Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
____ Xuân Quỳnh___
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức của thơ năm chữ (số lượng dòng, chữ; vần, nhịp, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ;...) và những tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua bài thơ.
- Thấy được cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người cuộc sống trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng tình nghĩa.
- Nắm được nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ điệp câu trong bài thơ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Tiếng gà trưa.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Tiếng gà trưa.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục tình cảm gia đình, cơ sở của tình yêu quê hương, đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh về nhà thơ Xuân Quỳnh.
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài họcTiếng gà trưa.
b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ về trải nghiệm của bản thân.
c. Sản phẩm:Chia sẻ của HS hiểu biết về mảnh đất miền Trung.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi mở: Em đã từng nghe tiếng gà mái nhảy ổ bao giờ chưa? Hãy cùng lắng nghe tiếng gà qua video sau:
#Gà mái đẻ nhảy ổ gáy cục tác nơi làng quê thanh bình - YouTube
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ và trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ hiểu biết của bản thân.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã mạnh dạn chia sẻ trải nghiệm của mình.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:Xuân Quỳnh lại là một nhà thơ nữ xuất sắc của nền văn học hiện đại. Thơ Xuân Quỳnh giản dị mà nhưng cũng rất mới mẻ, hiện đại. Bài thơ "Tiếng gà trưa" mà chúng ta học hôm nay thể hiện rất rõ phong cách thơ bà.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Tiếng gà trưa.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về tác giả, tác phẩm Tiếng gà trưa
c. Sản phẩm học tập: HS nêu được một số nét về tác giả Xuân Quỳnh và thông tin tác phẩm Tiếng gà trưa
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trình bày phần chuẩn bị ở nhà về tác giả, tác phẩm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin tác giả trong SGK, tóm tắt ý chính. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. - GV bổ sung: - Xuất thân trong một gia đình công chức, mồ côi mẹ từ khi còn nhỏ, xa cha, sống với bà ở La Khê- thời gian này là nguồn cảm hứng để tác giả thể hiện trong sáng tác của mình. - Tập thơ đầu tay: Chồi biếc (1963). Xuân Quỳnh mất ngày 29/8/1988 trong một tai nạn giao thông cùng với chồng - nhà viết kịch hiện đại Lưu Quang Vũ và con trai út Lưu Quỳnh Thơ 13 tuổi. Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS đọc văn bản: rõ ràng, trầm lắng; đúng nhịp, vần: nhịp 2/3; 1/2/2; 3/2; nhấn mạnh điệp ngữ. - GV hướng dẫ HS giải thích các từ quan trọng: chắt chiu, chéo go, gà mái mơ? - GV yêu cầu : + Nhan đề bài thơ gợi cho em điều gì ? + Hãy cho biết dụng ý của tác giả khi sử dụng câu thơ 3 tiếng đứng đầu các khổ thơ 2, 3, 4, 7. + Xác định nhân vật trữ tình của bài thơ. + Cảm xúc chủ đạo bao trùm trong bài thơ là gì? + Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai như thế nào? + Từ mạch cảm xúc ấy, hãy xác định bố cục của văn bản?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tóm tắt văn bản, xác định ngôi kể, nhân vật. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. - GV bổ sung: + Tiếng gà trưa đã từng khơi nguồn cảm hứng cho bao bài thơ từ xưa tới nay: câu thơ : "Bên án một tiếng gà vừa gáy" (Phan Bội Châu) rồi "Gà gáy một lần đêm chửa tan" (Hồ Chí Minh) hay "Xao xác gà trưa gáy não nùng"(Lưu Trọng Lư) và tiếng gà trong thơ Trần Đăng Khoa: "Tiếng gà giục hạt đậu nảy mầm Giục hạt na Mở mắt... " Còn ở đây là tiếng gà trưa nhưng không phải là gà trống gáy báo hiệu thời gian mà là gà mái kêu vang sau khi đẻ quả trứng hồng. | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tên: Xuân Quỳnh - Năm sinh – năm mất: 1942 – 1988 - Quê quán: Hà Tây. - Là nhà thơ nữ xuất sắc của nền thơ ca hiện đại. - Thơ Xuân Quỳnh trẻ trung, sôi nổi, đôn hậu, giàu nữ tính. - Tác phẩm tiêu biểu: Tơ tằm, chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào cát trắng (1974), Lời ru trên mặt đất (1978), Sân ga chiều em đi (1978), Tự hát (1984), Hoa cỏ may - Tập thơ đạt giải thưởng văn học năm 1990 của hội nhà văn VN. 2. Tác phẩm - Bài Tiếng gà trưa được viết trong thời kì đầu của cuộc chiến chống đế quốc Mỹ, in lần đầu trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh.
2. Đọc văn bản - Thể thơ: + Thơ5 chữ hưng có sự biến đổi linh hoạt. Các câu 3 tiếng đứng đầu các khổ 2,3,5,7. + Có nhiều khổ nhiều hơn 4 câu, vần gieo không cố định. - Nhân vật trữ tình : người chiến sĩ. - Bố cục: + Phần 1: từ đầu ... gọi về tuổi thơ: Những cảm xúc gợi ra từ tiếng gà trưa trên đường hành quân. + Phần 2: tiếp... nghe sột soạt: Những kỉ niệm tuổi thơ được gọi ra từ tiếng gà. + Phần 3: còn lại: Những suy tư của người cháu.
- |
--------------------Còn tiếp-------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác