Soạn mới giáo án Lịch Sử 6 Cánh diều bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

Soạn mới Giáo án Lịch sử 6 cánh diều bài Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

BÀI 6: AI CẬP VÀ LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI

(3 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Thông qua bài học, HS nắm được:

  • Nêu được tác động của điều kiện tự nhiên (sông ngòi, đất đai) đối với sự hình thành nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà.
  • Trình bày được quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và người Lưỡng Hà.
  • Kể tê và nêu được những thành tự chủ yếu về văn hóa ở Ai Cập, Lưỡng Hà.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
  • Tìm hiểu lịch sử qua việc khai thác tư liệu, hình ảnh, lược đồ,...liên quan đến bài học.
  • Nhận thức lịch sử qua việc sử dụng tư liệu, hình ảnh để giải thích sự hình thành và phát triển của Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại.
  1. Phẩm chất
  • Giáo dục phẩm chất chăm chỉ trong học tập, lao động, từ đó trân trọng giá trị của người lao động.
  • Có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy thành tự văn hóa.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6.
  • Lược đồ, tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Lịch sử và Địa lí 6.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV chia HS thành 2 nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1: Hình ảnh dưới đây có tên gọi là gì? Em có biết đất nước nào có nhiều kim tự tháp không? Em có muốn được đến tham quan công trình này không ?

                                                                                 

 

 

+ Nhóm 2: Em có biết công trình nghệ thuật công trình kiến trúc được liệt vào hàng kiệt tác của nhân loại này tên là gì không?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1: Hình ảnh đó là kim tự tháp. Đất nước có nhiều kim tự tháp là Sudan (250 kim tự tháp), Ai Cập (137 kim tự tháp).

+ Nhóm 2: Công trình nghệ thuật công trình kiến trúc được liệt vào hàng kiệt tác của nhân loại này tên là Vườn treo Ba-bi-lon.

- GV dẫn dắt vấn đề: “Vinh danh thay người, sông Nin vĩ đại! Người đến từ đất và mang đến sự sống cho Ai Cập”. Đó là những dòng thơ bắt đầu trong một bài thơ cổ ngợi ca dòng sông gắn với sự phát sinh và phát triển của nền văn minh Ai Cập. Nền văn minh đó gắn với những thành tựu vô cùng nổi bật như: kim tự tháp, xác ướp,...“Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”. Không có sông Nin sẽ không có Ai Cập như chúng ta được biết ngày nay. Khác với sự hình thành vương quốc thống nhất ở Ai Cập, Lưỡng Hà phải triển với sự ra đời của nhiều vương quốc do các tộc người khác nhau cai trị, nên lịch sử Lưỡng Hà triền miên những cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, hơn tất cả, cư dân Lưỡng Hà cổ đại đã tạo nên một nền văn hoá độc đáo và có những đóng góp đáng kế cho văn mình nhân loại, tiêu biểu là công trình kiến trúc nghệ thuật Ba-bi-lon. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn những vấn đề này trong bài học ngày hôm nay - Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Điều kiện tự nhiên của Ai Cập và Lưỡng Hà

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được tác động của điều kiện tự nhiên (sông ngòi, đất đai) đối với sự hình thành nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp, nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1, quan sát Hình 6.1 và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết điều kiện tự nhiên đã tác động như thế nào đến sự hình thành các nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà.

- GV mở rộng kiến thức:

+ Ai Cập cổ đại nằm ở phía đông bắc châu Phi, là vùng đất dài nằm dọc hai bên bờ sông Nin. Phía bắc là vùng Hạ Ai Cập, nơi sông Nin đổ ra Địa Trung Hải. Phía nam là vùng Thượng Ai Cập với nhiều núi và đối cát. Phía đông và phía tây giáp sa mạc.

+ Lưỡng Hà là vùng đất nằm trên lưu vực hai con sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ, người Hy Lạp cổ đại gọi là Mê-dô-pô-ta-mi, có nghĩa là “vùng đất giữa hai con sông” (Lưỡng Hà).

- GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS thảo luận, trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1: Em hãy chỉ ra điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên giữa Ai Cập cổ đại và Lưỡng Hà cổ đại?

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, quan sát Hình 6.2 và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết những tặng phẩm mà sông Nin đem đến cho Ai Cập là gì?

- GV mở rộng kiến thức:

+ Sông Nin còn là tuyến đường giao thông chủ yếu giữa các vùng. Dựa vào hướng chảy xuôi dòng từ nam đến bắc của sông, người Ai Cập di chuyển và vận chuyển nguyên liệu, hàng hoá từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập. Khi di chuyển ngược dòng nước, họ tận dụng sức gió thối từ biển vào, đẩy thuyền buồm đi từ Hạ Ai Cập về Thượng Ai Cập dễ dàng hơn.

+ Ở Ai Cập, nước sông Nin lên xuống hai mùa trong năm khá ổn định. Khi nước dâng cao, toàn bộ lưu vực sông trở thành một biển nước mênh mông. Khi nước rút đi, để lại hai bên bờ một lớp phù sa màu mỡ, rất mềm và xốp, dễ canh tác. Người ta chỉ cần dùng những công cụ bằng gỗ và đá, chọc lỗ, gieo hạt hoặc cuốc xới qua loa cũng thu hoạch được một mùa bội thu. Khi thu hoạch xong thì cũng bát đầu mùa khô, đất phù sa pha cát bị gió mạnh thổi mù trời... Vì thế mà Hê-rô-đốt miêu tả rất hình ảnh rằng sông Nin luôn biến Ai Cập từ một bồn nước trở thành một vườn hoa và một đồng cát bụi.

+ Giống như sông Nin, sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ cũng có hai mùa nước lên xuống trong năm, mang lượng phù sa khổng lồ bồi đắp cho vùng châu thổ và đặc biệt là vùng cửa sông, mở rộng vùng đất này ra biển tới 200km.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Điều kiện tự nhiên của Ao Cập và Lưỡng Hà

- Sự tác động của điều kiện tự nhiên đến sự hình thành các nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà:

+ Ai Cập: là một thung lũng hẹp và dài năm dọc theo lưu vực sông Nin, giáp Địa Trung Hải và Biển Đỏ.

+ Lưỡng Hà là tên gọi vùng đất giữa sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát, giáp vịnh Ba Tư (còn gọt là vịnh Péc-xích).

+ Sông Nin ở Ai Cập, sông Ti-grơ, sông Ơ-phrát ở Lưỡng Hà cung cấp nguồn nước dồi dào cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của cư dân nơi đây.

 

 

 

- Điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên giữa Ai Cập cổ đại và Lưỡng Hà cổ đại:

+ Ai Cập có sự cô lập khá nhiều về địa hình với sa mạc bao quanh tạo thành các ranh giới tự nhiên.

+ Lưỡng Hà là vùng bình nguyên rộng mở, bằng phẳng không có biên giới thiên nhiên hiểm trở, người Lưỡng Hà đi lại dễ dàng và hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hoá với những vùng xung quanh.

- Những tặng phẩm mà sông Nin đem đến cho Ai Cập:

+ Hằng năm, sau mỗi mùa nước lũ, các dòng sông bồi đắp phù sa tạo nên những cánh đồng màu mờ, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

+ Sông Nin trở thành con đường giao thông chính, kết nối các vùng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hàng hải ở Ai Cập.

 

Hoạt động 2: Quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và Lưỡng Hà

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và người Lưỡng Hà.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

---------------- Còn tiếp -----------------

Soạn mới giáo án Lịch Sử 6 Cánh diều bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

PHÍ GIÁO ÁN:

Toán, Văn mỗi môn:

  • Word phí 300k/kì, 350k/cả năm
  • Powerpoint 400k/kì, 450k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 500k - 550k/cả năm

Các môn còn lại mỗi môn:

  • Word phí 300k/kì, 350k/cả năm
  • Powerpoint 300k/kì, 400k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 400k - 450k/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí


Từ khóa tìm kiếm: giáo án sử 6 cánh diều mới, soạn giáo án lịch sử 6 mới cánh diều bài Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại , giáo án soạn mới lịch sử 6 cánh diều

Soạn mới giáo án Lịch sử 6 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay