Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
:…/…/…
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần dạt:
- HS hiểu được khái niệm, nội dung chính của các thể loại văn học trong chương trình.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực đọc, tổng hợp và phân tích các nội dung, chủ đề bài học.
3. Phẩm chất:
- Co ý thức, chăm chỉ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV đặt câu hỏi: Em có thích đọc các sách, truyện văn học không? Em yêu thích thể loại nào?
HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS nêu suy nghĩ của mình.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận. Các nhóm thuyết minh sản phẩm của nhóm mình.
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV dẫn dắt: Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu cách đọc hiểu văn học văn học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các thể loại văn bản văn học.
a. Mục tiêu: Nắm được các thể loại văn bản văn học.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc sách giáo khoa và thảo luận theo nhóm các nội dung sau:
+ Nhóm 1: Sách văn 7 hưóng dẫn em đọc những thể loại truyện nào chưa học ở lớp 6? Em thấy văn bản truyện nào hấp dẫn nhất với mình? Vì sao? Nhận xét khái quát chung về đề tài, chủ đề của cả nhóm bài thể loại truyện. + Nhóm 2: Sách Ngữ văn 7 hướng dẫn em đọc hiểu những thể loại thơ nào chưa học ở lớp 6? Em thấy văn bản thơ nào hấp dẫn nhất với mình? Vì sao? Nhận xét khái quát chung về đề tài. chủ đề của cả nhóm bài thể loại thơ + Nhóm 3: Sách Ngữ văn 7 hướng dẫn em đọc hiểu những thể loại kí nào chưa học ở lóp 6? Em thấy văn bản kí nào hấp dẫn nhất với mình? Vì sao? Nhận xét khái quát chung về đề tài, chủ đề của cà nhóm bài thể loại kí.
- GV yêu cầu HS lập bảng so sánh sự khác nhau về các thể loại đã học ở lớp 6 và sẽ học ở lớp 7.
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng - GV bổ sung: Các tác phẩm đã học hoặc đã đọc ở các lớp dưới cũng có đề tài, chủ đề giống nhau như tình mẫu tử sâu nặng (Về thăm mẹ - Đinh Nam Khương; À ơi tay mẹ - Bình Nguyên)… | 1. Đọc hiểu văn bản truyện - Các thể loại truyện: + Truyện ngắn + Tiểu thuyết + Truyện khoa học viễn tưởng + Truyện ngụ ngôn - Nội dung: + Viết về tình yêu thương, lòng cảm thông, sự vị tha… + Các tác phẩm khoa học viễn tưởng, được hư cấu dựa trên thành tựu của khoa học và công nghệ. + Các triết lí sâu sắc, những bài học từ trong cuộc sống. 2. Đọc hiểu văn bản thơ - Các thể loại thơ: + Thơ bốn chữ + Thơ năm chữ - Nội dung: + Tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước. 3.Đọc hiểu văn bản kí - Các thể loại: + Tùy bút + Tản văn - Nội dung: bày tỏ những suy nghĩ, cảm nhận của tác giả về cảnh vật, sự việc… |
--------------------Còn tiếp--------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác