Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Hoạt động 4: Tìm hiểu bản chất và truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II.2 – SGK tr.9 và hoàn thành nhiệm vụ trong Bảng phụ 1.1 (đính kèm ở phần F. Hồ sơ dạy học) - GV gọi một số HS trả lời; một số HS khác nhận xét. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục 1 – SGK tr.7 và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi về Lịch sử của Công an nhân dân Việt Nam. - GV mời đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Bản chất và truyền thống * Bản chất: - mang bản chất của giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc → chọn đáp án A. - đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam. * Truyền thống: 1. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước CHXHCNVN và nhân dân Việt Nam. 2. Công an nhân dân từ nhân dân mà ra, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân để làm việc và chiến đấu thắng lợi. 3. Công an nhân dân không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, có lối sống trong sạch, lành mạnh, trung thực, khách quan. 4. Phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, tận tụy với công việc, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. 5. Nội bộ đoàn kết, thống nhất, dân chủ, kỉ luật nghiêm minh, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với các cấp, các ngành, các lực lượng. 6. Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, bí mật, mưu trí, dũng cảm, cương quyết, khôn khéo, tích cực phòng ngừa, chủ động tiến công kẻ địch và bọn tội phạm. 7. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ và năng lực công tác; tiếp thu, vận dụng sáng tạo, hiệu quả thành tựu khoa học – kĩ thuật và công nghệ phục vụ công tác, chiến đấu. 8. Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung, chí nghĩa, chí tình. |
III. LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN QUÂN TỰ VỆ
Hoạt động 5: Tìm hiểu lịch sử hình thành, phát triển và truyền thống của Dân quân tự vệ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc mục 1,2 phần III – SGK tr.9-11, thảo luận nhóm và hoàn thành nhiệm vụ trong Phiếu học tập 1.4 (đính kèm ở phần F. Hồ sơ dạy học) - GV yêu cầu mỗi nhóm tìm hiểu thông tin SGK và thảo luận nhóm. - GV gọi đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét các ý kiến của HS và kết luận. - GV nêu câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về hai bức ảnh trong hình 1.7 (trang 10 SGK) - GV mời một số HS trả lời câu hỏi; HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung. - GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết để biết thêm thông tin về Hình 1.7. - GV bổ sung thêm thông tin: Bức ảnh “O du kích nhỏ” do nhà báo Phan Thoan chụp vào thời điểm chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam của đế quốc Mỹ đang vào giai đoạn cao trào và dữ dội nhất. Nhà thơ Tố Hữu đã để tặng bức ảnh 4 câu thơ: “O du kích nhỏ giương cao súng/ Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu/ Ra thế! To gan hơn béo bụng/Anh hùng đâu cứ phải mày râu!”. Bức ảnh đã trở thành nguồn động viên, khích lệ cán bộ, chiến sĩ và đồng bào cả nước, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. 30 năm sau, hai nhân vật trong bức ảnh đã có dịp gặp lại nhau khi Hãng Truyền hình NHK (Nhật Bản) phối hợp với Xưởng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương của Việt Nam sản xuất bộ phim “Cuộc hội ngộ sau 30 năm”. Cuộc hội ngộ này không có khoảng cách, ranh giới giữa hai chiến tuyến. Hai người xúc động chia sẻ nhiều chuyện thăng trầm trong suốt thời gian 30 năm qua và cùng về thăm lại hang đá ngày xưa, nơi viên phi công ẩn nấp trước khi bị bắt làm tù binh. Lúc chia tay, bà Nguyễn Thị Kim Lai đã tặng cho người vợ của Robinson một chiếc nón lá để làm kỉ niệm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục 1, 2 phần III – SGK tr.9-11, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày về lịch sử và truyền thống của Dân quân tự vệ. - GV mời đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Lịch sử hình thành, phát triển - Giai đoạn hình thành (1935 – 1945): + 28/3/1935, ngày truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ. + Nhiệm vụ: tiến hành thắng lợi cuộc khởi nghĩa và giành chính quyền tháng 8/1945. - Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954): + Lực lượng du kích và dân quân tự vệ phát triển rộng khắp cả nước và ngày càng lớn mạnh. + Là thành phần của lực lượng vũ trang ba thứ quân, cùng nhân dân xây dựng làng xã chiến đấu. + Tích cực phối hợp với với bộ địa phương chống địch càn quét, bao vây. + Cùng bộ đội chủ lực thực hiện nhiều chiến dịch lớn, đánh bại các biện pháp chiến lược của địch, góp phần giành thằng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ. - Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975): + Lực lượng dân quân hai miền kết hợp cùng quân đội nhân dân luôn chủ động đánh địch. + Vận dụng các hình thức đánh địch sáng tạo trên khắp 3 vùng chiến lược. + Kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, tiến công địch bằng ba mũi giáp công cùng các lực lượng vũ trang và toàn dân làm nên chiến thắng 30/4/1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. - Giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (từ năm 1975 đến nay): + Dân quân tự vệ làm nòng cốt cho nhân dân ở cơ sở khắc phục hậu quả chiến tranh, truy quét tàn quân. + Phối hợp các lực lượng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. + Chống chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam và chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc. + Bảo vệ Đảng, chính quyền và tài sản của nhân dân. + Vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước. + Tích cực thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, cơ sở. 2. Truyền thống: - Luôn trung thành với Tổ quốc, nhân dân và sự nghiệp cách mạng của Đảng. - Chiến đấu kiên cường, mưu trí, dũng cảm. - Lao động, học tập và công tác sáng tạo, hiệu quả. |
----------------------Còn tiếp-------------------------
PHÍ GIÁO ÁN:
=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn