Soạn siêu ngắn lịch sử 8 KNTT bài 14 Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn lịch sử 8 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống bài 14 Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Nếu lịch sử Nhật Bản từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX gắn với Thiên hoàng Minh Trị và cuộc Duy tân (1868) thì lịch sử Trung Quốc thời kì này không thể không nhắc đến nhân vật Tôn Trung Sơn với cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911). Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về hai nhân vật lịch sử và hai sự kiện nêu trên.

Đáp án:

  • Thiên hoàng Minh Trị là vị vua thứ 122 của Nhật Bản, thực hiện cuộc cải cách Minh Trị theo xu hướng tư bản chủ nghĩa, đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hiện đại, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây.

  • Tôn Trung Sơn (1866 - 1925) là nhà cách mạng vĩ đại, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911), lật đổ triều đại Mãn Thanh và khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc. 

I. TRUNG QUỐC TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Câu hỏi 1: Thực chất của Chiến tranh thuốc phiện (1840-1842) là gì?

Đáp án:

Thực chất cuộc chiến tranh thuốc phiện là chiến tranh xâm lược.

Câu hỏi 2: Khai thác lược đồ hình 14.1 (SGK, tr.61) và thông tin trong mục, hãy mô tả quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc.

Đáp án:

Đế quốc

Vùng bị chiếm

Anh

châu thổ sông Dương Tử

Pháp

Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, đảo Hải Nam

Đức

Sơn Đông

Nga

Mãn Châu

Nhật Bản

bán đảo Triều Tiên, Phúc Kiến, Phúc Châu, đảo Đài Loan

Câu hỏi 3: Hãy trình bày diễn biến chính, nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng Tân Hợi.

Đáp án:

  • Diễn biến chính của cách mạng Tân Hợi:

- Tháng 5 – 1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt” => Châm ngòi cho sự bùng nổ Cách mạng Tân Hợi.

- Ngày 10 - 10 - 1911, Cách mạng Tân Hợi bùng nổ, giành thắng lợi tại Vũ Xương, sau đó lan sang tất cả các tỉnh miền Nam và miền Trung của Trung Quốc.

- Cuối tháng 12 – 1911, Trung Hoa Dân quốc được thành lập, Tôn Trung Sơn được bầu làm tổng thống đương thời.

- Tháng 2 - 1912, Tôn Trung Sơn đồng ý nhường Viên Thế Khải làm Tổng thống 

=> Cách mạng chấm dứt.

  • Nguyên nhân thắng lợi: Có sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, đứng đầu là Tôn Trung Sơn, tiến tới Trung Hoa dân chủ, phát triển theo tư bản chủ nghĩa 

=> Cách mạng nhận được sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.

Câu hỏi 4: Khai thác tư liệu 1 và thông tin trong mục, em hãy cho biết ý nghĩa lịch sử và một số hạn chế của Cách mạng Tân Hợi.

Đáp án:

  • Ý nghĩa của Cách mạng Tân hợi:

- Lật đổ sự thống trị của chế độ phong kiến Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á.

  • Tuy nhiên, cách mạng còn nhiều hạn chế, đó là:

+ Không xóa bỏ giai cấp địa chủ phong kiến.

+ Không giải quyết được vấn đề ruộng đất.

+ Không chống lại các nước đế quốc xâm lược.

II. NHẬT BẢN TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Câu hỏi 1: Hãy trình bày nội dung chính và kết quả của cuộc Duy tân Minh Trị.

Đáp án:

Lĩnh vực

Nội dung

Kinh tế 

+ Thống nhất tiền tệ và thị trường, cho phép mua bán ruộng đất và tự do kinh doanh.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống,… 

Chính trị 

+ Thành lập chính phủ mới

+ Ban hành Hiến pháp, quyền lực tối cao thuộc về Thiên hoàng.

+ Đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm quyền.

Quân sự 

+ Tổ chức quân đội theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh.

+ Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng.

+ Học tập các chuyên gia quân sự nước ngoài về lục quân, hải quân.

Giáo dục 

+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy.

+ Cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.

* Kết quả: Nhật Bản giữ vững được nền độc lập và trở thành một nước tư bản chủ nghĩa.

Câu hỏi 2: Hãy cho biết ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.

Đáp án:

Có ý nghĩa như một cuộc Cách mạng tư sản:

- Đưa Nhật Bản phát triển vượt bậc về kinh tế, chính trị, giáo dục, khoa học – kĩ thuật

- Trở thành nước tư bản chủ nghĩa.

Câu hỏi 3: Khai thác tư liệu 2 giúp em biết thông tin về tình hình Nhật Bản vào cuối thế XIX - đầu thế kỉ XX?

Đáp án:

Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa: đẩy mạnh công nghiệp hóa, sự xuất hiện của các công ti độc quyền và vai trò to lớn đối với kinh tế, chính trị Nhật Bản.

Câu hỏi 4: Hãy trình bày những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Đáp án:

- Đẩy mạnh công nghiệp hóa kéo theo sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng.

- Sự xuất hiện của các công ty độc quyền, vai trò to lớn đối với kinh tế và chính trị Nhật Bản.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Vì sao nói Cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc cách mạng dân chủ tư sản?

Đáp án:

  • Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc.

  • Mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc phát triển.

Câu hỏi: Lập và hoàn thành bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây) về những lĩnh vực cải cách trong cuộc Duy tân Minh Trị.

Lĩnh vực cải cách

Nội dung

Ý nghĩa

Chính trị

 

 

Kinh tế

 

 

Khoa học, giáo dục

 

 

Quân sự

 

 

Đáp án:

Lĩnh vực cải cách

Nội dung

Ý nghĩa

Chính trị

+ Thành lập chính phủ mới

+ Ban hành Hiến pháp, quyền lực tối cao thuộc về Thiên hoàng.

+ Đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm quyền.

Đất nước dần thoát khỏi chế độ phong kiến lạc hậu.

Kinh tế

+ Thống nhất tiền tệ và thị trường, cho phép mua bán ruộng đất và tự do kinh doanh.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống,…

Tạo ra sự phát triển vượt bậc về kinh tế.

Khoa học, giáo dục

+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy.

+ Cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.

Nền giáo dục được chú trọng phát triển, trở thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển của đất nước.

Quân sự

+ Tổ chức quân đội theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh.

+ Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng.

+ Học tập các chuyên gia quân sự nước ngoài về lục quân, hải quân. 

Quân đội được huấn luyện bài bản, có tính hệ thống.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Tìm hiểu và cho biết cuộc Duy Tân Minh Trị và Cách mạng Tân Hợi có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

Đáp án:

Trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở Việt Nam, sự thành công của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản và cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc như một làn gió mới thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng trong mỗi con người Việt Nam yêu nước. Hai sự kiện lớn này cũng mở ra con đường mới, lối thoát mới cho phong trào cách mạng Việt Nam; cổ vũ, khích lệ cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến và thực dân Pháp, thu hút nhiều thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc và Nhật Bản học tập, hoạt động cách mạng, điển hình là Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,... 

Tìm kiếm google: soạn lịch sử 8, giải lịch sử 8 KNTT, soạn lịch sử 8 KNTT

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 8 KNTT mới

CHƯƠNG 5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII-XIX


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com