Soạn mới giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều bài Chủ đề 6: Gia đình yêu thương

Soạn mới Giáo án HĐTN 8 cánh diều bài Gia đình yêu thương. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 6: GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG

 

MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

  • Thực hiện được những việc làm và lời nói để người thân hài lòng.
  • Tôn trọng ý kiến khác nhau của các thành viên trong gia đình và thể hiện được khả năng thuyết phục.
  • Biết sắp xếp công việc và hoàn thành các công việc trong gia đình.
  • Thể hiện cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình.

 

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

Gợi ý:

  • - Trao đổi về các giá trị Yêu thương, Tôn trọng.
  • - Triển lãm tranh, ảnh ghi lại những khoảnh khắc học sinh tham gia các hoạt động trong gia đình với tên gợi Vitamin hạnh phúc.
  • - Hùng biện về chủ đề Sống tiết kiệm nhưng không hà tiện.
  • - Giao lưu với khách mời về chủ đề Sắp xếp và quản lí công việc trong gia đình.

 

SINH HOẠT LỚP

Gợi ý:

  • - Tranh luận về chủ đề Làm hài lòng người thân.
  • - Thảo luận về sự cần thiết phải tôn trọng ý kiến của người khác.
  • - Chia sẻ những câu chuyện, tình huống thể hiện khả năng thuyết phục các thành viên trong gia đình.
  • - Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện công việc trong gia đình và cách sống tiết kiệm.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết và thực hiện được những việc làm, lời nói để người thân hài lòng.
  • Biết cách thể hiện sự tôn trọng ý kiến khác nhau của các thành viên trong gia đình.
  • Nhận biết và thực hiện được cách thuyết phục các thành viên trong gia đình.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.

Năng lực riêng:

  • - Nhận biết và thực hiện được những việc làm, lời nói để người thân hài lòng.
  • - Phát triển các năng khiếu của bản thân như âm nhạc, hội họa,...
  1. Phẩm chất:
  • - Tích cực tham gia vào công việc trong gia đình.
  • - Mạnh dạn, thẳng thắn chia sẻ ý kiến của bản thân trong hoạt động nhóm, tọa đàm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
  • Tranh, ảnh, câu chuyện thể hiện cách sống tiết kiệm trong gia đình.
  • 6 lá thăm; giấy A0, A4, giấy nhớ, bút dạ, bút màu.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
  • Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trải nghiệm trong cuộc sống.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái và giới thiệu được nội dung chủ đề hoạt động.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS lắng nghe và hát theo bài hát “Niềm vui gia đình”.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe bài hát và có hiểu biết khái quát về bài học.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mở cho HS nghe bài hát “Niềm vui gia đình”:

https://www.youtube.com/watch?v=KNL15XbwBNE (0:00 – 2:27)

- GV yêu cầu HS lắng nghe, sau đó hát và vận động theo lời bài hát.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tích cực lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV hướng dẫn, chủ trì HS hát và vận động theo bài hát.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương sự tích cực tham gia của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Hoạt động giáo dục theo chủ đề - Yêu thương, tôn trọng các thành viên trong gia đình.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu những việc làm và lời nói để người thân hài lòng

  1. Mục tiêu: Giúp HS nêu được những việc làm, lời nói để người thân hài lòng.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được những việc làm, lời nói để người thân hài lòng.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia sẻ những tình huống, câu chuyện thể hiện sự hài lòng của người thân trong gia đình về việc làm, lời nói của mình.

Gợi ý:

+ Trong học tập: hoàn thành các nhiệm vụ học tập, kết quả học tập tốt, chăm học,...

+ Trong giao tiếp: lễ phép, khéo léo,...

+ Trong sinh hoạt gia đình: chăm chỉ làm việc nhà, có trách nhiệm với các công việc được giao, quan tâm, chia sẻ với các thành viên trong gia đình.

- GV đặt thêm câu hỏi: Em cảm thấy như thế nào khi người thân hài lòng về mình?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về những việc làm, lời nói để người thân hài lòng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS chia sẻ những việc làm, lời nói để người thân hài lòng.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

1. Tìm hiểu những việc làm và lời nói để người thân hài lòng

Nhận biết được những việc làm, lời nói làm người thân hài lòng sẽ giúp chúng ta tạo dựng bầu không khí tâm lí ấm áp trong gia đình.

Hoạt động 2: Thực hiện việc làm, lời nói để người thân hài lòng

  1. Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện cách thực hiện việc làm, lời nói để người thân hài lòng.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS biết cách rèn luyện thực hiện việc làm, lời nói để người thân hài lòng.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), quan sát tình huống SHS tr.58-59 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2: Đóng vai xử lí tình huống 1 để thể hiện những việc làm, lời nói để người thân hài lòng.

+ Nhóm 3, 4: Đóng vai xử lí tình huống 2 để thể hiện những việc làm, lời nói để người thân hài lòng.

+ Nhóm 5, 6: Đóng vai xử lí tình huống 3 để thể hiện những việc làm, lời nói để người thân hài lòng.

- GV yêu cầu HS chia sẻ cảm xúc khi tham gia đóng vai xử lí tình huống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, đọc tình huống SHS và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày phần đóng vai xử lí tình huống:

+ Tình huống 1: Em sẽ chào hỏi chú, vào pha nước rồi xin phép bố và chú đi chơi sau.

+ Tình huống 2: Em sẽ ưu tiên việc trông em, đợi mẹ về mới sang nhà bạn.

+ Tình huống 3: Em sẽ phụ bố mẹ dọn dẹp, rửa bát.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

2. Thực hiện việc làm, lời nói để người thân hài lòng

Trong gia đình, chúng ta rất vui khi nhận được sự hài lòng của người khác về việc làm, lời nói của mình và người thân của chúng ta cùng vậy. Mỗi thành viên cùng nhau cố gắng để mọi người trong gia đình hài lòng sẽ giúp xây dựng gia đình hạnh phúc.

 

Hoạt động 3: Thể hiện sự tôn trọng ý kiến khác nhau của các thành viên trong gia đình

  1. Mục tiêu: Giúp HS biết cách thể hiện sự tôn trọng ý kiến khác nhau của các thành viên trong gia đình.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được cách thể hiện sự tôn trọng ý kiến khác nhau của các thành viên trong gia đình.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Em hãy đọc tình huống trong SHS tr.59 và ghi ra giấy nhớ những biểu hiện của sự tôn trọng ý kiến các thành viên trong gia đình.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ về những tình huống mà bản thân đã thể hiện sự tôn trọng ý kiến của các thành viên trong gia đình.

- GV hướng dẫn HS chỉ ra những biểu hiện thể hiện sự tôn trọng ý kiến của các thành viên trong gia đình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân/ nhóm đôi, đọc tình huống SHS tr.59 và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS chỉ ra những biểu hiện của sự tôn trọng ý kiến của các thành viên trong gia đình ở tình huống:

Các thành viên luôn tôn trọng ý kiến của nhau. Chọn phương án hài lòng tất cả các thành viên.

- GV mời HS chia sẻ những tình huống bản thân thể hiện sự tôn trọng ý kiến của các thành viên trong gia đình.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV trình chiếu cho HS xem một số hình ảnh về gia đình yêu thương, hạnh phúc:

- GV chuyển sang hoạt động mới.

3. Thể hiện sự tôn trọng ý kiến khác nhau của các thành viên trong gia đình

Mỗi người đều có những ý kiến và quan điểm riêng. Chúng ta cần thể hiện sự lắng nghe và thể hiện sự tôn trọng ý kiến của người khác, đặc biệt là của các thành viên trong gia đình. Đó cũng là cách chúng ta thể hiện tình yêu với họ.

Hoạt động 4: Cách thuyết phục thành viên trong gia đình

  1. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được cách thuyết phục các thành viên trong gia đình.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu cách thuyết phục các thành viên trong gia đình.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, đọc tình huống SHS tr.59 và chỉ ra cách bạn Mai đã thuyết phục bố mẹ.

- GV đặt thêm câu hỏi: Theo em, bạn Mai sẽ cảm thấy như thế nào khi thuyết phục được bố mẹ?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm về cách thuyết phục các thành viên trong gia đình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, đọc tình huống SHS và thực hiện nhiệm vụ.

- HS nêu cách thuyết phục các thành viên trong gia đình.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời:

Cách nhân vật thuyết phục bố mẹ:

+ Mai bình tĩnh trao đổi với bố, mẹ

+ Hứa sẽ hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập.

- GV mời HS nêu cách thuyết phục các thành viên trong gia đình.

Cách thuyết phục các thành viên trong gia đình:

+ Trình bày nguyện vọng, mong muốn của bản thân.

+ Giải thích lí do bằng cách đưa ra lí lẽ.

+ Lắng nghe phản hồi.

+ Chỉ ra những điểm tương đồng trong ý kiến của hai bên.

+ Khẳng định phương án của mình hợp lí và mong muốn được thực hiện.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

4. Cách thuyết phục thành viên trong gia đình

Để có thể thuyết phục được các thành viên trong gia đình đòi hỏi chúng ta phải có những lí lẽ hợp lí và thể hiện mong muốn được thực hiện và có sự cam kết rõ ràng.

Hoạt động 5: Rèn luyện khả năng thương thuyết các thành viên trong gia đình

  1. Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện khả năng thuyết phục các thành viên trong gia đình.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS thực hiện rèn luyện khả năng thuyết phục các thành viên trong gia đình.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu HS đọc các tình huống SHS tr.60 và đóng vai thể hiện khả năng thuyết phục các thành viên trong gia đình:

+ Nhóm 1: Đóng vai thể hiện Tình huống 1.

+ Nhóm 2: Đóng vai thể hiện Tình huống 2.

+ Nhóm 3: Đóng vai thể hiện Tình huống 3.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ cảm xúc sau khi tham gia đóng vai.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, đọc tình huống SHS và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày phần đóng vai xử lí tình huống:

+ Tình huống 1: Linh nên nói chuyện thẳng thắn với bố mẹ rằng mình đã đủ tuổi để có khả năng tự đi xe đạp, đi đúng luật giao thông và hứa đảm bảo an toàn khi đi xe.

+ Tình huống 2: Nam nên trình bày kế hoạch của mình một cách cụ thể với mọi người để mọi người hiểu rõ ý nghĩa của dự án, cách thực hiện và thời gian.

+ Tình huống 3: Phương nên chia sẻ thẳng thắn vai trò, trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình và đưa ra kế hoạch phân công công việc hợp lí, thống nhất để em hiểu và đồng ý tham gia.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết chung:

+ Trong gia đình, các thành viên cần lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau nhưng cũng cần dùng lí lẽ, lập luận phù hợp để thuyết phục, bảo vệ ý kiến của mình.

+ Thực hiện được những lời nói và việc làm phù hợp để người thân hài lòng là thể hiện tình yêu thường của em đối với gia đình.

- GV chuyển sang nội dung mới.

5. Rèn luyện khả năng thương thuyết các thành viên trong gia đình

Biết cách thuyết phục các thành viên trong gia đình cũng là cách chúng ta thể hiện quan điểm, chính kiến của bản thân. Qua quá trình thuyết phục và lắng nghe lẫn nhau, các thành viên trong gia đình sẽ hiểu nhau hơn, gắn kết với nhau hơn.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập phần luyện tập.
  3. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thảo luận
  4. Sản phẩm học tập: HS chọn được đáp án đúng cho câu hỏi trắc nghiệm và trả lời câu hỏi phần Luyện tập.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1. Em có thể làm gì để người thân hài lòng?

  1. Hoàn thành các nhiệm vụ học tập
  2. Kết quả học tập tốt
  3. Chăm học
  4. Vừa chăm chỉ học tập, vừa tích cực tham gia các công việc gia đình.

Câu 2. Thực hiện những việc làm, lời nói để người thân hài lòng là trách nhiệm của ai?

  1. Trách nhiệm của con cái.
  2. Trách nhiệm của bố mẹ.
  3. Trách nhiệm của tất cả thành viên.
  4. Trách nhiệm của người lớn.

Câu 3. Đâu không phải là cách thuyết phục các thành viên trong gia đình ?

  1. Chỉ ra những điểm tương đồng trong ý kiến của hai bên.
  2. Khẳng định phương án của mình hợp lí và mong muốn được thực hiện.
  3. Không đưa ra được các dẫn chứng thuyết phục cho luận điểm của mình.
  4. Lắng nghe phản hồi của các thành viên trong gia đình.

Câu 4. Đâu không phải việc làm thể hiện sự tôn trọng ý kiến khác nhau của các thành viên trong gia đình?

  1. Lắng nghe ý kiến của người thân
  2. Đặt mình vào vị trí của người thân để thấu hiểu
  3. Biết thừa nhận sự hợp lý trong ý kiến của người thân
  4. Luôn cho mình là đúng, phủ nhận ý kiến người khác.

Câu 5. Em sẽ làm gì trong trường hợp sau: Tuấn tích lũy được hơn 1 triệu đồng để mua xe đạp đi học. Nhưng thời gian này, ông nội ốm liên tục nên gia đình cần tiền mua thuốc cho ông.

  1. Vui vẻ mua thuốc cho ông
  2. Mua xe trước rồi báo bố mẹ
  3. Mua thuốc cho ông nhưng hậm hực, khó chịu
  4. Dấu tiền đi, đợi sau này mua

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

D

C

C

D

A

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS vận dụng được tri thức, kinh nghiệm mới đã tiếp thu được vào đời sống thực tiễn.
  3. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS về nhà thực hiện
  4. Sản phẩm học tập: HS đóng vai xử lí tình huống.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà: Em hãy cùng các bạn đóng vai thể hiện khả năng thuyết phục người thân trong tình huống sau:

Em muốn thuyết phục bố mẹ cho mình tham gia hoạt động diễn văn nghệ cho chương trình quảng bá nét đẹp quê hương.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, sau đó trình bày vào tiết Sinh hoạt lớp.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV đánh giá mức độ hiểu nhiệm vụ của HS.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV kết thúc bài học.

  1. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Hoàn thành nhiệm vụ được giao ở phần Vận dụng.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Hoạt động giáo dục theo chủ đề - Sinh hoạt trong gia đình.

 

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

SINH HOẠT TRONG GIA ĐÌNH

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được các công việc trong gia đình, lập kế hoạch và thực hiện các công việc đó.
  • Hiểu được thế nào là sống tiết kiệm, biểu hiện và sự cần thiết của sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình.
  • Thực hiện được cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tìm hiểu về các công việc trong gia đình.
  • Giao tiếp và hợp tác: Trò chuyện, trao đổi với cha mẹ, người thân về các công việc, các khoản chi tiêu trong gia đình. Hợp tác với người thân hoàn thành công việc gia đình.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết được những vấn đề nảy sinh trong quá trình hoàn thành công việc trong gia đình. Đề xuất ý tưởng sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình.

Năng lực riêng:

  • - Thực hiện được các công việc trong gia đình.
  • - Phát triển các năng khiếu của bản thân trong quá trình thực hiện các công việc trong gia đình như năng lực thẩm mĩ thể hiện trong trang trí nhà cửa, góc học tập,...
  1. Phẩm chất:
  • - Có ý thức tự giác, trách nhiệm, chăm chỉ.
  • - Tích cực thực hiện các công việc trong gia đình phù hợp với khả năng của bản thân.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
  • Tranh, ảnh, câu chuyện liên quan đến chủ đề.
  • Bút dạ, giấy A0, bút màu, nam châm dính bảng.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
  • Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trải nghiệm trong cuộc sống.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái và giới thiệu được nội dung chủ đề hoạt động.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Em và gia đình”.
  4. Sản phẩm học tập: HS tham gia tích cực trò chơi.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 đội, tham gia trò chơi “Em và gia đình”.

- GV nêu luật chơi: Mỗi thành viên của từng đội sẽ cầm bút dạ và viết lên bảng:

+ Đội 1: Liệt kê những việc làm em thể hiện tốt lối sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình.

+ Đội 2: Liệt kê những việc làm em thể hiện chưa tốt lối sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình.

Đội nào trong vòng 3 phút liệt kê được nhiều việc làm hơn sẽ giành chiến thắng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe và tham gia trò chơi vui vẻ, tích cực.

- GV quan sát, hỗ trợ nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổng hợp kết quả trò chơi:

+ Đội 1: Tắt bớt đèn khi trời sáng, tắt laptop khi đã làm việc xong, tắt nước khi dùng xong, tham gia giờ Trái đất, sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện, không đóng mở tủ lạnh nhiều lần,...

+ Đội 2: Xả nước lãng phí, quên tắt đèn khi ra ngoài, dùng điều hòa thường xuyên, không vệ sinh tủ lạnh, mở ti vi khi không xem,...

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, công bố đội thắng cuộc.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay – Hoạt động giáo dục chủ đề - Sinh hoạt trong gia đình.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các công việc trong gia đình

  1. Mục tiêu: Giúp HS liệt kê được các công việc trong gia đình. Từ đó, HS thể hiện sự tự tin khi trình bày.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu các công việc trong gia đình và tự tin trình bày.
  4. Tổ chức hoạt động:
Soạn mới giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều bài Chủ đề 6: Gia đình yêu thương

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án HĐTN 8 cánh diều mới, soạn giáo án HĐTN 8 cánh diều bài Gia đình yêu thương, giáo án HĐTN 8 cánh diều

Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay