Soạn siêu ngắn Đạo đức 4 Cánh diều bài 12: Em thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn Đạo đức 4 bộ sách cánh diều bài 12: Em thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập.

BÀI 12. EM THỰC HIỆN QUYỀN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Em hãy kể tên một số ngày lễ, tết dành cho trẻ em và nêu một số hoạt động thường diễn ra trong các ngày đó.

Hướng dẫn trả lời:

Một số ngày lễ, tết dành cho trẻ em và nêu một số hoạt động thường diễn ra trong các ngày đó:

  • Tết thiếu nhi 1/6: Văn nghệ, chơi trò chơi, tuyên dương và tặng thưởng,…

  • Tết Trung Thu: Rước đèn, phá cỗ, bày mâm ngũ quả, múa lân...

KHÁM PHÁ

1. Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu

1. Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu

Câu hỏi: 

a. Các tranh trên nói đến các quyền nào của trẻ em?

b. Em hãy kể thêm các quyền khác của trẻ em.

Hướng dẫn trả lời:

a. Các quyền cơ bản của trẻ em trong các tranh:

  • Tranh 1: Quyền được bảo vệ thân thể.

  • Tranh 2: Quyền được học tập, giáo dục.

  • Tranh 3: Quyền được bày tỏ ý kiến.

  • Tranh 4: Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng.

b. Các quyền khác của trẻ em: 

  • Quyền được chăm sóc sức khỏe.

  • Quyền được sống chung với bố mẹ.

  • Quyền được vui chơi, giải trí.

  • Quyền được khai sinh, có quốc tịch

  • ...

2. Em hãy đọc 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng và trả lời câu hỏi.

Câu hỏi:

a. Bác Hồ đã dạy trẻ em cần thực hiện những bổn phận nào?

b. Em hãy kể thêm một số bổn phận mà trẻ em cần thực hiện.

Hướng dẫn trả lời:

a. Các bổn phận mà trẻ em cần phải thực hiện

  • Yêu Tổ Quốc, yêu quê hương, yêu đất nước.

  • Học tập tốt, lao động tốt phù hợp với lứa tuổi.

  • Đoàn kết, giúp đỡ mọi người.

  • Giữ gìn vệ sinh, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

b. Các bổn phận khác của trẻ em như: 

  • Lễ phép, hiếu thảo với ông bà, bố mẹ.

  • Tôn trọng thầy cô giáo, bạn bè.

  • Giữ gìn và bảo vệ tài sản cá nhân và cộng đồng.

3. Đọc các ý kiến và trả lời câu hỏi:  

a. Thực hiện tốt quyền trẻ em, giúp trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

b. Thực hiện tốt quyền trẻ em, giúp trẻ em được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, vui chơi, giải trí, được sống và phát triển lành mạnh, bình đẳng, hạnh phúc.

c. Hiểu biết quyền trẻ em, giúp em bảo vệ lợi ích chính đáng của bản thân và tôn trọng quyển của người khác.

d. Thực hiện tốt các bổn phận của trẻ em sẽ giúp em được rèn luyện để trở thành những công dân có ích.

e. Thực hiện tốt các bổn phận của trẻ em giúp em được mọi người yêu quý hơn.

g. Chúng ta cần thực hiện tốt các bổn phận của trẻ em, vì đó là trách nhiệm của trẻ em và cũng nhằm để thể hiện quyền trẻ em.

Câu hỏi: 

a. Vì sao phải thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em?

b. Em hãy nêu thêm ý nghĩa của việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.

Hướng dẫn trả lời:

a. Phải thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em vì: để bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trong các quyết định liên quan đến trẻ em. Giúp các em ý thức được những bổn phận của mình để có trách nhiệm hơn với xã hội. 

b. Nêu thêm ý nghĩa của việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em: 

  • Là điều kiện cần thiết để trẻ em phát triển đầy đủ, toàn diện về thể chất và tinh thần. 

  • Thực hiện quyền trẻ em đảm bảo cho trẻ em được sống, phát triển trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương, lành mạnh...

LUYỆN TẬP

Câu 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi

Câu 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏiCâu 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi

Câu hỏi: 

a. Các bạn trong tranh đã thực hiện quyền và bổn phận nào?

b. Hãy kể một số quyền và bổn phận của trẻ em mà bản thân đã thực hiện.

Hướng dẫn trả lời:

a. Các bạn trong tranh đã thực hiện quyền và bổn phận:

+ Tranh 1: Tuân thủ chấp hành luật giao thông.

+ Tranh 2: Giúp đỡ người gặp khó khăn.

+ Tranh 3: Yêu quê hương, đất nước.

+ Tranh 4: Tôn trọng đồ vật, quyền riêng tư của người khác.

+ Tranh 5: Quyền được chăm sóc sức khỏe.

+ Tranh 6: Quyền được vui chơi, giải trí.

b. Kể một số quyền và bổn phận của trẻ em mà bản thân đã thực hiện:

- Quyền: 

+ Quyền được khai sinh

+ Quyền vui chơi, giải trí

+ Quyền được sống chung với cha, mẹ

- Bổn phận: 

+ Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường

+ Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi...

Câu 2: Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến nào dưới đây

a. Trẻ em cần được người lớn chăm sóc nên không phải thực hiện bổn phận gì.

b. Trẻ em cần tôn trọng quyền, danh dự và nhân phẩm của người khác.

c. Trẻ em được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.

d. Trẻ em có quyền đi học, đến trường và được tạo điều kiện để học tập tốt.

e. Cần thực hiện quyền của trẻ em, vì trẻ em là tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc.

Hướng dẫn trả lời:

a. Không đồng tình vì trẻ em cũng phải thực hiện bổn phận phù hợp với lứa tuổi.

b. Đồng tình vì đấy là bổn phận của trẻ em.

c. Đồng tình vì đó là quyền cơ bản của trẻ em.

d. Đồng tình vì đó là quyền cơ bản của trẻ em.

e. Đồng tình vì trẻ em là mầm non tương lai của đất nước.

Câu 2: Xử lí tình huống

Tình huống 1: An có năng khiếu và đam mê vẽ tranh, vì vậy An muốn bố mẹ đăng kí cho em tham gia lớp học vẽ để phát triển tài năng. Tuy nhiên, bố mẹ lại đăng kí cho An học đàn.

Nếu là An, em sẽ ứng xử như thế nào?

Tình huống 2: Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, mẹ vừa sinh thêm em bé nên bố muốn Huệ học xong tiểu học thì nghỉ ở nhà trông em cho bố mẹ đi làm.

Nếu là Huệ, em sẽ ứng xử như thế nào?

Tình huống 3: Hiền muốn đề xuất với nhà trường tổ chức một buổi tuyên truyền về phòng tránh xâm hại. Tuy nhiên, Hiền băn khoăn không biết mình có quyền để xuất vấn đề này không?

Nếu là bạn của Hiền, em sẽ ứng xử như thế nào?

Tình huống 4: Thấy Hoa tươi cười chào hỏi các bác bảo vệ, lao công của trường, Thuỷ nói: “Chúng mình chỉ cần lễ phép, chào hỏi thầy cô giáo thôi, đâu cần phải chào hỏi các bác bảo vệ, cô lao công. `.

Nếu là Hoa, em sẽ ứng xử như thế nào?

Tình huống 5: Lan kể với bạn việc được mẹ giao dọn dẹp nhà cửa, nhặt rau, nấu cơm nhưng Lan cho rằng mình còn nhỏ nên không phải làm.

Nếu là bạn của Lan, em sẽ khuyên Lan như thế nào?

Tình huống 6: Trước khi rời khỏi lớp học, An luôn nhớ tắt quạt và bóng đèn. An còn nhắc nhở các bạn trong lớp cùng thực hiện nhưng Hiếu cho rằng đây là việc của các chú bảo vệ, mình không phải làm.

Nếu là An, em sẽ khuyên Hiếu như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

+ Tình huống 1: Nếu là An, em có thể trao đổi với bố mẹ một cách thẳng thắn về đam mê vẽ tranh của mình và chia sẻ cho bố mẹ biết được mình có năng khiếu về vẽ tranh chứ không có năng khiếu về chơi đàn, mong muốn bố mẹ sẽ đăng kí cho mình học lớp vẽ tranh để phát huy hết tài năng của bản thân.

+ Tình huống 2: Nếu là Huệ, em có thể trao đổi với bố mẹ một cách thẳng thắn về mong muốn được tiếp tục đến trường để học tập, ngoài giờ học trên lớp, em sẽ phụ giúp bố mẹ trông em, làm một số việc nhà vừa sức. Ngoài ra, em có thể trao đổi với giáo viên để nhờ giáo viên gặp gỡ bố mẹ tạo điều kiện cho em được tới trường.

+ Tình huống 3: Nếu là bạn của Hiền, em có thể trao đổi với Hiền một số quyền của như: quyền được bảo vệ, phòng tránh xâm hại thân thể và đặc biệt trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến các vấn đề liên quan đến quyền của trẻ em. Vì vậy, Hiền được quyền đề xuất với nhà trường về tổ chức tuyên truyền phòng chống xâm hại cho học sinh.

+ Tình huống 4: Nếu là Hoa, em có thể trao đổi với Thuỷ một số bổn phận mà trẻ em cần phải thực hiện như: tôn trọng, lễ phép với giáo viên, cán bộ, nhân viên trong nhà trường. Vì vậy, Thủy cần phải lễ phép, chào hỏi tất cả mọi người, trong đó có cả các bác bảo vệ và lao công. Việc này sẽ giúp mọi người thêm quý trọng, thương yêu Thuỷ hơn.

+ Tình huống 5: Nếu là bạn của Lan, em có thể trao đổi với Lan một số bốn phận mà trẻ em cần phải thực hiện như: giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp bố mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em. Vì vậy, những công việc này phù hợp với lứa tuổi của Lan nên Lan có thể phụ giúp bố mẹ sau thời gian học tập. Việc này sẽ giúp rèn luyện đức tính siêng năng, chăm chỉ, giúp bố mẹ đỡ vất vả hơn, bố mẹ càng thương yêu Lan nhiều hơn.

+ Tình huống 6: Nếu là An, em có thể trao đổi với Hiếu một số bổn phận mà trẻ em cần phải thực hiện như: giữ gìn, bảo vệ tài sản và chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường, luôn giúp đỡ mọi người trong điều kiện phù hợp với lứa tuổi của mình. Vì vậy, An khuyên Hiếu nên thực hiện các nội quy của nhà trường và giúp đỡ các chú bảo vệ những công việc phù hợp với lứa tuổi của mình. Việc này sẽ giúp mọi người thêm quý trọng, thương yêu Hiếu nhiều hơn.

VẬN DỤNG

Câu 1: Chia sẻ với bạn về một lần em được giúp đỡ thực hiện quyền và một số bổn phận mà em đã thực hiện.

Hướng dẫn trả lời:

- Quyền của trẻ em:

  • Trẻ em được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.

  • Trẻ em có quyền đi học, đến trường và được tạo điều kiện để học tập tốt.

- Bổn phận của trẻ em:

  • Lễ phép, hiếu thảo với ông bà, bố mẹ.

  • Tôn trọng thầy cô giáo, bạn bè.

  • Giữ gìn và bảo vệ tài sản cá nhân và cộng đồng.

Câu 2: Em cùng bạn xây dựng bảng nói về một số quyền và bổn phận của trẻ em bằng các từ dễ nhớ. Sau đó dán ở cuối lớp để thực hiện và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

Hướng dẫn trả lời:

Quyền

Bổn phận

- Sống

- Khai sinh

- Chăm sóc, nuôi dưỡng

- Giáo dục

- Đoàn tụ

- Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo

- Giữ gìn, bảo vệ tài sản

- Tố giác hành vi vi phạm pháp luật

- Không rời bỏ gia đình sống lang thang

Tìm kiếm google: Soạn siêu nhanh siêu ngắn sách giáo khoa Đạo đức 4 CD bài 12: Em thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em, giải sách Đạo đức 4 cánh diều tập 1 siêu nhanh siêu ngắn

Xem thêm các môn học

Giải đạo đức 4 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net