Giải sách bài tập Lịch sử 8 kết nối bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Hướng dẫn giải bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX SBT Toán 4 cánh diều. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

A. TRẮC NGHIỆM

Bài tập 1. Hãy xác định chỉ một phương án đúng.

1.1. Nguyên nhân chủ yếu nhất khiến các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé Trung Quốc là

A. Trung Quốc là nước rộng lớn, đông dân, lại giàu có về tài nguyên thiên nhiên

B. Chế độ phong kiến Trung Quốc khủng hoảng, thối nát. 

C. Do chính sách "bế quan toả cảng" của chính quyền Mãn Thanh. 

D. Triều đình nhà Thanh tịch thu, đốt thuốc phiện của thương nhân Anh.

Hướng dẫn trả lời:

A. Trung Quốc là nước rộng lớn, đông dân, lại giàu có về tài nguyên thiên nhiên

1.2. Hiệp ước Nam Kinh đã

A. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc. 

B. tạo điều kiện cho các nước tư bản phương Tây được tự do buôn bán Trung Quốc.

C. mở đầu quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

D. biển Trung Quốc thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây. 

Hướng dẫn trả lời:

C. mở đầu quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

1.3. Đỉnh cao của phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ năm 184 đến năm 1911 là

A. cuộc khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc.

B. phong trào Duy tân năm Mậu Tuất (1898).

C. phong trào Nghĩa Hoà đoàn. 

D. Cách mạng Tân Hợi (1911).

Hướng dẫn trả lời:

D. Cách mạng Tân Hợi (1911).

1.4. Kết quả của Cách mạng Tân Hợi (1911) là

A. giành được độc lập cho Trung Quốc.

B. giải phóng miền Nam Trung Quốc, thành lập chính quyền cách mạng.

C. đánh đổ Triều đình Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc.

D. giải phóng dân tộc khỏi ách chiếm đóng của chủ nghĩa đế quốc, lật nhào chế độ phong kiến tồn tại mấy nghìn nằm ở Trung Quốc.

Hướng dẫn trả lời:

C. đánh đổ Triều đình Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc

1.5. So với các nước khác ở châu Á, tình hình Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX có điểm khác biệt là lược.

A. bị các nước đế quốc phương Tây nhòm ngó, âm mưu xâm 

B. chế độ phong kiến mục nát.

C. nhà nước thực hiện chính sách "bế quan toả cảng".

D. một bộ phận giai cấp thống trị sớm nhận thức được sự cần thiết phải canh tân, phát triển đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa.

Hướng dẫn trả lời:

D. một bộ phận giai cấp thống trị sớm nhận thức được sự cần thiết phải canh tân, phát triển đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa.

1.6. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản được bắt đầu vào thời gian

A. tháng 1 – 1867. 

B. tháng 1 – 1868.

C tháng 1 – 1869.

D. tháng 1 – 1870.

Hướng dẫn trả lời:

B. tháng 1 – 1868.

1.7. Ý nào không đúng về những chính sách cải cách về kinh tế của Minh Trị?

A. Thống nhất tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản ở nông thôn.

B. Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông liên lạc. 

C. Cho phép mua bán ruộng đất và tự kinh doanh.

D. Đích thân Thiên hoàng quản lý ngành ngân hàng.

Hướng dẫn trả lời:

D. Đích thân Thiên hoàng quản lý ngành ngân hàng.

1.8. Ý nào không thuộc những chính sách cải cách về chính trị của Minh Trị?

A. Thành lập chính phủ mới, xoá bỏ tình trạng cát cứ

B. Ban hành Hiến pháp với quyền lực tối cao thuộc về thiên hoàng. 

C. Đưa quý tộc tư sản hoá và đại tư sản lên nắm chính quyền.

D. Cho phép thành lập các đảng phái có xu hướng chính trị khác nhau.

Hướng dẫn trả lời:

D. Cho phép thành lập các đảng phái có xu hướng chính trị khác nhau.

1.9. Ý nào không phù hợp để trả lời câu hỏi: Vì sao nói cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản?

A. Do quý tộc tư sản hoá đứng đầu là Thiên hoàng Minh Trị tiến hành. 

B. Xoá bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Nhật Bản.

C. Những cải cách về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá – giáo dục mang tính chất tư sản rõ rệt, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản phát triển. 

D. Nhật Bản giữ vững được độc lập trước làn sóng xâm lược của thực dân phương Tây.

Hướng dẫn trả lời:

D. Nhật Bản giữ vững được độc lập trước làn sóng xâm lược của thực dân phương Tây.

1.10. Dấu hiệu chứng tỏ những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa là 

A. nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.

B. sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng, dẫn tới sự hình thành các công ty độc quyền.

C. Nhật Bản đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa.

D. sự hình thành các công ty độc quyền và đầy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa.

Hướng dẫn trả lời:

D. sự hình thành các công ty độc quyền và đầy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa.

Bài tập 2. Hãy xác định câu đúng hoặc sai về nội dung lịch sử và sửa lại câu sai cho đúng. 

1. Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

2. Cách mạng Tân Hợi còn nhiều điểm hạn chế cho nên ít ảnh hưởng đến phong trào cách mạng của các nước trong khu vực.

3. Nhờ Nhật Bản phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa nên cuộc Duy tân Minh Trị mới được tiến hành thành công.

4. Cách mạng Tân Hợi gắn liền với vai trò của Viên Thế Khải.

5. Nhật Bản tiến hành cuộc Duy tân Minh Trị trên tất cả các lĩnh vực; chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục.

6. Nhiều công ty độc quyền như Mít-xui, Mít-su-bi-si,... ở Nhật Bản xuất hiện từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX và giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị nước này. 

7. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, thuộc địa của đế quốc Nhật Bản mở rộng ra phía nam đảo Xa-kha-lin (Nga), bán đảo Liêu Đông, Đài Loan, cảng Lữ Thuận, Sơn Đông (Trung Quốc) và Việt Nam.

Hướng dẫn trả lời:

  • Đáp án đúng:

1. Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

5. Nhật Bản tiến hành cuộc Duy tân Minh Trị trên tất cả các lĩnh vực; chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục.

6. Nhiều công ty độc quyền như Mít-xui, Mít-su-bi-si,... ở Nhật Bản xuất hiện từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX và giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị nước này. 

  • Đáp án sai và sửa lại:

2. Cách mạng Tân Hợi còn nhiều điểm hạn chế cho nên ít ảnh hưởng đến phong trào cách mạng của các nước trong khu vực.

→ Cách mạng Tân Hợi ảnh hưởng nhất định đến nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

3. Nhờ Nhật Bản phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa nên cuộc Duy tân Minh Trị mới được tiến hành thành công.

→ Nhờ thực hiện cuộc Duy tân Minh Trị nên Nhật Bản đã phát triển mạnh theo con đường tư bản chủ nghĩa.

4. Cách mạng Tân Hợi gắn liền với vai trò của Viên Thế Khải.

→ Cách mạng Tân Hợi gắn với vai trò của Tôn Trung Sơn.

7. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, thuộc địa của đế quốc Nhật Bản mở rộng ra phía nam đảo Xa-kha-lin (Nga), bán đảo Liêu Đông, Đài Loan, cảng Lữ Thuận, Sơn Đông (Trung Quốc) và Việt Nam.

→ Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, thuộc địa của Nhật Bản không có Việt Nam.

Bài tập 3. Hãy ghép mốc thời gian ở ô bên trái với 6 thông tin ở bên phải cho phù hợp với nội dung lịch sử Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

1. Năm 1840

a. Hiệp ước Tân Sửu được ký, Trung Quốc trở thành nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa.

2. Năm 1842

b. “Chiến tranh thuốc phiện” bùng nổ.

3. Năm 1901

c. Chính quyền Mãn Thanh phải ký Hiệp ước Nam Kinh đầu hàng thực dân Anh.

4. Năm 1911

d. Viên Thế Khải tuyên bố nhậm chức Tổng thống.

5. Năm 1912

e. Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và giành thắng lợi.

Hướng dẫn trả lời:

1. Năm 1840 - b. “Chiến tranh thuốc phiện” bùng nổ.

2. Năm 1842 - c. Chính quyền Mãn Thanh phải ký Hiệp ước Nam Kinh đầu hàng thực dân Anh.

3. Năm 1901 - a. Hiệp ước Tân Sửu được ký, Trung Quốc trở thành nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa.

4. Năm 1911 - e. Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và giành thắng lợi.

5. Năm 1912 - d. Viên Thế Khải tuyên bố nhậm chức Tổng thống.

Bài tập 4. Hãy ghép ô chữ bên trái với các ô thông tin ở bên phải sao cho phù hợp về nội dung cuộc Duy tân Minh Trị.

1. Chính trị

a. Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.

b. Ban hành Hiến pháp mới với quyền lực tối cao thuộc về Thiên hoàng.

c. Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống,...

2. Kinh tế

d. Chú trọng giảng dạy những nội dung về khoa học, kỹ thuật.

e. Thành lập chính phủ mới, xoá bỏ tình trạng cát cứ.

3. Quân sự

g. Đưa tầng lớp quý tộc tư sản hoá và đại tư sản lên nắm quyền.

h. Thống nhất hệ thống tiền tệ và thị trường.

i. Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ bắt buộc.

4. Giáo dục

k. Cử những học sinh ưu tú sang phương Tây du học.

l. Phát triển các ngành công nghiệp nặng như đóng tàu, sản xuất vũ khí,... để tăng cường tiềm lực cho đất nước.

Hướng dẫn trả lời:

1. Chính trị 

b. Ban hành Hiến pháp mới với quyền lực tối cao thuộc về Thiên hoàng

e. Thành lập chính phủ mới, xoá bỏ tình trạng cát cứ

g. Đưa tầng lớp quý tộc tư sản hoá và đại tư sản lên nắm quyền

2. Kinh tế

c. Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống,...

h. Thống nhất hệ thống tiền tệ và thị trường

3. Quân sự

i. Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ bắt buộc

l. Phát triển các ngành công nghiệp nặng như đóng tàu, sản xuất vũ khí,... để tăng cường tiềm lực cho đất nước

4. Giáo dục

a. Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.

d. Chú trọng giảng dạy những nội dung về khoa học, kỹ thuật.

k. Cử những học sinh ưu tú sang phương Tây du học.

Bài tập 5. Hãy tìm từ hoặc cụm từ phù hợp để hoàn thiện các đoạn thông tin dưới đây.

1. Cách mạng Tân Hợi giành được thắng lợi bước đầu là do có sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, đứng đầu là Tôn Trung Sơn với cương lĩnh …(1)... tiến tới một nước Trung Hoa dân chủ, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

2. Cách mạng Tân Hợi đã kết thúc nền thống trị mấy nghìn năm của ...(2)... Trung Quốc, mở đường cho ...(3)... ở nước này phát triển.

Hướng dẫn trả lời:

1. Cách mạng Tân Hợi giành được thắng lợi bước đầu là do có sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, đứng đầu là Tôn Trung Sơn với cương lĩnh (1) “dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc” tiến tới một nước Trung Hoa dân chủ, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

2. Cách mạng Tân Hợi đã kết thúc nền thống trị mấy nghìn năm của (2) chế độ phong kiến Trung Quốc, mở đường cho (3) chủ nghĩa tư bản ở nước này phát triển.


Giải sách bài tập Lịch sử 8 kết nối bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

B. TỰ LUẬN

Bài tập 1. Khai thác lược đồ hình 1 (tr. 71, SGK), em hãy:

1.1. Kể tên các nước đế quốc tham gia “xâu xé” Trung Quốc vào nửa sau thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Hướng dẫn trả lời:

1.1. Các nước đế quốc tham gia “xâu xé” Trung Quốc vào nửa sau thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX bao gồm: Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga.

1.2. Mô tả quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc.

Hướng dẫn trả lời:

Vào giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc cũng trở thành “miếng mồi cho các nước đế quốc phân chia, xâu xé.

Năm 1840, lấy cớ chính quyền Mãn Thanh tịch thu và thiêu huỷ toàn bộ thuốc phiện của thương nhân Anh, thực dân Anh đã gây chiến với Trung Quốc, thường gọi là Chiến tranh thuốc phiện, kéo dài đến năm 1842. Kết cục, chính quyền Mãn Thanh phải kí Hiệp ước Nam Kinh đầu hàng và chấp nhận những điều khoản có lợi cho thực dân Anh.

Hiệp ước Nam Kinh quy định: Trung Quốc phải mở năm cửa biển cho thương nhân người Anh vào buôn bán, phải bồi thường chiến tranh và nhượng cho Anh vùng đất Hồng Kông. Vào nửa sau thế kỉ XIX, các nước đế quốc từng bước nhảy vào xâu xé Trung Quốc. Đức chiếm vùng Sơn Đông; Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử Nga, Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc; Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông;...

Bài tập 2. Tìm hiểu thêm và cho biết: Tình hình Nhật Bản nửa cuối thế kỉ XIX có điểm gì nổi bật? Tình hình đó đặt ra cho nước này sự lựa chọn ra sao? Hãy liên hệ với tình hình chung ở các nước châu Á và Việt Nam trong cùng thời kỳ lịch sử này.

Hướng dẫn trả lời:

Tình hình Nhật Bản trong nửa cuối thế kỷ XIX được đặc trưng bởi một loạt các sự kiện và thay đổi quan trọng, có tác động lớn đến hình thức xã hội, kinh tế và chính trị của quốc gia này. Một trong những sự kiện quan trọng nhất là cuộc Duy tân Minh Trị, hay còn gọi là Duy tân Meiji, mở đầu từ năm 1868.

Trước khi thực hiện Duy tân Minh Trị, Nhật Bản đang trong tình hình khá khó khăn. Nền chính trị của nước này bị chia rẽ, đất nước lâm vào tình trạng hỗn loạn và mất độc lập, do sự can thiệp của các nước ngoại bang và ảnh hưởng của chế độ shogunate (chế độ quân chủ của các tướng quân) bị yếu đối mặt với sự nổi dậy và áp lực từ bên trong. Hơn nữa, Nhật Bản cảm nhận rõ sự mất cân bằng trong cuộc cạnh tranh với các nước phương Tây về khoa học, công nghệ và quân sự.

Trong ngữ cảnh chung của các nước châu Á và Việt Nam cùng thời kỳ, tình hình cũng không khác biệt nhiều. Nhiều nước châu Á cùng đối mặt với áp lực và xâm lược từ các nước phương Tây, dẫn đến việc thất bại trong việc duy trì độc lập và suy yếu về mặt kinh tế, xã hội và quân sự. Đặc biệt, Việt Nam cũng rơi vào tình trạng này, với việc bị các thực dân phương Tây chiếm đóng và áp bức.

Tuy nhiên, tại Nhật Bản, cuộc Duy tân Minh Trị đã mở ra một giai đoạn mới, đưa quốc gia này ra khỏi tình trạng suy yếu và trở lại với vị thế độc lập. Duy tân Minh Trị đã đánh bại chế độ shogunate, đình chỉ quyền lực của tướng quân và bắt đầu quá trình cải cách mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Nhật Bản mở cửa cửa tự do thương mại với thế giới ngoại, học hỏi và áp dụng công nghệ, tri thức từ phương Tây, và đổi mới cả hệ thống chính trị và xã hội. Điều này đã giúp Nhật Bản phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ, từng bước trở thành một nước công nghiệp và quân sự mạnh mẽ, tránh được việc bị xâm lược và thuộc địa hóa như nhiều nước khác.

So sánh với tình hình chung của các nước châu Á và Việt Nam, Duy tân Minh Trị của Nhật Bản trở thành một ví dụ điển hình về việc quyết định lựa chọn cải cách, học hỏi và thích ứng với thế giới mới để duy trì độc lập và phát triển. Trong khi đó, sự không thực hiện cải cách tại các nước khác đã góp phần khiến họ trở thành nạn nhân của sự thống trị và áp bức từ phương Tây, mất đi độc lập và phải chịu sự xâm lược, thuộc địa hóa.

Bài tập 3. Hãy trình bày những biểu hiện về sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Hướng dẫn trả lời:

Bước sang thế kỉ XX, nhờ tiền bồi thường sau cuộc Chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895), kinh tế Nhật Bản ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là về công nghiệp.

Việc đẩy mạnh công nghiệp hoá đã kéo theo sự tập trung trong sản xuất, thương nghiệp và ngân hàng. Nhiều công ty độc quyền xuất hiện như Mít-xơi, Mit-su-bi-si, Su-mi-tô-mô.... giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật.

Nhật Bản đã thi hành chính sách xâm lược và giành thắng lợi trong Chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905), Thuộc địa của đế quốc Nhật Bản mở rộng ra bán đảo Liêu Đông, phía nam đảo Xa kha tin, Đài Loan, cảng Lữ Thuận, Sơn Đông,...

Bài tập 4. Việt Nam có thể học tập bài học kinh nghiệm nào từ cuộc Duy tân Minh Trị để vận dụng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

Việc học tập bài học từ cuộc Duy tân Minh Trị của Nhật Bản có thể mang lại nhiều giá trị quý báu cho Việt Nam trong quá trình đổi mới và phát triển hiện nay. Dưới đây là một số điểm mà Việt Nam có thể học hỏi từ cuộc Duy tân Minh Trị:

  • Quyết tâm và Lãnh đạo quả quyết:

Cuộc Duy tân Minh Trị thể hiện quyết tâm và lãnh đạo quả quyết của lãnh đạo nhằm thúc đẩy sự cải cách và phát triển. Việc áp dụng tương tự trong việc đổi mới đất nước hiện nay đòi hỏi sự quyết tâm từ phía chính phủ và lãnh đạo cùng với việc thiết lập mục tiêu rõ ràng.

  • Mở cửa thế giới và học hỏi từ người khác:

Việc mở cửa thế giới để học hỏi từ người khác, nhất là trong lĩnh vực công nghệ, kinh tế và quản lý, đã giúp Nhật Bản tăng cường tiềm lực quốc gia. Việc này cũng áp dụng tốt trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, khi việc học hỏi và hợp tác với các nước phát triển có thể giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh.

  • Cải cách chính trị và xã hội:

Nhật Bản đã thực hiện cải cách chính trị và xã hội để tạo môi trường thích hợp cho sự phát triển. Việc loại bỏ các hạn chế quyền lực, đặt ra cơ chế mới, và thúc đẩy sự tham gia của các tầng lớp xã hội khác nhau có thể giúp Việt Nam loại bỏ cản trở và thúc đẩy sự tham gia của toàn bộ xã hội trong quá trình đổi mới.

  • Đổi mới kinh tế và công nghiệp hóa:

Nhật Bản đã thành công trong việc phát triển kinh tế và công nghiệp hóa thông qua việc áp dụng công nghệ và quản lý hiện đại. Việt Nam cũng có thể học hỏi cách tận dụng tối đa nguồn tài nguyên và đổi mới kinh tế để tạo ra sự phát triển bền vững.

  • Giáo dục và đào tạo:

Sự đầu tư vào giáo dục và đào tạo đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển của Nhật Bản. Việc cải thiện chất lượng giáo dục, tạo ra nhân lực có kiến thức và kỹ năng phù hợp với thị trường lao động đương đại là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển của Việt Nam.

  • Bảo tồn văn hóa và tư duy truyền thống:

Mặc dù Nhật Bản đã đón nhận nhiều yếu tố văn hóa từ nước ngoại, họ vẫn biết cách bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa và tư duy truyền thống của mình. Việt Nam cũng cần bảo tồn và phát triển những đặc trưng văn hóa riêng để không bị đánh mất bản sắc trong quá trình đổi mới.

 

Tóm lại, bài học từ cuộc Duy tân Minh Trị của Nhật Bản có thể cung cấp cho Việt Nam những hướng dẫn quý báu trong việc đối mặt với thách thức đổi mới và phát triển. Tuy tình hình và ngữ cảnh khác nhau, nhưng tinh thần quyết tâm, học hỏi, cải cách và tận dụng tốt nguồn tài nguyên vẫn là những nguyên tắc cơ bản mà Việt Nam có thể áp dụng để đạt được sự phát triển bền vững trong thời kỳ hiện nay.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập lịch sử 8 kết nối, Giải SBT lịch sử 8 KNTT bài 14, Giải sách bài tập Lịch sử 8 KNTT bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Xem thêm các môn học

Giải SBT lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức

CHƯƠNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

CHƯƠNG 5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII-XIX

PHẦN ĐỊA LÍ

CHƯƠNG 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com