Soạn mới giáo án Lịch sử 6 CTST bài 21: Vương quốc cổ Phù Nam

Soạn mới Giáo án Lịch sử 6 Chân trời sang tạo bài 21: Vương quốc cổ Phù Nam. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 21: VƯƠNG QUỐC CỔ PHÙ NAM

(3 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt

Thông qua bài học, HS nắm được:

  • Quá trình hình thành, phát triển và suy vong của vương quốc Phù Nam.
  • Những nét chính về tổ chức xã hội và kinh tế của Phù Nam.
  • Một số thành tựu văn hoá của Phù Nam.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng:
  • Mô tả được sự thành lập, quá trình phát triển và suy vong của Phù Nam.
  • Trình bày được những nét chính về tổ chức xã hội và kinh tế của Phù Nam.
  • Nhận biết được một số thành tựu văn hoá của Phù Nam.
  1. Phẩm chất
  • Giáo dục niềm tự hào về vùng đất Nam Bộ xưa - cửa ngõ giao lưu văn hoá thế giới của khu vực Đông Nam Á.
  • Có ý thức, trách nhiệm giữ gìn, phát huy những tinh hoa văn hoá Óc Eo.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Lược đồ một số thành thị cổ của Phù Nam.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt vấn đề: Lịch sử Phù Nam dẫn dắt chúng ta trở về một thời kì xa xưa của vùng đất Nam Bộ, thuở những cư dân đầu tiên bắt đầu âm đến các gò đất nổi trên vùng trũng sông nước mênh mông đề dựng nhà, rộng lúa, rộng khoai. Không chỉ tìm cách thích ứng với điều kiện tự nhiên để tồn tại và phát triển, cư dân Phù Nam còn xây dựng được một vương quốc với những thành thị phát triển rực rỡ nhất khu vực Đâng Nam Á trong bảy thế kỉ đầu Công nguyên. Để tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề này, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay - Bài 21: Vương quốc cổ Phù Nam.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1:Quá trình thành lập, phát triển và suy vong của vương quốc Phù Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được địa bàn chủ yếu đầu tiên của Vương quốc; xác định được đại bàn hình thành, phát triển và suy vong của vương quốc Phù Nam.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV giới thiệu kiến thức - Sự ra đời của vương quốc Phù Nam:

+ Địa bàn chủ yếu của vương quốc cổ Phù Nam thuộc Nam Bộ Việt Nam ngày nay. Phần lớn vùng đất này thường bị ngập vào mùa mưa khi nước sông Mê Công dâng lên và bị xâm nhập mặn từ biển vào mùa khô.

+ Vương quốc cố Phù Nam ra đời vào khoảng thế kỉ I, gắn với các thành thị nối với nhau thông qua hệ thống kênh rạch chằng chịt đổ ra biển, trong đó thương cảng ở vị trí di chỉ Óc Eo (thuộc An Giang ngày nay) là quan trọng hơn cả.

- GV yêu cầu HS quan sát Lược đồ 21.1 và trả lời câu hỏi: Xác định hệ thống thành thị của vương quốc Phù Nam.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I SHS trang 105 và trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày quá trình phát triển và suy vong của vương quốc Phù Nam.

- GV mở rộng kiến thức: Từng là một vương quốc hùng mạnh trong thế kỉ III - V nhưng đến đầu thế kỉ VI Vương quốc Phù Nam lại bị suy yếu và bị xâm chiếm vì: đất đai bị nhiễm mặn bởi những đợt biến tiến, diện tích đất canh tác cũng mất dần; tuyếnđường giao thương trên biển không còn đi qua Phù Nam,... tác động đến tình hình kinh tế, xã hội của cư dân nơi đây, là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy vong của Vương quốc Phù Nam.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Quá trình thành lập, phát triển và suy vong của vương quốc Phù Nam

- Hệ thống thành thị: Gò Tháp (Đồng Tháp), Óc Eo (An Giang), Nền Chùa (Kiên Giang), Cạnh Đền (Kiên Giang).

- Quá trình phát triển và suy vong của vương quốc Phù Nam:

+ Từ thế kỉ II đến thế kỉ V, Phù Nam là quốc gia phát triển nhất trong khu vực Đông Nam Á. Thời gian này, Phù Nam là trung tâm kết nối giao thương và văn hoá giữa các cộng đồng dân cư trong khu vực với Ấn Độ, Trung Quốc.

+ Từ thế kỉ III, Phù Nam bắt đầu mở rộng lãnh thổ, nhiều lần còn chinh phục các xử lân bang.

+ Thế kỉ VI, Phù Nam bắt đầu suy yếu và bị Chân Lạp thôn tính.

+ Vương quốc Phù Nam sụp đổ vào khoảng đầu thế kỉ VII. Các thành thị cổ nói tiếng một thời như Ốc Eo (An Giang) cũng đột ngột biến mất.

Hoạt động 2:Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được các hoạt động kinh tế chủ yếu và tổ chức nhà nước của vương quốc Phù Nam.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV giới thiệu kiến thức - về điều kiện tự nhiên của vương quốc Phù Nam:

+ Có mạng lưới sông ngòi dày đặc và lượng lớn phù sa bồi đắp hằng năm của hệ thống sông Đồng Nai, sông Cửu Long.

+ Vị trí nằm sát biển, đường bờ biển dài với những vịnh biển.

- GV yêu cầu HS đọc mục II.1, quan sát các Hình 21.2, 21.3 và trả lời câu hỏi:

+ Em hãy nêu những hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam?

 + Nêu những hoạt động chính của thành thị Óc Eo. Những tầng lớp nào trong xã hội cư trú tại thành thị Óc Eo trước khi nó sụp đổ?

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II.2 SHS trang 106 và trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên những tầng lớp trong xã hội Phù Nam. Những tầng lớp đó làm công việc gì?

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1: Xã hội Phù Nam có những nét tương đồng nào so với xã hội Chăm-pa?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội

a. Hoạt động kinh tế

- Những hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam:

+ Phần lớn cư dân Phù Nam sống bằng nghề trồng lúa. Cư dân Phù Nam có thể “gieo (lúa) một năm, gặt hái ba năm”.

+ Nhiều sản phẩm thủ công nghiệp độc đáo thể hiện đặc trưng của vùng văn hoá sông nước vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

+ Nghề đánh bắt thủy hải sản rất phát triển.

+ Giao lưu, trao đổi sản vật.

- Những hoạt động chính của thành thị Óc Eo là buôn bán, trao đổi hàng hoá.

+ Những tầng lớp cư dân trong xã hội cư trú ở Óc Eo trước khi nó sụp đổ: thương nhân, thợ thủ công Phù Nam và thương nhân nước ngoài.

b. Tổ chức xã hội

- Xã hội Phù Nam có nhiều tầng lớp: Quý tộc, nông đán, thương nhân, thợ thủ công.

+ Quý tộc và phần lớn thương nhân, thợ thủ công sống trong các thành thị.

+ Thợ thủ công làm nghề kim hoàn, làm đồ trang sức, tạc tượng.

+ Thương nhân buôn bán và trao đổi sản vật, hàng hoá.

- Sự tinh tế của đó trang sức bằng kim loại và đá quỷ không chỉ minh chứng cho sự phát triển của thủ công nghiệp và ngoại thương mà còn cho thấy thành thị, nơi sinh sống của những tầng lớp cư dân khác nhau, đã giữ vai trò quan trọng trong tổ chức xã hội của Phù Nam.

- Xã hội Phù Nam có những nét tương đồng so với xã hội Chăm-pa:

+ Là nhà nước quản chủ chuyên chế: vua đứng đầu vương quốc và có quyền lực cao nhất; dưới vua là hệ thống quan lại trong một hệ thống chính quyền có nhiều cấp bậc.

+ Sự hình thành của tầng lớp thương nhân.

Hoạt động 3:Một số thành tựu văn hóa

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số thành tựu cụ thể của cư dân Phù Nam trên các lĩnh vực: chữ viết, tôn giáo,...
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV giới thiệu kiến thức: Văn hoá vật chất và tinh thần thể hiện những đặc điểm của một nền văn hoá mang đậm đời sống sông nước. Nhận diện một số thành tựu văn hoá: chữ Phạn, Hindu giáo, Phật giáo, nghệ thuật làm gốm, điêu khắc, kim hoàn.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc thông tin mục III và quan sát Hình 21.4-21.7, trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày một số thành tựu văn hóa của cư dân Phù Nam.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

3. Một số thành tựu văn hóa

- Một số thành tựu văn hóa của cư dân Phù Nam:

+ Người Phù Nam ở nhà sàn, làm nhà trên kênh rạch, xây thành thị ở những vùng đất nổi, đi lại chủ yếu bằng mảng, ghe thuyền.

+ Chữ Phạn đã du nhập vào Phù Nam.

+ Hin- đu giáo và Phật giáo đều được du nhập từ Ấn Độ và phát triển ở Phù Nam. Thế kỉ V- VI, Phật giáo chiếm ưu thế. Nhiều pho tượng Phật bằng đủ chất liệu, đá, đồng và đặc biệt là gỗ vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

+ Bên cạnh một nền nghệ thuật kim hoàn tinh tế, phát triển cao, Phù Nam còn nổi tiếng với những bức chạm nổi trên đá, đất nung.

-----------Còn tiếp --------

Soạn mới giáo án Lịch sử 6 CTST bài 21: Vương quốc cổ Phù Nam

PHÍ GIÁO ÁN:

Toán, Văn mỗi môn:

  • Word phí 300k/kì, 350k/cả năm
  • Powerpoint 400k/kì, 450k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 500k - 550k/cả năm

Các môn còn lại mỗi môn:

  • Word phí 300k/kì, 350k/cả năm
  • Powerpoint 300k/kì, 400k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 400k - 450k/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí


Từ khóa tìm kiếm: Từ khóa tìm kiếm: Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 6 chân trời sáng tạo mới, soạn giáo án lịch sử 6 mới CTST bài Vương quốc cổ Phù Nam, giáo án soạn mới lịch sử 6 chân trời

Soạn mới giáo án Lịch sử 6 chân trời


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay