Câu 1: Chỉ ra những việc cần làm góp phần xây dựng và phát triển nhà trường
Hướng dẫn trả lời:
Những việc cần làm góp phần xây dựng và phát triển nhà trường là: xây dựng môi trường học tập tích cực, tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường, quảng bá hình ảnh nhà trường, lễ phép với thầy cô, hòa đồng với bạn bè,…
Câu 2: Chia sẻ những việc em đã làm góp phần xây dựng, phát triển nhà trường và cảm xúc của em khi thực hiện việc làm đó
Hướng dẫn trả lời:
Những việc em đã làm góp phần xây dựng, phát triển nhà trường là: tuân thủ nội quy của nhà trường, học tập tích cực, tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức, giữ gìn khuôn viên trường và lớp học luôn sạch đẹp.
Khi thực hiện những việc làm đó, em cảm thấy rất vui và hạnh phúc vì có thể góp phần sức lực nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung của nhà trường.
Câu 1: Chia sẻ những việc em đã làm để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô
Hướng dẫn trả lời:
Để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, em đã : hỏi thăm, gửi những lời chúc tới thầy cô vào dịp lễ, tết hay sự kiện đặc biệt của trường, luôn luôn lễ phép với thầy cô, chăm chỉ giơ tay phát biểu trong bài học,…
Câu 2: Đề xuất cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô
H là lớp trưởng năng động và tích cực trong các hoạt động chung, H được cô chủ nhiệm tin tưởng và quý mến. Trong sự kiện của trường vừa qua, H đã phân công nhiệm vụ cho các bạn nhưng do phối hợp không tốt nên kết quả hoạt động của lớp không đạt yêu cầu, mặc dù H đã liên tục đôn đốc các bạn. Cô giáo chủ nhiệm đã gặp H và hỏi lí do vì sao lớp phối hợp chưa tốt trong hoạt động. Nếu là H, em sẽ làm như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Nếu là H, em sẽ làm như sau:
Thừa nhận trách nhiệm: Đầu tiên, em cần thừa nhận rằng mình chịu trách nhiệm vì kết quả không tốt của hoạt động. Mặc dù em đã cố gắng đôn đốc các bạn, nhưng cuối cùng, việc phân công và quản lý công việc là trách nhiệm của em.
Phân tích nguyên nhân: em cần phân tích tại sao việc phối hợp giữa các thành viên trong lớp không tốt. Có thể do việc phân công công việc không rõ ràng, hoặc do các thành viên không hiểu rõ về trách nhiệm của mình.
Đề xuất giải pháp: Sau khi phân tích nguyên nhân, em cần đề xuất các giải pháp để cải thiện tình hình. Có thể là việc tổ chức các buổi họp thường xuyên hơn để theo dõi tiến độ công việc, hoặc là việc tạo ra một hệ thống để theo dõi và quản lý công việc một cách hiệu quả hơn.
Thực hiện giải pháp: Cuối cùng, em cần thực hiện các giải pháp đã đề xuất. Điều này không chỉ giúp cải thiện kết quả của các hoạt động trong tương lai, mà còn cho thấy sự chịu trách nhiệm và khả năng lãnh đạo của bản thân em.
Phản hồi với cô giáo chủ nhiệm: em nên trao đổi với cô giáo về những gì đã xảy ra, nguyên nhân và các bước tiếp theo mà H dự định thực hiện để khắc phục tình hình.
Câu 3: Chia sẻ cảm xúc của em khi phát triển được các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô.
Hướng dẫn trả lời:
Khi nhận ra rằng mình đã phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, em cảm thấy trân trọng những mối quan hệ này. Em hiểu rằng những mối quan hệ này không chỉ giúp em trong quá trình học tập, mà còn giúp em phát triển kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xã hội. Đồng thời, em cũng cảm thấy tự hào về bản thân bởi điều này không chỉ làm tăng lòng tự trọng của em, mà còn khích lệ em tiếp tục phát triển và duy trì những mối quan hệ này trong tương lai.
Câu 1: Trao đổi về những cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn
Hướng dẫn trả lời:
Các cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với bạn: hiểu rõ mong muốn của bản thân trước khi xây dựng mối quan hệ với các bạn, chân thành, không làm tổn thương nhau, tôn trọng đối phương, kiểm soát cảm xúc của bản thân,…
Câu 2: Đề xuất cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn trong các trường hợp cụ thể
Trường hợp 1: Khi bạn thân tức giận vì hiểu lầm mình
Trường hợp 2: Khi bạn thân thay đổi nơi ở nên phải chuyển trường
Trường hợp 3: Khi mình có mâu thuẫn với nhóm bạn do khác biệt về quan điểm
Trường hợp 4: Gặp người bạn mới khi cùng tham gia câu lạc bộ yêu thích
Hướng dẫn trả lời:
Dưới đây là các đề xuất của em để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè trong các trường hợp cụ thể:
Trường hợp 1: Khi bạn thân tức giận vì hiểu lầm mình: đầu tiên, hãy giữ bình tĩnh và lắng nghe cảm xúc của bạn thân. Đừng cố gắng giải thích ngay lập tức. Khi bạn thân đã bình tĩnh lại, hãy giải thích một cách rõ ràng và trung thực về những gì đã xảy ra. Xin lỗi nếu cần thiết, ngay cả khi bạn không có lỗi. Điều quan trọng là giữ cho mối quan hệ không bị tổn thương.
Trường hợp 2: Khi bạn thân thay đổi nơi ở nên phải chuyển trường: duy trì liên lạc thường xuyên qua điện thoại, email hoặc mạng xã hội. Sắp xếp thời gian để gặp nhau nếu có thể, như trong các dịp lễ hoặc kỳ nghỉ. Đồng thời chia sẻ những kỷ niệm vui vẻ và những trải nghiệm mới của bạn với nhau.
Trường hợp 3: Khi mình có mâu thuẫn với nhóm bạn do khác biệt về quan điểm: tôn trọng quan điểm của mọi người và không cố gắng thuyết phục họ chấp nhận quan điểm của bạn, cố gắng hiểu quan điểm của họ và giải thích quan điểm của bạn một cách rõ ràng. Nếu không thể đạt được sự đồng lòng, tiếp tục tìm kiếm sự thoả hiệp.
Trường hợp 4: Gặp người bạn mới khi cùng tham gia câu lạc bộ yêu thích: chia sẻ niềm đam mê chung và trao đổi kiến thức hoặc kinh nghiệm liên quan,
Mời bạn tham gia vào các hoạt động liên quan đến câu lạc bộ, dành thời gian để hiểu rõ hơn về họ và cho họ cơ hội để hiểu rõ về ta.
Câu 3: Rút ra bài học cho bản thân để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn
Hướng dẫn trả lời:
Để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn, chúng ta cần: lắng nghe và chia sẻ, dành thời gian cho nhau, tôn trọng lẫn nhau, chấp nhận sự khác biệt, giúp đỡ lẫn nhau,…
Câu 1: Thảo luận và đề xuất các cách làm chủ và kiểm soát mối quan hệ với các bạn ở trường và qua mạng xã hội
Hướng dẫn trả lời:
Các cách làm chủ và kiểm soát mối quan hệ với các bạn ở trường: tìm hiểu rõ bạn, người mà mình đang xây dựng tình bạn, chủ động trong xây dựng hoặc từ chối thiết lập mối quan hệ với các bạn, …
Các cách làm chủ và kiểm soát mối quan hệ với các bạn trên mạng xã hội: quản lí danh sách bạn bè, chỉ kết bạn với những người đáng tin cậy, cần tìm hiểu kỹ về họ, trước khi đăng tải hoặc chia sẻ những bức ảnh và những câu chuyện của các bạn cần xin phép và được sự đồng ý của bạn.
Câu 2: Đóng vai xử lí các tình huống
Tình huống 1: M tình cờ gặp một bạn trong khuôn viên trường học. Bạn đó nói mới tham gia Câu lạc bộ Nghệ thuật của trường và đã nhìn thấy M ở đó. Bạn xin số điện thoại và tài khoản mạng xã hội của M để dễ liên lạc. Nếu là M, em sẽ làm gì?
Tình huống 2: N thấy trên mạng xã hội đăng tải bức ảnh của một bạn cùng trường mà N biết. Trên đó, một số bạn đưa ra những thông tin, bình luận sai sự thật về chủ nhân của bức ảnh đó và lôi kéo N cùng vào bình luận. Nếu là N, em sẽ làm gì?
Hướng dẫn trả lời:
Tình huống 1: Nếu là M, em sẽ cảm thấy rất vui khi được bạn đó nhận ra và muốn kết nối với mình. Tuy nhiên, trước khi cung cấp thông tin cá nhân như số điện thoại hay tài khoản mạng xã hội, em sẽ cân nhắc kỹ. Nếu em cảm thấy thoải mái và tin tưởng bạn đó, em sẽ chia sẻ thông tin. Nếu không, em sẽ giải thích rằng bản thân không thoải mái chia sẻ thông tin cá nhân và hy vọng bạn đó hiểu.
Tình huống 2: Nếu là N, em sẽ không tham gia vào việc bình luận sai sự thật và tiêu cực về bạn bè của mình. Thay vào đó, em có thể chọn để không phản hồi hoặc lựa chọn một cách tiếp cận tích cực hơn, như bảo vệ bạn bè của mình hoặc chỉ ra rằng thông tin đang được lan truyền là không chính xác. Em cũng có thể báo cáo những bình luận tiêu cực đó cho quản trị viên của trang mạng xã hội.
Câu 3: Chia sẻ bài học rút ra từ việc làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với các bạn ở trường và qua mạng xã hội.
Hướng dẫn trả lời:
Từ việc làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với các bạn ở trường và qua mạng xã hội, em rút ra được bài học sau: cần tôn trọng quyền riêng tư của người khác, sử dụng ngôn từ lịch sự và tôn trọng, kiểm soát cảm xúc, cân nhắc trước khi tiết lộ thông tin cá nhân.
Câu 1: Thảo luận các cách hợp tác với các bạn để thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường
Hướng dẫn trả lời:
Các cách hợp tác với các bạn để thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường là: cùng nhau lựa chọn hoạt động phù hợp, xác định nhiệm vụ của từng người, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Câu 2: Đề xuất cách thức hợp tác với các bạn để thực hiện các hoạt động chung
Hướng dẫn trả lời:
Cách thức hợp tác với các bạn để thực hiện các hoạt động chung là: cùng nhau thực hiện phong trào thi đua học tốt, tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường, tham gia các cuộc thi học tập,…
Câu 3: Chia sẻ cảm xúc khi em hợp tác được với các bạn trong thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường
Hướng dẫn trả lời:
Khi em hợp tác được với các bạn trong thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường, em cảm thấy rất vui và hạnh phúc bởi được tham gia các hoạt động có ích. Đồng thời em cũng cảm thấy tự hào vì đã góp phần thực hiện hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường
Câu 1: Lựa chọn một hoạt động phát huy truyền thống nhà trường và thực hiện hoạt động đó
Hướng dẫn trả lời:
Một hoạt động phát huy truyền thống nhà trường có thể chọn là: tri ân thầy cô, thi đua học tập, xây dựng môi trường học tập lành mạnh,…
Câu 2: Đánh giá hiệu quả hoạt động phát huy truyền thống nhà trường mà em đã thực hiện
Hướng dẫn trả lời:
Ví dụ em lựa chọn hoạt động: thi đua học tốt
Hình thức hoạt động: làm bài tập chăm chỉ, giơ tay hát biểu bài học, thường xuyên lên bảng giải bài tập.
Tinh thần, thái độ khi tham gia hoạt động: hào hứng, vui vẻ và trách nhiệm.
Ý nghĩa đối với bản thân: giúp em học tập ngày càng tốt hơn, thành tích được nâng cao đáng kể.
Mức độ lan tỏa của hoạt động: từ bản thân đến lớp, cả khối lớp học em đã đều đang thi đua học tốt.
Câu 3: Chia sẻ kết quả của hoạt động phát huy truyền thống nhà trường
Hướng dẫn trả lời:
Kết quả của hoạt động trên đã giúp phong trào học tập của trường em ngày càng cao, mọi người đều rất có trách nhiệm, tạo ra môi trường học tập vô cùng lành mạnh.
Câu 1: Lựa chọn một hoạt động do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và thảo luận về cách thức tham gia
Hướng dẫn trả lời:
Những hoạt động có thể tham gia là:
Hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội
Xây dựng môi trường nhà trường xanh, sạch, đẹp
Phong trào học sinh văn minh, thanh lịch
Phong trào đọc sách
Cách thức tham gia:
Liên hệ với cơ quan Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở cấp phương, xã, hoặc trường học
Đăng kí tham gia
Chuẩn bị tinh thần và kiến thức cơ bản để có thể tiếp thu
Đúc kết những bài học khi tham gia các hoạt động này
Câu 2: Tham gia hoạt động và tự đánh giá kết quả thực hiện
Hướng dẫn trả lời:
Em lựa chọn hoạt động: “Xây dựng môi trường nhà trường xanh, sạch, đẹp”
Kết quả thực hiện: môi trường nhà trường đã trở nên sạch đẹp, sân trường không còn rác, nhiều cây xanh được trồng, học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh chung.
Sau khi hoạt động, em cảm thấy rất vui và tự hào khi được tham gia một hoạt động vô cùng ý nghĩa.
Câu 1: Thực hiện hoạt động truyền thông về truyền thống nhà trường
Hướng dẫn trả lời:
a. Lựa chọn nội dung truyền thông: về lịch sử phát triển nhà trường
b. Lựa chọn hình thức truyền thông: Phát sóng trực tiếp, đăng tải những hình ảnh về nhà trường, các phong trào của nhà trường kết hợp viết bài, vẽ tranh tuyên truyền
c. Thực hiện truyền thông: đăng tải lên các mạng xã hội, phát thanh giữa giờ ra chơi,…
Câu 2: Báo cáo kết quả hoạt động truyền thông về truyền thống nhà trường
Hướng dẫn trả lời:
Sau khi thực hiện, truyền thống của nhà trường đã được phổ biến trong toàn thể học sinh, giúp học sinh biết được lịch sử và càng thêm yêu mến ngôi trường mình đang học hơn.