Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau chủ đề này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì khi quan sát những hình ảnh dưới đây? - GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong, nêu cảm nhận khi quan sát những hình ảnh trên. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá kết luận: Ngoài những thắng cảnh tuyệt đẹp, ẩm thực phong phú, đất nước Việt Nam còn chứa đựng vẻ đẹp từ chính những người dân Việt Nam. Để tìm hiểu rõ hơn các hình ảnh về vẻ đẹp trong cuộc sống cũng như thực hành, sáng tạo SPMT theo chủ đề này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Chủ đề 4: Vẻ đẹp cuộc sống. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Quan sát a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Nhận biết được sự đa dạng, phong phú trong quá trình hình thành ý tưởng thực hiện SPMT từ hình ảnh trong cuộc sống hằng ngày như: làm tương, cấy lúa, bà bế cháu hay ông thổi kèn,…(hình ảnh SGK tr.25). - Nhận biết được hình thức thể hiện khác nhau qua các TPMT thuộc thể loại hội họa, điêu khắc, đồ họa tranh in. - Nhận biết về một số chủ đề, chất liệu tạo hình thể hiện về chủ đề Vẻ đẹp trong cuộc sống. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu vẻ đẹp trong cuộc sống qua bức ảnh - GV tổ chức cho HS quan sát hình minh họa SGK tr.25. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Trong những bức ảnh trên, có những nhân vật và hoạt động nào? - GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Bức ảnh 1: Người dân làm phơi đỗ tương để làm tương. + Bức ảnh 2: Người bà bế cháu, hai bà cháu cùng cười tươi, vui vẻ. + Bức ảnh 3: Người đàn ông thổi kèn. - GV mở rộng kiến thức, liên hệ thực tế và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Ngoài các hình minh họa, em còn biết đến công việc nào của địa phương mình? Đó là công việc gì? Theo em, hình ảnh nào đẹp nhất thể hiện trong công việc đó? + Em sẽ khai thác hình ảnh nào trong thực hành sản phẩm mĩ thuật về chủ đề này? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu vẻ đẹp trong cuộc sống qua một số bức tranh (lĩnh vực hội họa) - GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 1, 2 SGK tr.29. - GV chia HS thành 6 nhóm (3 nhóm cùng thực hiện 1 nhiệm vụ). - GV yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi: + Nhóm 1, 2, 3: hình 1. + Nhóm 4, 5, 6: hình 2. ● Hãy nói về nội dung của bức tranh. ● Hình ảnh, màu sắc trong bức tranh được thể hiện như thế nào? ● Mô tả lại những hình ảnh đẹp trong cuộc sống được thể hiện ở mỗi bức tranh. - GV nêu thêm câu hỏi gợi mở cho các nhóm thảo luận: + Hoạt động gì được thể hiện trong tranh? + Dáng người, nét mặt được thể hiện như thế nào? + Em có cảm nhận gì khi xem tranh? - GV mời đại diện các nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Hình 1: ● Du khách chèo thuyền, dạo chơi và ngắm cảnh. ● Màu sắc trong bức tranh: màu nóng (đỏ) là chủ đạo. ● Cảnh vật trong tranh gợi sự ấm áp, yên bình. + Hình 2: ● Cô, chú bộ đội đang đan mũ ● Màu sắc trong bức tranh: màu lạnh (xanh lá cây). ● Cảnh vật trong ấm áp dung dị, đôi nét hóm hỉnh, duyên dáng. Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu vẻ đẹp trong cuộc sống qua một số bức tượng (lĩnh vực điêu khắc) - GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 3, 4, SGK tr.27. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: + Bức tượng có những nhân vật nào? + Các nhân vật đang thể hiện hoạt động gì? - GV nêu câu hỏi mở rộng cho các nhóm thảo luận: + Hình tượng nhân vật có tạo hình như thế nào? + Bức tượng thể hiện nội dung gì? + Em có cảm nhận gì sau khi xem tượng? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Hình 1: ● Hình ảnh bà mẹ miền Nam thật thà, chất phác nhưng đầy nhiệt thành yêu nước, cách mạng, tiễn con bằng ngôn ngữ riêng của mình – nắm đất miền Nam. ● Phản ánh ý chí quyết tâm thống nhất Nam - Bắc, khát vọng độc lập, tự do, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân ta. + Hình 2: ● Bác Hồ với thiếu nhi. ● Phản ánh sự gần gũi, yêu thương, tình cảm của Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi Việt Nam. Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu vẻ đẹp trong cuộc sống qua một số tranh khắc gỗ (lĩnh vực đồ họa tranh in) - GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 5, 6 SGK tr.28.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/ nhóm) và trả lời câu hỏi: + Vẻ đẹp nào được thể hiện trong những bức tranh trên? + Các nhân vật được diễn tả như thế nào? - GV nêu câu hỏi gợi mở cho các nhóm thảo luận: + Bức tranh thể hiện nội dung gì? + Bề mặt tranh khắc gỗ cho cảm giác khác so với tranh vẽ như thế nào? + Em có cảm nhận gì sau khi xem tranh? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
|
- HS quan sát hình ảnh và lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS liên hệ thực tế tại địa phương.
- HS trả lời.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.
- HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- HS thảo luận theo gợi ý của GV.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát tranh.
- HS thảo luận nhóm.
- HS thảo luận theo gợi ý của GV.
- HS trả lời.
|
----------------- Còn tiếp ------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác