Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(3 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu câu hỏi khởi động bài học:
Hợp tác xử lí ô nhiễm dioxin ở Việt Nam là một trong những nỗ lực chung giữa Việt Nam và Hoa Kì. Em hãy cho biết:
+ Chất dioxin thuộc loại vũ khí nào? Tên gọi khác là gì?
+ Ngoài việc hủy hoại môi trường, chất dioxin còn gây ra những hậu quả gì sau chiến tranh ở Việt Nam?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 sử dụng kĩ thuật "Tia chớp" để giải quyết tình huống khởi động trên.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe câu hỏi, phân tích câu hỏi của bài và trả lời nhanh những suy nghĩ vừa xuất hiện.
- GV dẫn dắt, hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong phân tích tình huống và đưa ra nhận xét, phương án trả lời của mình (HS thoải mái trình bày ý kiến):
+ Chất dioxin thuộc loại vũ khí hóa học, tên gọi khác là chất độc da cam.
+ Ngoài việc hủy hoại môi trường, chất dioxin còn gây ra những hậu quả khác sau chiến tranh ở Việt Nam như: con người mắc bệnh tật hiểm nghèo, nhiễm chất độc da cam, các bệnh ung thư gan, tuyến giáp, thần kinh; gây đột biến gen, nhiễm sắc thể dẫn đến dị tật bẩm sinh…
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV biểu dương tinh thần xung phong phát biểu ý kiến của HS.
- GV cung câp thông tin cho HS và dẫn dắt vào bài học: Bài 11. Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ: Khu vực sân bay Đà Nẵng là một trong những điểm nóng ô nhiễm dioxin tại Việt Nam. Ngày 01-4-2011, Bộ Quốc phòng đã phê duyệt Dự án xử lí môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng. Dự án đã xử lí triệt để được khoảng 90 000 m3 bùn đất nhiễm dioxin, cô lập an toàn khoảng 50 000 m bùn đất ô nhiễm dioxin dưới ngưỡng cần xử lí; đã bàn giao 18,7 ha đất đã được xử lí phục vụ mở rộng sân bay quốc tế Đà Nẵng và phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Đà Nẵng. Kết quả của Dự án thể hiện những cam kết của Hoa Kỳ phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và sự mong mỏi của người dân Việt Nam để có một môi trường sống an toàn, không còn ổ nhiễm chất độc dioxin sau chiến tranh.(Nguồn: nhandan.vn, ngày 06-11-2018).
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác hại của bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS sử dụng kiến thức của bản thân để: + Trả lời câu hỏi Khám phá 1: Theo em, bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao có tác hại như thế nào? + Hoàn thành câu 11. 2 trong SBT: Nối thông tin ở hai cột để có kết quả phù hợp về tác hại của bom, mìn đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I/1 (SGK-tr.70), kết hợp với quan sát các hình ảnh và sử dụng kĩ thuật “Đọc tích cực” để trả lời câu hỏi và hoàn thành bài tập. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung vừa nghiên cứu. - Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. PHÒNG TRÁNH BOM, MÌN, ĐẠN, VŨ KHÍ HÓA HỌA, VŨ KHÍ SINH HỌC VÀ VÃ VŨ KHÍ CÔNG NGHỆ CAO 1. Tác hại của bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao a) Bom - Có sức công phá lớn, hủy diệt sự sống, gây thiệt hại vô cùng to lớn về người và tài sản. b) Mìn - Tiêu diệt sinh lực, phá hoại công trình, phương tiện và dùng làm vật cản ngăn chặn cơ động của đối phương. - Hủy diệt môi trường sống và để lại di chứng nặng nề. c) Đạn - Sát thương sinh lực, phá hủy phương tiện, vũ khí trang bị của đối phương; đạn dễ nổ, khả năng còn sót lại rất lớn, gây khó khăn trong dò tìm, phát hiện và xử lí. d) Vũ khí hóa học - Gây cho đối phương tổn thất lớn về sinh lực, phương tiện kĩ thuật, cơ sở kinh tế, quốc phòng, môi trường sinh thái. - Tác động lớn về không gian, thời gian tác hại dài, khó phát hiện, phòng chống và khắc phục hiệu quả. e) Vũ khí sinh học - Gây tổn thất cho người đọc, động vật, thực vật và môi trường của đối phương. - Phạm vi sát thương lớn, thời gian tác hại dài, khó phát hiện, phòng chống và khắc phục hiệu quả. g) Vũ khí công nghệ cao Uy lực sát thương lớn gấp từ hàng chục đến hàng trăm lần so với vũ khí thông thường. |
----------------------Còn tiếp--------------------------
PHÍ GIÁO ÁN:
=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn