Soạn mới giáo án Lịch sử 6 CTST bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Soạn mới Giáo án Lịch sử 6 Chân trời Sáng tạo bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG 5: VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII

TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X

BÀI 14: NHÀ NƯỚC VĂN LANG - ÂU LẠC

 (3 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt

Thông qua bài học, HS nắm được:

  • Quá trình dựng nước và buổi đầu giữ nước của tổ tiên người Việt.
  • Những nhà nước cổ đại đầu tiên của người Việt: nước Văn Lang và nước Âu Lạc.
  • Những phong tục trong văn hoá Việt Nam hình thành từ thời Văn Lang - Âu Lạc.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng:
  • Nêu được khoảng thời gian thành lập nước Văn Lang, Âu Lạc.
  • Xác định được phạm vi không gian của nước Văn Lang, Âu Lạc.
  • Trình bày được tổ chức nhà nước của Văn Lang, Âu Lạc.
  • Liên hệ được những phong tục trong văn hoá Việt Nam hiện nay kế thừa từ thời Văn Lang - Âu Lạc.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.
  • Yêu nước, ghi nhớ công ơn xây dựng đất nước của tổ tiên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Các kênh hình phóng to.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS chơi trò chơi Giải mã ô chữ:

Câu 1 (7 chữ cái): Trình độ phát triển đạt đến mức độ nhất định của xã hội loài người, có nền văn hoá vật chất, tinh thần với những đặc trưng riêng.

Câu 2 (7 chữ cái): Thần núi Tản Viên, con rể của Hùng Vương thứ 18.

Câu 3 (9 chữ cái): Người đứng đầu nhà nước Văn Lang.

Câu 4 (8 chữ cái): Chức quan đứng đầu các bộ thời Văn Lang.

Câu 5 (10 chữ cái): Tên truyền thuyết nói về cuộc đấu tranh chống giặc Ân của nhân dân ta.

Câu 6 (12 chữ cái): Vua nước Âu Lạc.

Câu 7 (5 chữ cái): Tên kinh đô nước Âu Lạc.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi:

- GV đặt vấn đề: Dân tộc Việt Nam có bề dày hàng ngàn năm lịch sử. Trong tâm linh và tình cảm của những người dân đất Việt, cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ là khởi nguồn của dân tộc và các vua Hùng là những người có công dựng nước. Người Việt có câu “Cây có cội, nước có nguồn”, ngay từ khi mới đi học, chúng ta đã biết đến đạo lí “uống nước nhớ nguồn” “cỏ cây từ đất nẻ sinh ra, con người thì phải có tổ tiên ông bà”. Tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử nước nhà là cách thể hiện lòng yêu nước, trách nhiệm với tổ tiên, với nòi giống, với quốc gia. Trong bài học hôm nay - Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc, chúng ta sẽ tìm hiểu về hai quốc gia đầu tiên của người Việt: Văn Lang, Âu Lạc.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1:Nhà nước Văn Lang

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được sự ra đời và tổ chức nhà nước Văn Lang.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh Con rồng cháu, Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng

Con rồng cháu tiên

Thánh Gióng

Sơn Tinh Thủy Tinh

+ GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận, trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1: Em hãy phân biệt huyền thoại lịch sử và sự thật lịch sử về sự ra đời của nhà nước Văn Lang, đánh dấu (x) vào ô tương ứng:

 

Truyền thuyết

Lịch sử

Con rồng cháu tiên

  

Hùng Vương - vua nước Văn Lang

  

Di tích làng Cả

  

Kháng chiến chống quân Tần (214-208 TCN)

  

Sơn Tinh Thủy Tinh

  

Thánh Gióng

  

- GV giới thiệu kiến thức: Từ khoảng 2000 năm TCN, những nhóm cư dân Việt cổ đã bắt đầu mở rộng địa bàn cư trú, di cư từ vùng núi, trung du xuống đồng bằng châu thổ các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, sau là vùng cư trú chủ yếu của cư dân nước Văn Lang, Âu Lạc.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I.1 SHS trang 73 và trả lời câu hỏi:

+ Cho biết nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào?

+ Nêu phạm vi của nhà nước Văn Lang.

+ Kinh đô của nhà nước Văn Lang thuộc địa phương nào ngày nay?

- GV mở rộng kiến thức: Do sự phát triển của công cụ đồng và sắt nên đời sống sản xuất có sự chuyển biến, cùng với nhu cầu làm thuỷ lợi (thể hiện qua truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh) và chống ngoại xâm (thể hiện qua truyền thuyết Thánh Giáng) đã thúc đấy sự ra đời Nhà nước đầu tiên - Nhà nước Văn Lang. Đây là điểm tương đồng với sự hình thành các nhà nước phương Đông khác.

- GV giới thiệu kiến thức:

+ Sự ra đời của nhà nước Văn Lang đã mở ra thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Là dấu mốc kết thúc thời kì nguyên thủy trên đất nước Việt Nam, tạo cơ sở, tiền đề cho sự hình thành và phát triển nền văn minh của thời kì dựng nước trong lịch sử Việt Nam.

+ Nhà nước Văn Lang ra đời - mốc đánh dấu lịch sử dựng nước của người Việt, phù hợp với những bằng chứng khảo cổ học (văn hoá Đông Sơn), những mốc thời gian khác như “cách đây 4.000 năm” hoặc “nước ta có lịch sử 4.000 năm dựng nước” là không hợp lí.

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SHS trang 73 để biết thêm Hùng Vương thuộc họ Hồng Bàng, dòng dõi “tiên rồng”.

- GV yêu cầu HS quan sát Sơ đồ 14.2, đọc thông tin mục I.2 SHS trang 74 và cho biết: Trình bày tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang.

- GV giải thích cho HS các khái niệm:

+ Bồ chính: già làng đứng đầu chiếng, chạ thời Hùng Vương.

+ Lạc hầu: chức quan phụ trách việc dân sự (quan văn) thời Hùng Vương - An Dương Vương.

+ Lạc tướng: chức quan phụ trách việc quân sự (quan võ) thời Hùng Vương - An Dương Vương.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Nhà nước Văn Lang

a. Sự ra đời nhà nước Văn Lang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Phân biệt huyền thoại lịch sử và sự thật lịch sử về sự ra đời của nhà nước Văn Lang, đánh dấu (x) vào ô tương ứng:

 

Truyền thuyết

Lịch sử

Con rồng cháu tiên

x

 

Hùng Vương - vua nước Văn Lang

 

x

Di tích làng Cả

 

x

Kháng chiến chống quân Tần (214-208 TCN)

 

x

Sơn Tinh Thủy Tinh

x

 

Thánh Gióng

x

 

- Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN. Thủ lĩnh của bộ lạc Văn Lang đã thu phục các bộ lạc khác, tự xưng là Hùng Vương, thành lập nhà nước Văn Lang.

- Phạm vi của nhà nước Văn Lang: ven sông Hồng từ Việt Trì (Phú Thọ) đến chân núi Ba Vì (Hà Nội) ngày nay.

- Kinh đô của nhà nước Văn Lang thuộc Việt Trì (Phú Thọ) ngày nay.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Tổ chức nhà nước Văn Lang

- Tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang:

+ Hùng Vương chia nước làm 15 bộ, giúp việc cho vua là các Lạc hầu, Lạc tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính. Con trai vua gọi là Quan lang, con gái vua gọi là Mị nương. Xã hội bao gồm những người quyền quý, dân tự do (nông dân công xã, thợ thủ công) và nô tì.

+ Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, nhà nước huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại cùng chiến đấu.

- Nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang:

+ Nhà nước Văn Lang đã được hình thành từ trung ương đến địa phương nhưng sơ khai, tổ chức đơn giản, chia làm 3 cấp (chỉ có vài chức quan).

+ Nhà nước chưa có quân đội, chưa có luật pháp. Nhà nước Văn Lang tuy đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản nhà nước.

Hoạt động 2:Nhà nước Âu Lạc

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được sự ra đời và tổ chức nhà nước Âu Lạc.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II, quan sát Lược đồ 14.4 SHS trang 74,75 và trả lời câu hỏi:

+ Nhà nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?

+ Xác định vị trí kinh đô Âu Lạc trên lược đồ và nêu chức năng của kinh đô đó.

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 14.3 và đọc mục Em có biết SHS trang 75 để biết thêm về thành Cổ Loa: Thành Cổ Loa gồm ba vòng khép kín được xây theo hình xoáy trôn ốc, có hào bao quanh phía ngoài, các hào nối với nhau và nối với sông Hồng. Nhờ vậy, dù nhiều lần bị quân của Triệu Đà tấn công, nhưng nhờ có thành cao, hào sâu, vũ khí tốt (lẫy nỏ và mũi tên đồng) nên quân dân Âu Lạc đã lần lượt đánh bại các cuộc tấn công của quân xâm lược. Đó là một biểu tượng của nền văn minh Việt cổ rất đáng tự hào, minh chứng cho trí tuệ của người Việt cổ trong bối cảnh cách đây 2000 năm, khi trình độ kĩ thuật chung còn rất thấp kém.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, quan sát Hình 14.5, 14.6 SHS trang 76 và trả lời câu hỏi:

+ Vì sao thời Văn Lang tư liệu chủ yếu là công cụ trong khi thời Âu Lạc, tư liệu chủ yếu là vũ khí?

+ Qua hình ảnh nỏ bắn tên và mũi tên đồng, em có nhận xét gì về kĩ thuật luyện kim và trình độ quân sự thời Âu Lạc?

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu điểm mới của tổ chức nhà nước Âu Lạc so với nhà nước Văn Lang.

- GV mở rộng kiến thức: Nước Âu Lạc được thành lập năm 208 TCN, có thế mạnh hơn Văn Lang, xây dựng thành Cổ Loa kiên cố và nhiều vũ khí tốt nhưng chỉ tồn tại được mấy thập kỉ. Năm 179 TCN. Âu Lạc bị nước Nam Việt, đúng đầu là Triệu Đà (Trung Quốc) chiếm. Phía kẻ xâm lược Triệu Đà âm mưu, xảo quyệt cùng việc vua Thục chủ quan, thiếu phòng bị cấn thiết đã đặt dấu chấm hết nến độc lập của Nhà nước Âu Lạc và khép lại thời đại dựng nước ở Việt Nam.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

2. Nhà nước Âu Lạc

- Hoàn cảnh ra đời nhà nước Âu Lạc: Năm 214 TCN, quân Tần ở phương Bắc đánh xuống vùng đất sinh sống của các bộ tộc Việt. Người Lạc Việt và người Âu Việt dũng cảm chiến đấu chống quân Tần dưới sự lãnh đạo của Thục Phán. Năm 208 TCN, tướng giặc là Đó Thư bị giết, quân Tần gặp nhiều khó khăn, phải rút về nước. Sau kháng chiến chống Tần, Thục Phán xưng là An Dương Vương. Ông đổi tên nước thành Âu Lạc.

- Kinh đô của Âu Lạc ở Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).

+ Chức năng của kinh đô: Thời Âu Lạc, người Việt tiếp tục đối mặt với âm mưu xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc. An Dương Vương đã cho xây thành Cổ Loa “dài đến ngàn trượng, cao và xoáy trôn ốc” để phòng vệ.

- Thời Văn Lang tư liệu chủ yếu là công cụ trong khi thời Âu Lạc, tư liệu chủ yếu là vũ khí vì: Thời Âu Lạc thường xuyên phải chống ngoại xâm, giữ nước nên tư liệu chủ yếu là vũ khí, thành Cổ Loa cũng là quân thành; kĩ thuật luyện kim và trình độ quân sự thời Âu Lạc cao hơn thời Văn Lang).

- Kĩ thuật luyện kim và trình độ quân sự thời Âu Lạc cao hơn thời Văn Lang.

- Điểm mới của tổ chức nhà nước Âu Lạc so với nhà nước Văn Lang: Thời Âu Lạc -

buổi đầu của giữ nước. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước, có quân đội và vũ khí tốt. Lãnh thổ mở rộng hơn (vượt ra khỏi vùng châu thổ sông Hồng) nên nước được chia thành nhiều bộ hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

-----------Còn tiếp --------

Soạn mới giáo án Lịch sử 6 CTST bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 6 Chân trời Sáng tạo mới, soạn giáo án lịch sử 6 mới CTST bài Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, giáo án soạn mới lịch sử 6 chân trời

Soạn mới giáo án Lịch sử 6 chân trời


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay