. Đồng tình, vì cần yêu quý những người lao động và yêu lao động. e. Đồng tình, vì ai cũng có thể lao động, trẻ em có thể làm những việc phù hợp với khả năng của mình. Bài tập 2: Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm của bạn nào dưới đây? Vì sao? - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc các nội dung trong SGK và xác định: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào? Vì sao?
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: a. Đồng tình vì Long đã thể hiện là người biết tự giác làm công việc nhà. b. Không đồng tình vì Kiên không có trách nhiệm với công việc mà bố giao. c. Đồng tình vì Mai đã có những hành động tự giác tham gia công việc ở trường. d. Không đồng tình vì Tuấn chỉ chọn việc nhẹ để làm và chỉ nghĩ đến bản thân mình. e. Đồng tình vì Nam có thái độ vui vẻ khi làm việc. g. Không đồng tình vì Hương đã lấy lý do để không phải lao động. Bài tập 3: Em sẽ khuyên bạn điều gì? - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, thảo luận với bạn bên cạnh để đưa ra lời khuyên: Em sẽ khuyên bạn điều gì?
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (Nếu có).
- GV nhận xét, kết luận:
|
- HS trả lời câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài mới.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc thầm câu chuyện.
- HS đọc bài trước lớp. - HS thảo luận theo nhóm.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc theo cặp đôi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS tự đọc.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc theo cặp.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
|
---------------- Còn tiếp ------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác