Soạn mới giáo án Đạo đức 4 KNTT bài 8: Quý trọng đồng tiền

Soạn mới Giáo án đạo đức 4 kết nối tri thức bài Quý trọng đồng tiền. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHỦ ĐỀ 7: QUÝ TRỌNG ĐỒNG TIỀN

BÀI 8: QUÝ TRỌNG ĐỒNG TIỀN

(4 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được vai trò của tiền.
  • Biết vì sao phải quý trọng đồng tiền.
  • Biết bảo quản và tiết kiệm tiền; mua sắm quần áo, đồ dùng, đồ chơi, quà bánh,…
  • Nhắc nhở bạn bè chi tiêu tiết kiệm.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Năng lực điều chỉnh hành vi; thực hiện được những việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự quý trọng đồng tiền.

  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm trong bảo quản và tiết kiệm tiền.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Đạo đức 4.
  • Bộ thẻ về Mệnh giá các đồng tiền Việt Nam theo Thông tư 37/2021-TT/BGĐT.
  • Bài hát “Con heo đất”, (Sáng tác: Ngọc Lễ), ca dao, tục ngữ gắn với chủ đề “Quý trọng đồng tiền”.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có) và thẻ bày tỏ thái độ, phiếu học tập, sticker,…
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú học tập cho HS để dẫn dắt vào bài mới.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS xem video bài hát “Con heo đất” (Sáng tác: Ngọc Lễ) và trả lời câu hỏi: Bạn nhỏ trong bài hát đã làm gì? Việc làm đó có tác dụng gì?

https://www.youtube.com/watch?v=KtQsDqHEIXo

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (Nếu có).

- GV nhận xét, dẫn vào bài mới: Bạn nhỏ trong bài hát đã dành tiền để nuôi heo đất (lợn đất). Việc làm đó giúp bạn tiết kiệm tiền để làm những việc có ích sau này. Việc làm của bạn nhỏ nhắc nhở chúng ta phải biết quý trọng đồng tiền, bảo quản và tiết kiệm tiền. Bài học “Quý trọng đồng tiền” sẽ giúp các em hiểu được những lợi ích của việc tiết kiệm tiền để sử dụng một cách hợp lý.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của tiền

a. Mục tiêu: HS nêu được vai trò của tiền.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong SGK và trả lời câu hỏi: Hãy nêu vai trò của tiền qua các bức tranh trên.

- Bằng kỹ thuật Tia chớp, GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: Theo em, tiền còn có vai trò nào khác?

- GV nhận xét, kết luận: Tiền để mua bán hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của con người; tiết kiệm gửi ngân hàng để dự phòng cho những việc cần nhiều tiền trong tương lai; tiền để giúp đỡ những người gặp khó khăn,...

Hoạt động 2: Khám phá vì sao phải quý trọng đồng tiền

a. Mục tiêu: HS giải thích được vì sao phải quý trọng đồng tiền.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc truyện “Hũ bạc của người cha” sau đó kể lại chuyện và trả lời câu hỏi:

+ Vì sao lần thứ nhất, người con lại thản nhiên khi thấy người cha ném tiền xuống ao?

+ Lần thứ hai, khi thấy người cha ném tiền vào lửa, người con đã làm gì? Vì sao?

+ Theo em, vì sao chúng ta phải quý trọng đồng tiền?

- HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Câu 1: HS làm việc cá nhân, suy nghĩ nhanh để trả lời câu hỏi (Kỹ thuật Tia chớp).

+ Câu 2: HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi.

+ Câu 3: HS thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi.

- GV mời  2- 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (Nếu có).

- GV nhận xét, kết luận:

+ Lần thứ nhất, người con thản nhiên khi thấy người cha ném tiền xuống ao là bởi vì đó không phải là tiền do anh ta làm ra nên anh không biết quý trọng đồng tiền.

+ Lần thứ hai, khi thấy người cha ném tiền vào lửa, người con đã bất chấp lửa nóng, vội đưa tay vào bếp lấy tiền ra. Anh làm thế bởi vì đó là những đồng tiền do anh vất vả làm ra nên anh tiếc, quý trọng.

+ Chúng ta phải quý trọng đồng tiền bởi vì tiền do công sức và trí tuệ con người tạo ra.

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách bảo quản tiền

a. Mục tiêu: HS biết bảo quản tiền đúng cách.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Các bạn trong tranh đã bảo quản tiền như thế nào?

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (Nếu có).

- GV nhận xét, kết luận:

+ Tranh 1: Bạn nhỏ đã đếm tiền, phân loại tiền và xếp tiền vào hộp giúp mẹ.

+ Tranh 2: Bạn nhỏ đã dán lại tiền rách.

+ Tranh 3: Bạn nhỏ giữ tiền cần thận, không để mất tiền.

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi: Theo em, còn có cách nào khác để bảo quản tiền?

- GV mời một vài HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (Nếu có).

- GV nhận xét, kết luận: Ngoài những cách trên, còn có một số cách bảo quản tiền như vuốt phẳng phiu tiền, không làm ướt tiền, không vò tiền làm nhàu nát,...

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách tiết kiệm tiền

a. Mục tiêu: HS biết cách tiết kiệm tiền: mua sắm quần áo, đồ dùng, đồ chơi, quà bánh,... đúng mức, phù hợp với hoàn cảnh gia đình.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Hãy nêu những việc làm để tiết kiệm tiền qua những bức tranh.

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (Nếu có).

- GV nhận xét, kết luận:

+ Tranh 1: Tiết kiệm điện.

+ Tranh 2: Nuôi lợn đất.

+ Tranh 3: Mua đồ vừa phải, không đắt tiền.

+ Tranh 4: So sánh giá cả ở các cửa hàng để mua hàng cùng loạt, cùng chất lượng nhưng giá rẻ hơn.

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi: Theo em, còn có cách nào khác để tiết kiệm tiền?

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (Nếu có).

- GV nhận xét, kết luận: Ngoài những cách trên, có một số cách khác để tiết kiệm tiền: tiết kiệm thức ăn, đồ dùng cá nhân; nhờ bố mẹ gửi tiền vào ngân hàng; mặc cả khi mua hàng; chỉ mua những hàng hóa thực sự cần thiết,...

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức, rèn kỹ năng bảo quản, tiết kiệm tiền.

b. Cách tiến hành

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm.

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS tiếp thu, lắng nghe.

 

 

 

-------------- Còn tiếp -----------------

 
Soạn mới giáo án Đạo đức 4 KNTT bài 8: Quý trọng đồng tiền

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án đạo đức 4 kết nối mới, soạn giáo án đạo đức 4 mới KNTT bài Quý trọng đồng tiền, giáo án đạo đức 4 kết nối

Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay