Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Nêu được đặc điểm của nhân vật và trình bày được cách tạo hình nhân vật đó.
- Lựa chọn và sử dụng được các nguyên vật liệu phù hợp, sau đó trang trí sản phẩm theo ý thích.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn.
- Có ý thức tiết kiệm, tái chế các nguyên vật liệu góp phần bảo vệ môi trường.
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động sưu tầm, vật liệu để thực hành; tự lựa chọn cách để thực hành, sáng tạo sản phẩm theo ý thích.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Cùng bạn trao đổi, thảo luận và trưng bày, nhận xét sản phẩm.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết lựa chọn vật liệu tái chế, hoạ phẩm, công cụ để thực hành tạo nên sản phẩm.
+ Năng lực ngôn ngữ: Khả năng trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét,... sản phẩm
- Năng lực mĩ thuật:
+ Nêu được đặc điểm (hình dáng, màu sắc, chất liệu,..) của một số nhân vật đồ chơi.
+ Trình bày được ý tưởng về cách tạo hình nhân vật, lựa chọn và sử dụng được các nguyên vật liệu phù hợp để sáng tạo được sản phẩm đồ chơi bằng vật liệu tái chế.
+ Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
- Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu phục vụ học tập; biết sưu tầm một số đồ vật đã qua sử dụng có ở xung quanh để làm vật liệu và tái chế thành sản phẩm mĩ thuật.
- Có ý thức tiết kiệm, tái chế các nguyên vật liệu góp phần bảo vệ môi trường.
- Biết cảm nhận, trân trọng và bảo quản sản phẩm của mình, của bạn hay do người khác tạo ra.
- SGK Mĩ thuật 6; kế hoạch DH; tranh, ảnh, sản phẩm búp bê làm nhiều vật liệu khác nhau; một số vật liệu tái chế: chai, lọ, hộp,…
- SGK, vở thực hành
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV : bút vẽ màu, giấy màu, kéo, hồ dán, băng dính, chai, lọ, hộp, bàn chải, lõi giấy, quả bóng bàn, quả cầu lông,...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Kiểm tra sĩ số lớp
- Giới thiệu những đồ dùng, vật liệu đã chuẩn bị
HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG
- GV tổ chức trò chơi Tìm ý tưởng bằng cách chia lớp thành bốn đội, đưa ra một số vật liệu tái chế để HS quan sát, tìm ý tưởng tái chế thành các sản phẩm vận dụng trong cuộc sống. Trong một phút đội nào đưa được nhiều ý tưởng hơn sẽ thắng cuộc.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, tham gia trò chơi.
- GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày, có rất nhiều các loại vật liệu đã qua sử dụng, để bảo vệ môi trường con người có thể sử dụng các vật liệu đó để làm các vật dụng như túi, đồ chơi, thời trang cho vật nuôi,…. Để biết các tạo hình đồ chơi bằng các vật liệu tái chế, chúng ta cùng tìm hiểu Bài 16 : Tạo hình đồ chơi bằng vật liệu tái chế.
HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (Khám phá)
GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh trong SGK và một số đồ chơi GV, HS đã sưu tầm. Yêu cầu thảo luận về:
+ Đồ chơi được làm từ những nguyên vật liệu nào?
+ Mô tả khái quát hình dáng và chi tiết các bộ phận của sản phẩm.
+ Chi tiết trang trí trên các sản phẩm được thể hiện như thế nào?
+ Em thích chi tiết sáng tạo nào ở sản phẩm?
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác