Soạn mới giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều bài Chủ đề 4: Làm chủ bản thân

Soạn mới Giáo án HĐTN 8 cánh diều bài Làm chủ bản thân. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 4: LÀM CHỦ BẢN THÂN

 

MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ

  • Thể hiện được sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống.
  • Thể hiện được sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội
  • Nhận biết được những tình huống cần từ chối.
  • Thực hiện được kĩ năng từ chối trong một số tình huống cụ thể.

 

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

Gợi ý:

  • Diễn đàn Làm chủ bản thân, làm chủ tương lai.
  • Hùng biện Tự chủ trong học tập và cuộc sống.
  • Truyền thông Ứng văn minh trên mạng xã hội.
  • Giới thiệu hoạt động của câu lạc bộ theo chủ đề: Làm chủ bản thân, ứng xử văn minh.

 

SINH HOẠT LỚP

Gợi ý:

  • Thảo luận về những nguy cơ có thể gặp phải trong các mối quan hệ trên mạng xã hội.
  • Trao đổi về việc sử dụng mạng xã hội văn minh, an toàn.
  • Trao đổi về cách thể hiện sự tự chủ trong học tập và đời sống.
  • Chia sẻ những câu chuyện ý nghĩa về người biết làm chủ bản thân, vượt lên hoàn cảnh khó khăn trong học tập và cuộc sống.

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

TỰ CHỦ TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức
  • Nhận biết được những biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống.
  • Thể hiện được sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống.
  • Nêu được những biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội.
  • Thể hiện được sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
  • Nhận biết được những nguy cơ từ môi trường xã hội ảnh hưởng đến cuộc sống con người. Biết cách ứng xử phù hợp với tình huống trong học tập, đời sống.
  1. Phẩm chất:
  • Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác nhau, cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
  • Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm. Nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân và chịu trách nhiệm về mọi lời nói, hành vi của bản thân.
  • Trách nhiệm: Không đồng tình với những hành vi không phù hợp với nếp sống văn hoá và quy định nơi công cộng. Tham gia, kết nối internet và mạng xã hội đúng quy định. Không tiếp tay cho kẻ xấu phát tán thông tin ảnh hưởng đến danh dự của tổ chức, cá nhân hoặc ảnh hưởng đến nếp sống văn hoá, trật tự an toàn xã hội.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
  • Tìm hiểu thông tin về sự tự chủ, biểu hiện của sự tự chủ trong đời sống và trên mạng xã hội.
  • Tìm hiểu câu chuyện về sự tự chủ trong nhà trường và gia đình.
  • Giấy A0, bút dạ.
  • Một số tình huống minh hoa biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và trên mạng xã hội.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
  • Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trải nghiệm trong cuộc sống.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
  2. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; chỉ rõ những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.
  3. Nội dung: GV giới thiệu chủ đề và giới thiệu với HS về ý nghĩa chủ đề.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ của GV đề ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra câu nói: “Người ta vẫn thường nói “Hãy tự cứu mình trước khi trời cứu”. Thành công hay thất bại, hạnh phúc hay khổ đau đều xuất phát chủ yếu từ yếu tố chủ quan trong mỗi con người.” và cho biết: Nêu ý nghĩa của câu nói trên?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi: Câu nói trên có ý nghĩa phải biết làm chủ bản thân.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Làm chủ bản thân là làm chủ tất cả những gì xuất phát từ bản thân. Trước hết là làm chủ suy nghĩ, nhận thức, cảm xúc không để bị phụ thuộc người khác. Vậy biểu hiện của làm chủ bản thân là gì, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay – Chủ đề 4: Làm chủ bản thân.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận diện biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống

  1. Mục tiêu: HS nêu được những biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: Biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS đọc các tình huống SHS tr.38 và thực hiện nhiệm vụ:

Chỉ ra những biểu hiện của sự tự chủ trong các tình huống sau:

+ Nhóm 1: Tình huống 1: Thấy một bạn cùng lớp thường tự ti, không hoà đồng với tập thể nên Hoa đã chủ động hỏi han và giúp đỡ bạn.

+ Nhóm 2: Tình huống 2: Các bạn trong nhóm không ưa Khang và rủ nhau tẩy chay, không cho Khang tham gia vào nhóm. Thanh không đồng tình với hành vi của các bạn trong nhóm.

+ Nhóm 3: Tình huống 3: Minh và Nguyên là bạn thân. Thời gian gần đây, thấy Nguyên không trò chuyện với mình nữa và tìm cách tránh mặt, Minh đã chủ động gặp bạn dễ tìm hiểu lí do.

+ Nhóm 4: Tình huống 4: Em bé nghịch ngợm xé rách quyển vở của Hà. Hà khá bực mình nhưng vẫn cố gắng giữ bình tĩnh và nhẹ nhàng nhắc nhở em.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trao đổi về biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống:

+ Chủ động tham gia các mối quan hệ.

+ Không dễ bị lôi kéo trong các mối quan hệ.

+ Chủ động giải quyết các vấn đề nảy sinh trong các mối quan hệ.

+ Tự điều chỉnh được thái độ, hành vi của bản thân một cách phù hợp trong các mối quan hệ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, đọc các tình huống SHS tr.38 và thực hiện nhiệm vụ.

- HS thảo luận cặp đôi, chỉ ra tình huống tương ứng với các biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời:

+ Tình huống 1: Hoa đã chủ động hỏi han và giúp đỡ bạn.

+ Tình huống 2: Thanh không đồng tình với hành vi của các bạn trong nhóm.

+ Tình huống 3: Minh đã chủ động gặp bạn để tìm hiểu lí do.

+ Tình huống 4: Hà khá bực mình nhưng vẫn cố gắng giữ bình tĩnh và nhẹ nhàng nhắc nhở em.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

1. Nhận diện biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống

Trong cuộc sống có nhiều tình huống khó khăn, phức tạp xảy ra. Người có khả năng tự chủ là người hiểu rõ chính mình, chủ động trong các mối quan hệ, chủ động giải quyết các vấn đề nảy sinh và không dễ bị lôi kéo. Đồng thời, người biết tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống cũng biết cách tự điều chỉnh lời nói, thái độ, hành vi của bản thân cho phù hợp với hoàn cảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Rèn luyện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống

  1. Mục tiêu: HS thực hành, rèn luyện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về việc thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 2 nhóm để đóng vai thể hiện sự tự chủ trong các tình huống:

+ Nhóm 1: Tình huống 1: Vân vừa chuyển đến trường học mới. Vân rất muốn kết bạn và tìm hiểu thêm về các hoạt động của nhà trường.

+ Nhóm 2: Tình huống 2: Dũng xích mích với một thành viên của đội bóng lớp khác. Dũng rất bức xúc, rủ Trí cùng sang lớp bên tìm bạn đó để trút giận.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ tình huống mà HS đã thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống hằng ngày.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm về sự tự chủ được thể hiện trong các tình huống, thống nhất cách ứng xử và phân vai thể hiện các nhân vật.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày phần xử lí tình huống:

+ Tình huống 1: Nếu em là Vân em sẽ chủ động kết bạn, làm quen với bạn mới.

+ Tình huống 2: Nếu em là Trí em sẽ không nghe theo lời bạn, vì hành động sang lớp khác để tìm bạn trút giận là sai.

+ Một số tình huống khác:

●       Bạn rủ rê đi chơi game nhưng em không đi.

●       Em chủ động đứng lên nhận nhiệm vụ quan trọng của nhóm và hoàn thành rất tốt.

- GV mời HS nêu một tình huống mà HS đã thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết lại ý kiến và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

2. Rèn luyện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống

- Tự chủ là một đức tính vô cùng quý giá đối với mỗi người trong cuộc sống.

- Rèn luyện tính tự chủ sẽ giúp chúng ta biết cách nhìn nhận sự việc một cách đúng đắn và cư xử có văn hoá, có đạo đức trong các mối quan hệ của đời sống.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3: Nhận diện biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội

  1. Mục tiêu: HS nêu được những biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nghiên cứu tình huống trong SGK trang 39 và chỉ ra những biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội.

Gợi ý:

+ Khi nhận thấy các bạn trong nhóm lớp chia sẻ, bình luận về các trang mạng không lành mạnh, Ngọc đã có cách ứng xử như thế nào?

+ Nêu suy nghĩ của em về cách ứng xử của Ngọc khi các bạn bày tỏ thái độ không đồng tình với mình?

+ Cách ứng xử của Ngọc cho thấy biểu hiện nào về sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm về biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, dựa vào hiểu biết của bản thân và thực hiện yêu cầu.

- HS trao đổi để cụ thể hoá các biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày câu trả lời tình huống:

+ Em đồng tình với cách ứng xử của Ngọc, bởi việc truy cập vào các trang mạng xã hội không lành mạnh có ảnh hưởng không tốt đến các bạn HS,  ngoài ra còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ thiếu an toàn.

+ Biểu hiện: Ngọc thể hiện thái độ không đồng tình và kiên định khi các bạn đề nghị truy cập vào các đường liên kết và các trang mạng xã hội không lành mạnh, không an toàn; Ngọc để lại lời nhắn lịch sự trước khi ra khỏi nhóm lớp.

- GV mời HS nêu biểu hiện và ví dụ minh họa cho các biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội (bảng đính kèm phía dưới hoạt động).

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết lại ý kiến và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

3. Nhận diện biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội

Trước sự phát triển của công nghệ, các trang mạng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều, tác động lớn đến mọi lĩnh vực hoạt động và sinh hoạt của con người, nhất là giới trẻ. Tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội là điều vô cùng cần thiết để mỗi chúng ta sử dụng mạng xã hội an toàn, lành mạnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CÁC BIỂU HIỆN CỦA SỰ TỰ CHỦ TRONG CÁC

MỐI QUAN HỆ TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Biểu hiện

Cân nhắc, xem xét kĩ trước lời mời kết bạn của người lạ

Không chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng

Sử dụng ngôn từ văn minh, tích cực trong giao tiếp trên mạng xã hội

Nội dung

- Tìm hiểu trang cá nhân của người bạn đó để xác minh độ tin cậy.

- Không truy cập bất cứ đường link nào theo hướng dẫn của người lạ.

- Cảnh giác với lời mời kết bạn từ các tài khoản lạ có địa chỉ nước ngoài.

- Hỏi người lớn khi thấy các dấu hiệu thiếu an toàn đến từ các tài khoản không quen biết

- Tìm hiểu rõ nguồn gốc của thông tin, tham khảo thông tin từ các nguồn tin chính thống, đáng tin cậy

- Có trách nhiệm với thông tin mình đăng và chia sẻ.

- Khuyến khích các thông tin tích cực, phù hợp với giá trị tốt đẹp của văn hoá Việt Nam

- Sử dụng lời nhận xét, bình luận có tính khách quan, tế nhị, lịch sự.

- Có trách nhiệm với việc bày tỏ thái độ trong trên mạng xã hội.

- Không hùa theo các trào lưu khi chưa hiểu hết ý nghĩa của trào lưu đó trên mạng xã hội.

- Không nói xấu, bịa đặt hoặc ủng hộ các hành vi miệt thị, hạ thấp nhân phẩm, danh dự của người khác.

Ví dụ

Lời mời kết bạn từ tài khoản mới lập, ít tương tác.

Tin đồn thất thiệt, tin giả,...

Ngôn từ bạo lực, thô tục, không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội,...

Hoạt động 4: Rèn luyện sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội

  1. Mục tiêu: HS thực hành, rèn luyện sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS biết cách rèn luyện sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm, bốc thăm một trong các tình huống và thực hiện đóng vai xử lí tình huống:

+ Tình huống 1: Em thấy một đoạn phim ngắn về hành động tiêu cực của một số bạn trên mạng xã hội. Em rất bức xúc và muốn bình luận, chia sẻ thông tin để mọi người cùng biết.

+ Tình huống 2: Khi sử dụng mạng xã hội, em nhận được tin nhắn từ một người em không quen biết. Người đó muốn kết bạn với em để có thể gửi các đường link, thông tin về quà tặng và hỗ trợ em nhận quà.

+ Tình huống 3: Một bạn nhắn tin trên nhóm của lớp thông tin không đúng sự thật về em.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận về cách thể hiện sự tự chủ trong các tình huống và đóng vai nhân vật.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS nhập vai và xử lí tình huống:

+ Tình huống 1: Em sẽ lên tiếng phản ánh lại hành động tiêu cực đó.

+ Tình huống 2: Em sẽ không đồng ý kết bạn và chặn số người lạ.

+ Tình huống 3: Em sẽ lên tiếng đính chính lại sự thật, bảo vệ quyền lợi của bản thân.

 - Các nhóm nêu nhận xét, đánh giá chéo phần đóng vai thể hiện sự tự chủ của nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết lại ý kiến và kết luận.

- GV giúp HS tổng kết lại những gì đã trải nghiệm trong các hoạt động và đưa ra những lưu ý, những điều quan trọng mà HS cần ghi nhớ và tiếp tục thực hiện.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

4. Rèn luyện sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội

- Mạng xã hội là công cụ có nhiều tiện ích để kết nối mọi người với nhau. Rèn luyện sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội vừa là biểu hiện của cách ứng xử văn minh, vừa thể hiện trách nhiệm của mỗi chúng ta đối với cộng đồng.

=> Tự chủ là một đức tính quý giá. Tinh tự chủ giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và những thử thách, cám dỗ trong cuộc sống.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố nội dung kiến thức đã học về làm chủ bản thân.
  3. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thảo luận và lựa chọn đáp án đúng.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Đâu là biểu hiện của sự tự chủ?

  1. Lan chưa hiểu bài toán nhưng ngại không dám hỏi bạn.
  2. Hoa mới chuyển đến lớp và chủ động hỏi han, nói chuyện cùng các bạn
  3. Hà mất bình tĩnh đã mắng em vì em làm rách quyển vở của mình.
  4. Thanh luôn đồng tình với mọi ý kiến của các bạn trong lớp.

Câu 2: Đâu không phải là biểu hiện của sự tự chủ?

  1. Chủ động tham gia các mối quan hệ
  2. Không dễ bị lôi kéo trong các mối quan hệ
  3. Bất ngờ trong các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.
  4. Tự điều chỉnh thái độ, hành vi trong các mối quan hệ.

Câu 3: Tác dụng của tự chủ là

  1. Đứng vững trước tính huống khó khăn, thử thách.
  2. Gặp khó khăn khi giải quyết tình huống nảy sinh
  3. Dễ bị lôi kéo trong các mối quan hệ.
  4. Khó kiểm soát thái độ, hành vi của mình.

Câu 4: Một bạn nhắn tin trong nhóm lớp không đúng sự thật về em. Trong trường hợp này em sẽ làm thế nào để thể hiện sự tự chủ?

  1. Tức giận và thể hiện rõ thái độ với bạn đó.
  2. Nói khó nghe trong nhóm lớp.
  3. Chủ động tìm gặp bạn và tìm hiểu vấn đề.
  4. Không chơi với bạn và thoát khỏi nhóm lớp.

Câu 5: Khi sử dụng mạng xã hội em sẽ làm gì để thể hiện sự tự chủ?

  1. Giao lưu, kết bạn với người lạ
  2. Chia sẻ mọi thông tin trên mạng xã hội
  3. Đăng mọi hình ảnh, thông tin lên mạng xã hội
  4. Cân nhắc kĩ trước lời mời kết bạn của người lạ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

B

C

A

C

D

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS vận dụng được tri thức, kinh nghiệm mới đã tiếp thu được vào đời sống thực tiễn.
  3. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS về nhà thực hiện
  4. Sản phẩm học tập: Những việc làm của HS thể hiện sự tự chủ trong học tập và đời sống hằng ngày.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà: Em hãy nêu những việc làm của em thể hiện sự tự chủ trong học tập và đời sống hằng ngày.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ ở nhà, sau đó trình bày vào tiết Sinh hoạt lớp.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV đánh giá mức độ hiểu nhiệm vụ của HS.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV kết thúc bài học.

  1. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Hoàn thành nhiệm vụ được giao ở phần Vận dụng.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Kĩ năng từ chối.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

KĨ NĂNG TỪ CHỐI

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức
  • Nhận biết được những tình huống cần từ chối.
  • Thực hiện được kĩ năng từ chối trong một số tình huống cụ thể.
  • Nêu được những khó khăn khi thực hiện kĩ năng từ chối và biết cách rèn luyện kĩ năng từ chối.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Hiểu biết về quyền, nhu cầu cá nhân; biết phân biệt quyền, nhu cầu chính đáng và không chính đáng. Biết làm chủ tình cảm, cảm xúc để có hành vi phù hợp trong học tập và đời sống
  • Giao tiếp và hợp tác: Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới. Biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.

Năng lực riêng:

  • Thực hiện được kĩ năng từ chối trong những tình huống cụ thể.
  • Rút ra được khó khăn trong khi thực hiện kĩ năng từ chối và biết cách rèn luyện kĩ năng từ chối.
  1. Phẩm chất:
  • Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của người khác. Không đồng tình với cái ác, cái xấu. Không cổ xuý, không tham gia các hành vi bạo lực.
  • Trung thực: Tôn trọng lẽ phải, bảo vệ điều hay, lẽ phải trước mọi người. Khách quan, công bằng trong nhận thức, ứng xử. Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
  • Trách nhiệm: Không đồng tình với những hành vi không phù hợp với nếp sống văn hoá và quy định ở nơi công cộng. Tham gia, kết nối internet và mạng xã hội đúng quy định. Không tiếp tay cho kẻ xấu phát tán thông tin ảnh hưởng đến danh dự của tổ chức, cá nhân hoặc ảnh hưởng đến nếp sống văn hoá, trật an toàn xã hội.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
  • Tìm hiểu về các tình huống cần từ chối.
  • Tìm hiểu về các cách từ chối.
  • Quan sát và học hỏi cách từ chối của mọi người xung quanh.
  • Giấy A0, bút dạ tương ứng với số nhóm thảo luận (2 hoạt động thảo luận nhóm).
  • Phiếu học tập "Trở ngại của em khi từ chối".
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
  • Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trải nghiệm trong cuộc sống.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; chỉ rõ những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Giải ô chữ.
Soạn mới giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều bài Chủ đề 4: Làm chủ bản thân

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án HĐTN 8 cánh diều mới, soạn giáo án HĐTN 8 cánh diều bài Làm chủ bản thân, giáo án HĐTN 8 cánh diều

Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay