- Hiểu về đường chân trời trong mĩ thuật
- Vẽ được bức tranh về biển đảo quê hương
- Thông qua bài vẽ, thể hiện và cảm nhận được vẻ đẹp của biển đảo Việt Nam.
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu sưu tầm để học tập nghiêm túc tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Cùng bạn trao đổi, thảo luận, nhận xét phát triển về các nội dung bài học.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận ra được vẻ đẹp của biển đảo quê hương thông qua việc sử dụng đường nét, màu sắc trong tranh.
+ Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng được ngôn ngữ diễn tả đường nét và màu sắc theo cảm nhận.
+ Năng lực khoa học: Có những hiểu biết về thiên nhiên, màu sắc và cuộc sống
gắn liền với biển đảo quê hương.
- Năng lực mĩ thuật:
+ Hiểu được kiến thức về đường chân trời (đường tầm mắt) trong mĩ thuật.
+ Bước đầu biết được sự phong phú của việc pha trộn màu sắc trong tự nhiên, trong cuộc sống và ở sản phẩm bài vẽ.
+ Phân biệt được một số loại màu, biết cách sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp để vẽ tranh về biển đảo quê hương.
+ Vẽ được bức tranh về biển đảo quê hương.
+ Nhận biết và đặt được tên phù hợp cho bài vẽ.
- Có ý thức tìm hiểu truyền thống của dân tộc, yêu thiên nhiên biển đảo quê hương. - Thể hiện cảm nghĩ của bản thân về biển đảo quê hương.
- Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng học tập, không tự tiện lấy đồ dùng học tập của bạn, có ý thức bảo quản và sử dụng hợp lí đồ dùng học tập của bản thân, giữ gìn vệ sinh lớp học.
- Tích cực tham gia hoạt động học tập, sáng tạo sản phẩm; trân trọng sản phẩm mĩ thuật do mình, do bạn và người khác tạo ra.
- Có thái độ không đồng tình với các biểu hiện không đúng.
- SGK Mĩ thuật 6; kế hoạch DH; một số bài vẽ có nội dung về biển đảo có ý nghĩa liên hệ thực tế; bài vẽ minh hoạ, giới thiệu về đường chân trời và cách sử dụng một số loại màu vẽ; phương tiện, máy chiếu, hoạ phẩm,...
- SGK, vở thực hành
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Kiểm tra sĩ số lớp
- Giới thiệu những đồ dùng, vật liệu đã chuẩn bị
HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG
- GV tổ chức trò chơi ô chữ để HS tìm ra từ khóa BIỂN với hệ thống câu hỏi :
Ô số 1 : Tên của hồ nước ngọt nổi tiếng ở tỉnh Bắc Cạn ? (4 chữ)
Ô số 2 : Tên của lễ hội hát quan họ ở tỉnh Bắc Ninh là gì ? (3 chữ)
Ô số 3 : Để đánh giá kết quả học tập, thầy cô cho chúng ta làm bài gì ? (7 chữ)
Ô số 4 : Tê thủ đô của nước ta là gì ? (5 chữ)
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:
- GV đặt vấn đề: Chủ đề biển đảo quê hương hiện nay đang là chủ đề đang rất được quan tâm. Để biết được các hình ảnh, bức tranh về biển đảo cũng như đường chân trời trong tranh , chúng ta cùng tìm hiểu - Bài 10 : Biển đảo quê hương.
HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (Khám phá)
----------------- Còn tiếp ------------------