Soạn mới giáo án Lịch Sử 6 Cánh diều bài 18: Vương Quốc Chăm-pa

Soạn mới Giáo án Lịch sử 6 cánh diều bài Vương Quốc Chăm-pa bài 18: Vương Quốc Chăm-pa. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

BÀI 18: VƯƠNG QUỐC CHĂM-PA

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Thông qua bài học, HS nắm được:

  • Mô tả được sự thành lập, quá trình phát triển của Chăm-pa.
  • Trình bày được những nét chính về tổ chức xã hội, kinh tế của Chăm-pa.
  • Nhận biết được một số thành tựu của văn hóa Chăm-pa.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được các nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện được sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với GV.
  • Năng lực riêng:
  • Sưu tầm và và tìm hiểu kiến thức, nguồn tư liệu liên quan đến bài học.
  • Nhận thức lịch sử thông qua việc tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Chăm-pa.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức hướng về cội nguồn dân tộc và có trách nhiệm của bản thân đối với sự phát triển của đất nước.
  • Biết giữ gìn những giá trị vật chất và tinh thần cũng như truyền thống, phong tục, tập quán của người xưa để lại.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6.
  • Lược đồ, các tranh, ảnh về Vương quốc Chăm-pa.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Lịch sử và Địa lí 6.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt vấn đề: miền Trung đất nước, với đường bờ biển dài, ấm áp, nơi bắt đầu bình minh sớm nhất của Việt Nam. Người dân giỏi nghề đi biển, đánh bắt cá và là nơi có du lịch phát triển với những vũng, vịnh, bờ biển đẹp, ấm áp, quanh năm đầy ắp ánh nắng mặt trời. Trên vùng đất đó, đã từng tồn tại vương quốc cổ Chăm-pa mà những di tích văn hoá vẫn được bảo tồn đến ngày nay, trong đó nổi tiếng nhất là thánh địa Mỹ Sơn và Bảo tàng Chăm Đà Nẵng. Các em hãy quan sát hình ảnh này - đây là dòng sông gắn với quá trình hình thành và phát triển của vương quốc cổ Chăm-pa. Để tìm hiểu kĩ hơn về quá khứ xa xưa của vùng đất miền Trung ngày nay chúng ta cùng vào Bài 18: Vương quốc Chăm-pa.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Sự thành lập và quá trình phát triển

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được sự thành lập và quá trình phát triển
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1, quan sát Hình 18.1 và trả lời câu hỏi:

+ Xác định phạm vi chủ yếu của Vương quốc Chăm-pa.

+ Tóm tắt quá trình ra đời, phát triển của Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X.

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Sự thành lập và quá trình phát triển

- Phạm vi chủ yếu của Vương quốc Chăm-pa: khu vực Bình Thuận, Ninh Thuận ngày nay.

- Tóm tắt quá trình ra đời, phát triển của Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X:

+ Ngay từ buổi đầu cai trị của nhà Hán, nhân dân huyện Tượng Lâm đã “cậy nơi hiểm trở” liên tục nổi dậy.

+ Cuối thế kỉ II, Khu Liên đã lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành quyền tự chủ, đặt tên nước là Lâm Ấp.

+ Về sau, các vua Lâm Ấp tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía nam, kéo dài đến Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay. Trong quá trình đó, khoảng thế kỉ VII, tên gọi Lâm Ấp đổi thành Chăm-pa.

+ Từ sau thế kỉ X, Chăm-pa tiếp tục phát triển và từng bước được sáp nhập, trở thành một bộ phận của đất nước Việt Nam.

 

Hoạt động 2: Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những nét chính về tổ chức xã hội và kinh tế của Chăm-pa.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, theo nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu, mở rộng kiến thức về điều kiện tự nhiên của Vương quốc Chăm-pa: là dải đất dài và hẹp, khí hậu khô nóng, ít mưa, đất đai không màu mỡ nhưng lại có bờ biển dài với nhiều vịnh kín gió, nhiều rừng nhiệt đới. Chính những yếu tố về điều kiện tự nhiên này đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của cư dân Chăm-pa.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2, quan sát Hình 18.2, Hình 18.3 và trả lời câu hỏi: Trình bày những nét chính về kinh tế của Chăm-pa.

- GV chia HS 2 nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1:

+ Nhóm 1: So sánh hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa và cư dân Văn Lang - Âu Lạc.

+ Nhóm 2: Theo em, câu thành ngữ “xa rừng, nhạt biển” có đúng với hoạt động kinh tế ở Chăm-pa không? Vì sao?

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS trình bày tổ chức bộ máy nhà nước Chăm-pa.    

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội

- Những nét chính về kinh tế của Chăm-pa:

+ Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước, một năm hai vụ.

+ Bên cạnh đó, nghề làm gốm, xây dựng, khai thác lâm sản, đóng thuyền, đánh bắt cá,... cũng rất phát triển.

+ Đặc biệt, với vị trí thuận lợi, trong nhiều thế kỉ, Vương quốc Chăm-pa trở thành cầu nối trao đổi, buôn bán thường xuyên với thương nhân các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập.

 

Kết quả Phiếu học tập số 1:

- Nhóm 1: Sự đa đạng trong hoạt động kinh tế của cư đân Chăm-pa đó là sự kết hợp của nghề nông nghiệp trồng lúa, nghề thủ công, nghề đi biển và giao thương hàng hải. Trong khi đó, kinh tế của cư dân Văn Lang - Âu Lạc không đa dạng bằng (nông nghiệp trồng lúa nước kết hợp với trồng rau đậu là chủ yếu).

- Nhóm 2: Nghề đi biển và giao thương hàng hải là một trong những nét nổi bật của kinh tế Chăm-pa. Điều này cho phép nhận thức rằng câu thành ngữ “xa rừng, nhạt biến” chỉ đúng khi nói về cư dân Việt cổ ở khu vực Bắc Bộ, không đúng với Chăm –pa (Chăm -pa là một thế lực biển hùng mạnh, trung tâm buôn bán quốc tế lớn, kết nối với Trung Hoa, Ấn Độ và các nước Ả Rập). Hơn nữa, cư dân bản địa Chăm -pa công chính là những người đầu tiên góp phần khai phá, xác lập chủ quyền ở vùng biển miền Trung nước ta.

- Trình bày tổ chức bộ máy nhà nước Chăm-pa:   

+ Trong xã hội Chăm-pa, vua là “đẳng tối cao”, đứng đầu Vương quốc.

+ Bộ máy nhà nước được tổ chức từ trung ương đến địa phương (gồm các châu, huyện, làng).

+ Xã hội Chăm-pa có sự phân chia giàu, nghèo với các tầng lớp chính: tăng lữ, quý tộc, nông dân, dân tự do, nô lệ.

Hoạt động 3: Một số thành tựu văn hóa

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được một số thành tựu văn hóa của Chăm-pa.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, theo cặp và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

-------------- Còn tiếp ---------------

Soạn mới giáo án Lịch Sử 6 Cánh diều bài 18: Vương Quốc Chăm-pa

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án sử 6 cánh diều mới, soạn giáo án lịch sử 6 mới cánh diều bài Vương Quốc Chăm-pa, giáo án soạn mới lịch sử 6 cánh diều

Soạn mới giáo án Lịch sử 6 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay