Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Thông qua bài học, HS nắm được:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 7. 1 và trả lời câu hỏi: Cum Mê-lơ là lễ hội truyền thống của những người theo Ấn Độ giáo. Ngày nay, lễ hội này được tổ chức ba năm một lần, kéo dài gần hai tháng (từ tháng 1 đến tháng 3). Trong thời gian diễn ra lễ hội, hàng triệu người đã hành hương về đây để tắm và thực hiện các nghi lễ tôn giáo trên dòng sông Hằng. Vì sao ở Ấn Độ - một cường quốc kinh tế hiện nay mà vẫn còn duy trì những phong tục cổ xưa như thế? Các con sông lớn đã có vai trò ra sao trong việc hình thành, phát triển nền văn minh Ấn Độ cổ đại?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi (HS có thể không trả lời được, GV khuyến khích HS trả lời):
+ Ở Ấn Độ - một cường quốc kinh tế hiện nay mà vẫn còn duy trì những phong tục cổ xưa như thế vì: đó là một nghi lễ tôn giáo thiêng liêng, người Ấn tin rằng khi tắm nước sông Hằng thì tội lỗi của họ sẽ được gột rửa.
+ Sông Hằng và sông Ấn là những con sông lớn nhất thế giới, Ấn Độ được phù sa màu mỡ của hai con sông này bồi tụ.
- GV đặt vấn đề: Lễ hội tắm nước sông Hằng có nguồn gốc từ xa xưa, cho đến ngày nay vẫn được duy trì và là một trong những lễ hội tôn giáo lớn nhất thế giới. Lưu vực sông Ấn và sông Hằng là nơi xuất hiện một trong những trung tâm văn minh lớn của phương Đông cổ đại. Đây cũng là nơi chứng kiến sự ra đời của hai tôn giáo lớn trên thế giới là Hin-đu giáo và Phật giáo. Những thành tựu của cư dân vùng này đã góp phần đặt nền tảng văn hoá cho những quốc gia hiện đại như Băng-la-đét, Bu-tan, Ấn Độ, Nê-pan, Pa-ki-xtan và Xri Lan-ca. Để tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề này, chúng ta cùng vào bài học ngay hôm nay - Bài 7: Ấn Độ cổ đại.
Hoạt động 1: Điều kiện tự nhiên ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu kiến thức: + Vị trí địa lí : Lãnh thổ Ấn Độ cổ đại chủ yếu bao gồm Ấn Độ, Pa-ki-xtan. Nê-pan, Băng-la-đét ngày nay. Phía bắc là những dãy núi cao như bức tường thành; phía tây và phía đông là những vùng đồng bằng trù phú được tạo nên bởi sự bồi đắp phù sa của sông Ấn và sông Hằng. + Địa hình: Ấn Độ có đồng bằng sông Ấn, sông Hằng lớn vào loại bậc nhất thế giới, được phù sa màu mỡ của hai con sông này bồi tụ. Có sơn nguyên Đê-can với núi đá hiểm trở, đất đai khô càn. Vùng cực Nam và đọc hai bờ ven biển là những đồng bằng nhỏ hẹp. • Sông Ấn: Dài gần 3000km, bắt nguồn từ dãy Hi-ma-lay-a qua Kas-mi-a chạy dọc theo hướng tây bắc, đổ vào biển Ả Rập tạo thành châu thổ sông Ấn rộng lớn. • Sông Hằng: Dài trên 3000km. Đây được coi là con sông linh thiêng nhất Ấn Độ, là vị thần bảo trợ cho cuộc sống và con người Ấn Độ. + Khí hậu: Ở lưu vực sông Ấn khô nóng, ít mưa. Ở lưu vực sông Hằng, có gió mùa nên lượng mưa nhiều. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: + Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại có điểm gì giống và khác nhau so với Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại? + Điều kiện tự nhiên đó ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành nền văn minh Ấn Độ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Điều kiện tự nhiên ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng
- Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại so với Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại: + Giống nhau: Đều có những dòng sông lớn (sông Nin, sông Ti-gơ-rơ, sông Ơ-phơ-rát, sông Ấn, sông Hằng) bồi tụ nên các đồng bằng rộng lớn. + Khác nhau: • Lãnh thổ Ấn Độ thời cổ đại là một vùng rộng lớn. • Ấn Độ có địa hình và khí hậu khác nhau ở mỗi miền. • Ấn Độ có ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ tây sang đông. - Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự hình thành nền văn minh Ấn Độ: cư dân Ấn Độ cổ đại chủ yếu sinh sống ở lưu vực hai con sông nên sẽ phát triển sản xuất nông nghiệp với hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi. |
Hoạt động 2: Chế độ xã hội cổ đại của Ấn Độ
----------------- Còn tiếp ------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác