Soạn siêu ngắn Hoạt động trải nghiệm 11 CTST bản 2 chủ đề 1: Tự tin là chính mình

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 bộ sách Chân trời sáng tạo bản 2 chủ đề 1: Tự tin là chính mình. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập.

CHỦ ĐỀ 1. TỰ TIN LÀ CHÍNH MÌNH

HOẠT ĐỘNG 1: Nhận diện những nét riêng của bản thân

Câu 1: Trao đổi và xác định những nét riêng biệt của bản thân.

Hướng dẫn trả lời:

Ngoại hình: Dáng người cân đối.

Phong cách: Chỉnh chu, năng động.

Tính cách: vui vẻ, cởi mở.

Sở thích: nấu ăn, đọc sách.

Quan điểm sống: Đừng quá để tâm đến suy nghĩ của người khác.

Sở trường: Ca hát, chơi cờ, ...

Câu 2: Chia sẻ điểm hài lòng, chưa hài lòng về những nét riêng của bản thân.

Hướng dẫn trả lời:

Hài lòng: ngoại hình và phong cách của mình, sự tốt bụng của mình, ...

Chưa hài lòng: đôi khi còn suy nghĩ tiêu cực, ...

Câu 3: Chia sẻ về cách điều chỉnh những nét riêng để bản thân trở nên tích cực hơn

Hướng dẫn trả lời:

Cách điều chỉnh những nét riêng để bản thân trở nên tích cực hơn: Tìm một thái độ tích cực trong một tình huống khó khăn, đừng để những nỗi sợ hãi mơ hồ lấn át bạn khỏi những điều mà bạn muốn thực hiện, luôn vui vẻ, lạc quan, ...

HOẠT ĐỘNG 2: Tự tin thể hiện đặc điểm riêng của bản thân.

Câu 1: Xác định những biểu hiện tự tin về đặc điểm riêng của bản thân

Hướng dẫn trả lời:

 Những biểu hiện tự tin về đặc điểm riêng của bản thân:

  • Tự tin thể hiện những điểm mạnh của mình trước mọi người.

  • Lựa chọn hình thức thể hiện đặc điểm riêng của bản thân: vẽ tranh, hát, múa, ...

  • Tích cực tham gia các hoạt động.

Câu 2: Thể hiện một khả năng riêng của bản thân trước nhóm, lớp.

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh có thể lựa chọn một khả năng riêng của bản thân để thể hiện trước nhóm, lớp bằng các hình thức như: hát, múa, trình diễn thời trang, ...

Câu 3: Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của em khi tự tin thể hiện đặc điểm riêng của mình.

Hướng dẫn trả lời:

Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của em khi tự tin thể hiện đặc điểm riêng của mình như: luôn biết tôn trọng ý kiến của mọi người xung quanh, lạc quan trong mọi việc, ...

HOẠT ĐỘNG 3: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Câu 1: Thảo luận về cách xác định những điểm yếu, điểm mạnh của bản thân.

Hướng dẫn trả lời:

Cách xác định những điểm yếu, điểm mạnh của bản thân bao gồm: lắng nghe đánh giá của mọi người xung quanh, tự đặt ra các câu hỏi cho bản thân, tham gia các hoạt động để phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

Câu 2: Chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu và cách phát huy điểm mạnh hoặc khắc phục điểm yếu của nhân vật trong tình huống

Tình huống 1: Mọi người thường nói V là người dịu dàng, ít nói và khá nhút nhát. Các bạn trong tổ đều yêu quý và tin tưởng V vì bạn ấy luôn cố gắng hoàn thành trước hạn những nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, khi được phân công nhiệm vụ trình bày trước lớp, V thưởng từ chối vi cho rằng mình thuyết trình không tốt.

Hướng dẫn trả lời:

Điểm mạnh: V là người dịu dàng, luôn cố gắng hoàn thành thành trước hạn những nhiệm vụ được giao.

Điểm yếu: Bạn ít nói và nhút nhát. Khi được phân công trình bày trước lớp thì bạn từ chối bạn vì quá nhút nhát do đó bạn cần phải tự tin hơn để giám đứng trước mọi người để thuyết trình.

Tình huống 2: Q có khả năng nhảy Hip-hop. Q có thể tập luyện say sưa hàng giờ, tập đi tập lại để thực hiện được một điệu nhảy mới mà không nản chí. Nhưng Q lại khó kiên nhẫn để hướng dẫn cho người bạn thân tập theo. Q thường dễ nỗi cáu và quát to khi bạn ấy làm không đúng.

Hướng dẫn trả lời:

Điểm mạnh: Quy là người có sự quyết tâm, luôn say sưa với đam mê của mình. 

Điểm yếu: Thường nổi nóng và quát to khi các bạn làm không đúng do đó bạn cần kiểm soát lại trạng thái cảm xúc của mình và chỉ nên nhắc nhở để các bạn luyện tập chú ý hơn.

Câu 3: Chia sẻ về ý nghĩa của việc phân tích được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

Hướng dẫn trả lời:

Khi phát hiện điểm mạnh, điểm yếu của bản thân ta có thể để định hướng nghề nghiệp và phát huy những thế mạnh và khắc phục những điểm yếu của mình.

HOẠT ĐỘNG 4: Điều chỉnh bản thân để thích ứng sự thay đổi.

Câu 1: Xác định những thay đổi của em trong năm học vừa qua.

Hướng dẫn trả lời:

Những thay đổi của em trong năm học vừa qua:

  • Thay đổi về bản thân từ ngoại hình đến tính cách

  • Thay đổi môi trường học tập

  • Thay đổi về thầy cô dạy học.

  • Thay đổi mối quan hệ bạn bè...

Câu 2: Thảo luận về cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.

Hướng dẫn trả lời:

Cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi là việc: đón nhận nhận và học cách chấp nhận sự thay đổi, với những thay đổi theo hướng tiêu cực ta sẽ cố gắng khắc phục, ...

Câu 3: Điều chỉnh bản thân thích ứng với sự thay đổi trong các tình huống

Tình huống 1: Sang lớp 11, lớp của K thay đổi giáo viên dạy môn Vật lí. Thầy giáo có phương pháp dạy khác hơn so với giáo viên lớp 10. Ngoài ra, thầy còn đòi hỏi học sinh phải tự học, vận dụng kiến thức để giải thích được những hiện tượng trong thực tiễn. K cảm thấy khó khăn với sự thay đổi này. Nếu là K, em sẽ làm gì đề thích ứng với cách dạy mới của thầy?

Hướng dẫn trả lời:

Em sẽ cố gắng thay đổi để thích ứng với cách dạy của thầy vì thầy dạy rất nhiệt huyết và kiến thức thầy dạy luôn ứng dụng được bài học bài thực tiễn.

Tình huống 2: Bố mẹ P chuyển hướng kinh doanh nên cả gia đình đến thị trấn ở một tỉnh khác để sinh sống. P cảm thầy lo lắng khi chuyển đến học tập và làm quen với các bạn ở ngôi tường mới.

Nếu là P, em sẽ làm gì?

Hướng dẫn trả lời:

Nếu là P em sẽ cố gắng cởi mở, hòa đồng với mọi người xung quanh để thích nghi với môi trường khác và mọi người xunh quanh.

HOẠT ĐỘNG 5: Nỗ lực rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân

Câu 1: Xác định và chia sẻ những khó khăn trong quá trình hoàn thiện bản thân

Hướng dẫn trả lời:

Em cảm thấy khó khắc phục những điểm xấu và đôi khi còn bị nản chí, ...

Câu 2: Thảo luận cách nỗ lực để tự hoàn thiện bản thân

Hướng dẫn trả lời:

- Đặt ra mục tiêu, lập kế hoạch và kiên trì thực hiện mục tiêu;

- Luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn.

- Không được nản chí mà hãy luôn khích kệ bản thân cố gắng để trở nên tốt đẹp hơn.

Câu 3: Xử lí tình huống:

Tình huống: D còn mải chơi nên thiếu trách nhiệm trong học tập và công việc gia đỉnh. Gần đây, bố của D phải chuyền công tác đến một tỉnh xa. Trước khi đi, bố dặn D phải cố gắng chăm học, giúp bố chăm sóc mẹ và các em. D quyết tâm thay đối bản thân đề thay bổ chăm sóc gia đỉnh.

Nếu là D, em sẽ tự hoàn thiện bản thân như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Nếu là D em sẽ sống có trách nhiệm hơn, học tập tốt hơn và quan tâm gia đình mình hơn như giúp mẹ làm việc nhà, ...

Câu 4: Lựa chọn một mục tiêu để hoàn thiện bản thân và nỗ lực thực hiện

Hướng dẫn trả lời:

Mục tiêu: Nâng cao khả năng hợp tác nhóm.

 Cách thúc thực hiện: xây dựng mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh, tích cực tham gia vào hoạt động tập thể, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, lắng nghe ý kiến của các thành viên, ...

HOẠT ĐỘNG 6: Thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân

Câu 1: Thảo luận và xác định cách thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân.

Hướng dẫn trả lời:

Mình có thể chia sẻ về mục tiêu kế hoạch phấn đấu của mình với mọi người, hỗ trợ nhau trong quá trình rèn luyện, ...

Câu 2: Đóng vai nhân vật trong các tình huống sau để thuyết phục các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân.

Tình huống 1: V được phân công làm trưởng nhóm cho phong trào "Phát triển văn hoá đọc” do Đoàn Thanh niên phát động. V muốn lan toả thói quen đọc sách đến các bạn để phát triền văn hoá đọc trong nhà trường.

Hướng dẫn trả lời:

V có thể nêu ra những điểm tích cực khi đọc sách như có thêm kiến thức, rèn khả năng tập trung, ... để thuyết phục được mọi người xung quanh tham gia.

Tình huống 2: N mời K cùng học tập và tham gia câu lạc bộ tiếng Anh để nâng cao kĩ năng nghe và phát âm tiếng Anh. Nhưng K không muốn tham gia câu lạc bộ và nói với N rằng: “Kĩ năng phát âm tiếng Anh của mình chưa tốt nên ngai và bị áp lực khi tham gia học cùng các bạn". 

Hướng dẫn trả lời:

K nên tham gia câu lạc bộ tiếng anh vì khi bạn tha gia câu lạc bộ bạn sẽ nâng cao trình độ nói chuyện tiếng anh của mình.

HOẠT ĐỘNG 7: Rèn luyện tính tuân thủ kỉ luật và quy định của nhóm, lớp.

Câu 1: Trao đổi về những nội quy, quy định mà em thực hiện tốt, chưa tốt và những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện.

Hướng dẫn trả lời:

Nội quy thực hiện tốt: đi học đúng giờ, hoàn thành bài tập đầy đủ đúng hạn, ...

Chưa tốt: còn mất tập trung

Câu 2: Thảo luận về những cách giúp tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp trường, cộng đồng

Hướng dẫn trả lời:

Thấy được những hậu quả khi mình không tuân thủ những quy định sẽ ảnh hưởng đến mình với tập thể xung quanh như thế nào.

Tìm kiếm google: Soạn siêu nhanh siêu ngắn sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 CTST bản 2 chủ đề , giải sách Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 CTST bản 1siêu nhanh siêu ngắn

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com